Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ Phan Ngọc Hải - Bác sĩ Nhi - Sơ sinh - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng .
Trẻ 10 tháng được 7kg là dấu hiệu cảnh báo trẻ bị suy dinh dưỡng. Cha mẹ cần ngay lập tức đưa trẻ đi khám và có các biện pháp can thiệp hợp lý để bé phát triển tốt về trí tuệ và thể chất.
1. Tiêu chuẩn chiều cao, cân nặng trẻ 10 tháng tuổi
Nhiều phụ huynh đặt ra câu hỏi bé gái, bé trai 10 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg? Đối với trẻ 10 tháng tuổi, cân nặng tiêu chuẩn của bé trai là 8.3 - 10.2kg; của bé gái là 8.5 - 9.6kg. Chiều cao tiêu chuẩn của bé trai 10 tháng tuổi là 73.3 - 80.1cm; của bé gái là 71.5 - 78.9cm.
Chỉ số này chỉ áp dụng đối với những em bé được sinh đủ tháng, sơ sinh có cân nặng trung bình ở mức 2,9 - 3,8kg và chiều dài trung bình là 50cm. Về cân nặng, mức tăng trung bình của trẻ 0 - 6 tháng tuổi là 125 - 600g/tuần; với trẻ 7 - 12 tháng tuổi là 500g/tháng. Về chiều cao, mức tăng trung bình của trẻ 0 - 6 tháng tuổi là 2,5cm/tháng; với trẻ từ 7 - 12 tháng tuổi là 1,5cm/tháng.
Hàng tháng, cha mẹ nên đi đo cân nặng và chiều cao của trẻ 1 lần để nắm được tình hình phát triển của bé. Khi cân, nên trừ đi quần áo và tã bỉm của trẻ khoảng 200 - 400g và cân sau khi bé vừa tiểu tiện/đại tiện xong. Khi đo chiều cao, nên thực hiện đo vào buổi sáng. Bé trai thường có trọng lượng và chiều cao nhỉnh hơn so với bé gái.
2. Trẻ 10 tháng được 7kg - dấu hiệu suy dinh dưỡng
Bé 10 tháng nặng 7.5kg hoặc quanh mức 7kg cảnh báo tình trạng suy dinh dưỡng (dù là bé trai hay bé gái). Vì theo tiêu chuẩn thì bé 10 tháng tuổi cần có cân nặng từ 8.3kg trở lên (đối với bé trai) và 8.5kg trở lên (đối với bé gái).
Suy dinh dưỡng là tình trạng cơ thể thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết, gây ảnh hưởng tới sự tăng trưởng bình thường. Trẻ thường bị suy dinh dưỡng trong khoảng thời gian 6 - 24 tháng tuổi. Đây là giai đoạn trẻ có nhu cầu dinh dưỡng cao, đang tập thích nghi với môi trường và rất nhạy cảm với bệnh tật.
Có nhiều nguyên nhân gây suy dinh dưỡng ở trẻ em như: Không được bú sữa mẹ đầy đủ, ăn dặm sớm (trước 4 tháng tuổi); thức ăn không hợp khẩu vị hoặc trẻ không được ăn nhiều loại thực phẩm; trẻ mắc các bệnh lý nhiễm trùng (viêm phổi, tiêu chảy, giun sán,...) phải sử dụng thuốc, gây kém hấp thu và chán ăn; trẻ mắc các vấn đề tâm lý do gia đình ép ăn,...
Trẻ bị suy dinh dưỡng dễ mắc các bệnh nhiễm trùng về đường ruột và đường hô hấp. Đồng thời, trẻ cũng có nguy cơ phát triển chậm về thể chất và trí não. Suy dinh dưỡng khiến các cơ quan giảm phát triển, đặc biệt là hệ cơ xương, gây ảnh hưởng trực tiếp tới tầm vóc của trẻ. Theo đó, trẻ cũng chậm phát triển trí não, giảm học hỏi, tiếp thu, giao tiếp xã hội kém,...
3. Điều trị suy dinh dưỡng ở trẻ 10 tháng tuổi
Trẻ 10 tháng được 7kg là dấu hiệu suy dinh dưỡng. Tùy thuộc nguyên nhân gây bệnh và mức độ nghiêm trọng của bệnh mà bác sĩ có thể đề nghị phụ huynh cho trẻ điều trị tại nhà hoặc bệnh viện. Thông thường, bác sĩ dinh dưỡng thường khuyên cha mẹ nên điều chỉnh chế độ ăn uống để điều trị tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ. Theo đó, chế độ ăn uống của trẻ có thể cần gia tăng hàm lượng dinh dưỡng của thực phẩm hoặc dùng thêm các loại thuốc bổ sung dinh dưỡng đúng theo hướng dẫn của bác sĩ.
4. Biện pháp ngăn ngừa nguy cơ suy dinh dưỡng ở trẻ em
Để ngăn ngừa nguy cơ suy dinh dưỡng ở trẻ, cha mẹ cần chú ý:
- Cho trẻ bú mẹ ngay sau khi sinh, kéo dài từ 18 - 24 tháng. Nếu mẹ không đủ sữa thì cần tìm nguồn sữa thay thế phù hợp cho trẻ;
- Có chế độ dinh dưỡng phù hợp để trẻ tăng cân khỏe mạnh. Nên cho trẻ ăn dặm khi đủ 6 tháng tuổi, ăn đầy đủ các nhóm thực phẩm chính là tinh bột, đường, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Đồng thời, nên chọn thực phẩm tươi, hạn chế thực phẩm chế biến sẵn, nấu thức ăn chín kỹ cho trẻ để phòng tránh các bệnh đường ruột;
- Theo dõi biểu đồ tăng trưởng hàng tháng của trẻ để phát hiện sớm và ngăn chặn nguy cơ suy dinh dưỡng ở trẻ;
- Không lạm dụng kháng sinh trong quá trình điều trị bệnh cho trẻ. Chỉ sử dụng kháng sinh đủ liều với thời gian được bác sĩ khuyến cáo. Trong thời gian trị bệnh, cha mẹ cần chú ý tới vấn đề chăm sóc dinh dưỡng đúng cách cho trẻ;
- Tiêm chủng vắc xin và thực hiện tẩy giun định kỳ cho trẻ.
Trẻ 10 tháng được 7kg là dấu hiệu cảnh báo suy dinh dưỡng. Cha mẹ nên sớm đưa trẻ đi khám tại các trung tâm dinh dưỡng để được các bác sĩ thăm khám, tìm hiểu cụ thể nguyên nhân gây ra tình trạng này và có hướng điều trị phù hợp nhất. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng cần chú ý bổ sung các vi chất cần thiết: Selen, Crom, Vitamin B1 và B6, Gừng, chiết xuất quả sơ ri (vitamin C),... Đặc biệt là loại kẽm sinh học để cải thiện vị giác, giúp trẻ ăn ngon, đạt chiều cao và cân nặng đúng chuẩn và vượt chuẩn, hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt và ít gặp các vấn đề tiêu hóa.
Thực Phẩm bảo vệ sức khỏe LAMINKID I:
Sản phẩm có công dụng bổ sung vi khoáng và vitamin cho cơ thể. Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu thức ăn, giúp trẻ ăn ngon. Hỗ trợ nâng cao đề kháng cho trẻ, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do sức đề kháng kém như viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.
Đối tượng sử dụng:
- Trẻ biếng ăn, kém hấp thu thức ăn, trẻ gầy yếu, suy dinh dưỡng, chậm phát triển.
- Trẻ có sức đề kháng kém, đang ốm hoặc vừa ốm dậy, trẻ hay mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.
Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm:
- Công ty Cổ phần dược phẩm Elepharma
- Số 9, phố Trương Công Giai, tổ 17, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
- (ĐT) 1800 6091; (E) info.elepharma@gmail.com
Xem thêm thông tin về sản phẩm tại: https://i.vinmec.com/laminkid
Đăng ký tư vấn dinh dưỡng cho bé tại: https://i.vinmec.com/dangkytuvandinhduong