Không chỉ phụ nữ sau sinh mà tuổi học đường cũng là đối tượng dễ mắc phải rối loạn trầm cảm, đây lứa tuổi đang phát triển tâm sinh lý nên rất nhạy cảm với những tác động xung quanh, dễ bị ảnh hưởng bởi những suy nghĩ, áp lực, lối sống tiêu cực dẫn đến tâm lý bi quan, chán nản, thậm chí là ý nghĩ tự sát. Trầm cảm tuổi học đường là vấn đề cần được quan tâm hiện nay.
Có nhiều bậc phụ huynh khi được hỏi vẫn không biết bệnh trầm cảm là gì nên không thể kịp thời phát hiện và xử trí khi những rối loạn trầm cảm xảy đến với con em của mình. Trầm cảm là bệnh lý của bộ não, thể hiện sự thay đổi chất dẫn truyền thần kinh trong não, hoặc những tổn thương.
Trầm cảm tuổi học đường là một tình trạng rối loạn tâm lý tuổi dậy thì có thể gây ảnh hưởng đến suy nghĩ, cảm xúc và cách hành xử của trẻ. Thậm chí, trầm cảm ở tuổi học sinh còn gây ra những vấn đề thể chất và khả năng nhận thức ở trường. Người bị rối loạn trầm cảm sẽ mất hứng thú với những hoạt động bình thường mình thích, buồn bã, tuyệt vọng trong thời gian dài, ngay cả khi không có một lý do cụ thể nào. Nặng nề nhất, trẻ bị rối loạn trầm cảm có thể có ý định tự sát.
Trẻ bị rối loạn trầm cảm ở lứa tuổi học sinh do nhiều nguyên nhân như:
- Di gen di truyền: Những người có người thân bị trầm cảm thường có nguy cơ mắc trầm cảm tuổi học đường cao hơn so với những người bình thường
- Ký ức đau buồn trong quá khứ: Những sự việc đau thương trong quá khứ như bị lạm dụng thể xác và tinh thần, hay biến cố lớn như người thân qua đời,... gây thay đổi trong não bộ, khiến các em ở lứa tuổi học đường dễ bị trầm cảm tuổi học đường.
- Áp lực trong cuộc sống: Những thay đổi, áp lực trong cuộc sống gia đình, xã hội... gây cho các em cảm giác căng thẳng, stress, mệt mỏi, áp lực lớn và kéo dài sẽ dẫn đến tình trạng trầm cảm tuổi học đường.
- Nguyên nhân sinh học: Các chất dẫn truyền thần kinh đảm nhiệm chức năng dẫn truyền tín hiệu tới những thành phần khác của não bộ và cơ thể. Khi các chất dẫn truyền này bị biến đổi hoặc hư hại thì chức năng cảm thụ của hệ thần kinh cũng bị thay đổi dẫn đến bệnh trầm cảm tuổi học đường.
- Hormone mất cân bằng: Tâm sinh lý ở độ tuổi dậy thì đang thay đổi. Việc chưa có khả năng nhận thức toàn diện các vấn đề khiến trẻ dễ bị ảnh hưởng bởi lối suy nghĩ tiêu cực, từ đó làm thay đổi cảm xúc, hành vi, có thể gây nên những hành động sai lệch, không đúng đắn.
Mặc dù không phải nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh trầm cảm tuổi học đường, nhưng những căng thẳng trong học tập có thể thúc đẩy bệnh "nền" có sẵn trong trẻ, dẫn tới sự khởi phát của bệnh. Cha mẹ cần tìm hiểu các dấu hiệu rối loạn trầm cảm ở trẻ để có cái nhìn chủ quan hơn về căn bệnh này, nhờ đó sẽ phòng ngừa hiệu quả hơn.