Tổng quan về hệ tiêu hóa và chẩn đoán rối loạn tiêu hoá chức năng

Bài viết được viết bởi ThS.BS Mai Viễn Phương - Bác sĩ nội soi tiêu hoá - Khoa khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.

Rối loạn tiêu hóa là một biểu hiện bất thường ở hệ tiêu hóa, có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Bệnh hoàn toàn không nguy hại đến tính mạng. Tuy nhiên, khi bị rối loạn tiêu hoá, người bệnh phải đối mặt với những bất tiện trong sinh hoạt như đầy hơi, khó tiêu, đau bụng hay táo bón...

1. Cấu tạo của hệ tiêu hóa

Cấu tạo của hệ tiêu hoá gồm ống tiêu hóa và tuyến tiêu hóa.

  • Ống tiêu hóa là đường ống để thức ăn đi qua bắt đầu từ miệng, cổ họng, thực quản, dạ dày, ruột non, đại tràng và hậu môn là phần cuối cùng của đường tiêu hóa.
  • Tuyến tiêu hóa có hai tuyến lớn và nhỏ: Tuyến tiêu hóa lớn gồm tuyến nước bọt, gan và tụy; tuyến tiêu hóa nhỏ nằm bên trong thành ống tiêu hóa lớn như tuyến dạ dày, tuyến ruột và tuyến ruột non.

Hệ tiêu hóa có thể nói là một trong những bộ phận quan trọng bậc nhất của cơ thể. Có chức năng tiếp nhận, tiêu hóa thức ăn để tách lấy năng lượng và chất dinh dưỡng nuôi cơ thể, đồng thời đẩy chất thải ra ngoài.

2. Rối loạn tiêu hoá chức năng là gì?

Rối loạn tiêu hoá (Dyspepsia) là một từ để chỉ một tập hợp các triệu chứng thuộc về hệ tiêu hoá mà bệnh nhân thường mô tả như là “ăn không tiêu (indigestion), đầy hơi, đầy bụng, bụng khó chịu hoặc đau lâm râm, có cảm giác nóng ở thượng vị".

Triệu chứng có thể tạm thời trong ít ngày rồi hết, nhưng nếu triệu chứng hay tái phát, kéo dài sẽ trở thành một tình trạng mạn tính và không tìm được một tổn thương thực thể nào để giải thích thì đó gọi là rối loạn tiêu hoá chức năng.


Rối loạn tiêu hoá chức năng gây cho người bệnh cảm giác đau lâm râm vùng thượng vị
Rối loạn tiêu hoá chức năng gây cho người bệnh cảm giác đau lâm râm vùng thượng vị

3. Các triệu chứng của rối loạn tiêu hoá chức năng

Người bệnh có thể có xuất hiện những triệu chứng điển hình như:

  • Đau thượng vị: Thượng vị là vùng giữa rốn và mỏm xương ức. Người bệnh có cảm giác đau khách quan, có người cảm thấy như có tổn thương gì bên trong.
  • Đôi khi thấy nóng rát.
  • Đầy bụng sau bữa ăn: Cảm giác khó chịu dường như thức ăn không tiêu, còn đọng lại trong dạ dày, ăn chóng no: Cảm giác sớm no sau khi mới bắt đầu ăn, ăn ít hơn mọi bữa.
  • Căng bụng trên: Cảm giác khó chịu như thượng vị căng chật, ăn vào thấy khó chịu thêm ở bụng trên, cần phân biệt với bụng giãn căng nhìn thấy.
  • Nóng ở thượng vị: Cảm giác nóng ở vùng bụng trên, khó chịu.
  • Buồn nôn: Cảm giác rất khó chịu, buồn nôn nhưng không nôn
  • Nôn: Nôn ra thức ăn, co các cơ bụng ngực
  • Ợ hơi: Ợ hơi từ dạ dày hoặc thực quản

4. Chẩn đoán rối loạn hoá chức năng

4.1 Khám lâm sàng

Có thể thấy bụng chướng hơi, tìm những tổn thương thực thể.

4.2 Xét nghiệm

Tìm ký sinh trùng trong phân, máu ẩn trong phân, sinh hóa máu.

4.3 Nội soi dạ dày-tá tràng

Nội soi dạ dày-tá tràng cho mọi lứa tuổi ngay từ đầu, nhất là cho người từ 45-55 tuổi, người có triệu chứng báo động. Cần làm test xác định vi khuẩn Helicobacter pylori. Nếu thấy có một bệnh thực thể thì cần xử trí ngay như: Loét dạ dày tá tràng, viêm dạ dày mạn HP(+), Viêm trợt thực quản, ung thư dạ dày mạn HP dương, viêm trợt thực quản, ung thư dạ dày...Khi cần thiết có thể làm nội soi can thiệp.

4.4 Siêu âm

Siêu âm khi có nghi ngờ về đường mật tụy qua các xét nghiệm sinh hoá.
Siêu âm bụng hặc CT-scan bụng: để loại trừ bệnh lý đường mật và tụy.


Siêu âm giúp bác sĩ chẩn đoán rối loạn hoá chức năng
Siêu âm giúp bác sĩ chẩn đoán rối loạn hoá chức năng

5. Điều trị rối loạn tiêu hoá

  • Thức ăn và nước uống là tác nhân dễ gây ra chứng rối loạn tiêu hóa nhất. Vì thế, việc cân bằng dinh dưỡng và lựa chọn những thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa là rất cần thiết. Bạn nên thực hiện ăn chín uống sôi, không ăn đồ quá cay nóng, quá chua, quá nhiều đạm hoặc mỡ. Đối với bệnh nhân tiêu chảy mạn tính không nên ăn nhiều thức ăn giàu xơ. Người bệnh nên được bổ sung men tiêu hóa và các loại thức uống có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa.
  • Sử dụng thuốc: Sử dụng kháng sinh đúng liều để điều trị các bệnh viêm nhiễm đường tiêu hóa. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc phải được sự đồng ý của bác sĩ.
  • Điều trị tại bệnh viện: các trường hợp rối loạn tiêu hóa nặng như: sốt cao, mất máu do đi ngoài ra máu, tiêu chảy mất nước,... cần được đưa đến bệnh viện càng sớm càng tốt.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là địa chỉ uy tín được nhiều bệnh nhân tin cậy trong thực hiện kỹ thuật chẩn đoán các bệnh lý tiêu hoá, điều trị H.Pylori với tỉ lệ thành công cao...Cùng với đó, tại Bệnh viện Vinmec, sàng lọc ung thư dạ dày được thực hiện thông qua nội soi dạ dày với máy nội soi Olympus CV 190, với chức năng NBI (Narrow Banding Imaging - nội soi với dải tần ánh sáng hẹp) cho kết quả hình ảnh phân tích bệnh lý niêm mạc rõ nét hơn so với nội soi thông thường, phát hiện các bệnh lý tiêu hoá, tổn thương viêm teo dạ dày, viêm chuyển sản ruột, loạn sản dạ dày mức độ thấp, mức độ cao, các tổn thương ung thư dạ dày giai đoạn sớm.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec với cơ sở vật chất và trang thiết bị hiện đại cùng đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, luôn tận tâm tận lực trong khám chữa bệnh, khách hàng có thể yên tâm với dịch vụ nội soi dạ dày, thực quản tại Vinmec.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

XEM THÊM

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe