Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ chuyên khoa I Lê Thị Phương - Bác sĩ Sản phụ khoa - Khoa Sản phụ khoa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long.
Tổn thương hoại tử tuyến yên trong hội chứng Sheehan là một bệnh lý nội tiết hiếm gặp nhưng lại đe dọa đến tính mạng người bệnh. Việc nhận biết sớm dấu hiệu bệnh sẽ góp phần phát hiện và tránh được các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.
1. Tổn thương hoại tử tuyến yên trong hội chứng Sheehan là gì?
Hội chứng Sheehan hay còn gọi là suy tuyến yên sau sinh, bởi đây là các triệu chứng xuất hiện sau khi sinh ở người phụ nữ. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra hội chứng này nhưng chủ yếu là do mất máu cấp ở phụ nữ khi sinh với số lượng lớn dẫn tới máu cung cấp lên não bị suy giảm, tổn thương tuyến yên, khiến cho tuyến yên suy giảm hoặc hoại tử tuyến yên, kết quả là hàng loạt các tuyến nội tiết khác như tuyến giáp, tuyến thượng thận, tuyến nội tiết – sinh dục bị suy giảm chức năng và các triệu chứng xảy ra.
Nguyên nhân các sản phụ mất máu thường do đờ tử cung, chấn thương đường sinh dục, rối loạn đông máu, vỡ tử cung, mang thai nhiều lần, đa thai và đa ối, ngôi ngược, cuộc chuyển dạ kéo dài, nhau tiền đạo, nhau cài răng lược,...
2. Dấu hiệu nhận biết hội chứng Sheehan
Các dấu hiệu và triệu chứng của tổn thương, hoại tử tuyến yên trong hội chứng Sheehan xuất hiện chậm nên nó sẽ tổng hợp hàng loạt các triệu chứng của suy tuyến giáp, thượng thận và sinh dục. Cụ thể như sau:
- Triệu chứng suy giáp: Người bệnh chậm chạp, tăng cân, sợ lạnh...
- Triệu chứng suy tuyến thượng thận: Có triệu chứng mệt mỏi nhiều, huyết áp thấp, cân nặng sụt.
- Triệu chứng suy tuyến sinh dục: Người bệnh rụng lông nách, lông mu, không thấy kinh nguyệt xuất hiện trở lại sau sinh hoặc kinh nguyệt không đều...
- Các triệu chứng khác như trầm cảm, rối loạn tâm thần, thiếu máu nặng
Phần lớn những dấu hiệu trên là không đặc hiệu, dễ nhầm với bệnh khác, do đó người bệnh thường bị chẩn đoán muộn và sai bệnh. Vì vậy, nhiều người nhập viện trong tình trạng cấp cứu, trụy mạch, sốc, viêm não, suy gan và tủy xương...
3. Chẩn đoán tổn thương hoại tử tuyến yên trong hội chứng Sheehan
Chẩn đoán hội chứng Sheehan có thể khó, đặc biệt trong trường hợp người bệnh đến viện muộn, triệu chứng không đặc hiệu. Vì vậy, các phương pháp được dùng để chẩn đoán hội chứng Sheehan là:
- Hỏi về tiền sử sinh đẻ, nuôi con và tình trạng kinh nguyệt sau sinh.
- Khám và nhận thấy các triệu chứng của suy giáp, suy thượng thận và suy sinh dục như đầu vú nhạt, lông nách và lông mu rụng...
- Xét nghiệm máu để đo các hormon tuyến yên, hormon tuyến thượng thận cũng như hormon tuyến sinh dục bởi những hoocmon này thường giảm. Ngoài ra, xét nghiệm này để xem tình trạng người bệnh có bị thiếu máu, rối loạn nước và điện giải.
- Chụp cộng hưởng từ tuyến yên: Nhằm kiểm tra kích thước tuyến yên và loại trừ các nguyên nhân gây suy tuyến yên cũng như hoại tử tuyến yên.
4. Điều trị tổn thương hoại tử tuyến yên trong hội chứng Sheehan
Các phương pháp điều trị hội chứng Sheehan là bù các hormon của tuyến yên, tuyến giáp, tuyến thượng thận... cho người bệnh. Thuốc được sử dụng để điều trị là corticosteroids, levothyroxine, estrogen, hormone tăng trưởng... để giúp người bệnh cải thiện triệu chứng.
Việc tổn thương hoại tử tuyến yên trong hội chứng Sheehan thường không hồi phục. Vì vậy, phụ nữ mang thai cần kiểm tra sức khỏe và khám thai định kỳ, chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý nhằm tránh biến chứng mất máu cấp, tụt huyết áp nặng. Đặc biệt, sau 9 tháng 10 ngày mang nặng, thai phụ bước vào cuộc đẻ và phải đối mặt với mức độ đau đẻ được so sánh với gãy 20 cái xương sườn cùng lúc. Để cuộc đẻ diễn ra suôn sẻ, an toàn, thai phụ cần hiểu rõ:
- Quy trình cuộc chuyển dạ diễn ra như thế nào, thường kéo dài trong bao lâu để có hướng sinh thường hay sinh mổ, bảo vệ sức khỏe tốt nhất cho thai nhi.
- Các phương pháp giảm đau trong khi sinh, hạn chế đau đớn và giải tỏa áp lực tâm lý khi chuyển dạ.
- Cách rặn và thở khi sinh thường đúng cách để cuộc chuyển dạ diễn ra nhanh chóng, thai phụ không mất sức khi sinh.
- Cách kiểm soát các cơn co tử cung sau sinh trong thời gian ngắn nhất.
- Cách chăm sóc vết khâu tầng sinh môn không gây nhiễm trùng và biến chứng nguy hiểm.
- Tái khám sau sinh sớm để phát hiện những bất thường nguy hiểm như sót nhau, sót gạc.
- Chăm sóc trẻ sơ sinh đến khi đầy tháng khỏe mạnh.
=> Lời khuyên từ Bác sĩ chuyên khoa I Lê Thị Phương - Bác sĩ Sản phụ khoa - Khoa Sản phụ khoa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long: Chẩn đoán Hội chứng Sheehan khó đặc biệt bệnh nhân đến muộn, vì vậy bạn nên đi khám sớm để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Để xóa tan nỗi lo đau đớn khi sinh nở, Vinmec cung cấp chương trình Thai sản trọn gói với dịch vụ “đẻ không đau” trọn vẹn trong khi sinh và sau khi sinh bằng kỹ thuật gây tê màng cứng không morphin và gây tê thần kinh thẹn. Trong suốt quá trình sinh, sản phụ sẽ được các bác sỹ, hộ sinh hướng dẫn cách rặn đẻ và thở đúng cách, bé sẽ chào đời chỉ trong 10 - 15 phút. Sau khi sinh, bé sẽ được chăm sóc trong phòng vô trùng trước khi được đưa trở về với mẹ.
Sản phụ sẽ được nghỉ ngơi tại phòng bệnh cao cấp, được thiết kế theo tiêu chuẩn khách sạn quốc tế, 1 mẹ 1 phòng với đầy đủ trang thiết bị tiện nghi, hiện đại. Mẹ sẽ được các chuyên gia dinh dưỡng tư vấn phương pháp nuôi dưỡng bé trước khi xuất viện. Tái khám sau sinh với cả mẹ và bé với các bác sĩ Sản khoa và Nhi khoa hàng đầu.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.