Tìm hiểu về tình trạng rung tâm thất

Các bệnh lý tim mạch đang ngày càng phổ biến và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu, trong đó có bệnh rung tâm thất. Nhiều người hay nhầm lẫn giữa rung thất và rung nhĩ, đây đều là rối loạn nhịp tim nhưng xảy ra ở những vị trí khác nhau. So với rung nhĩ, rung thất nguy hiểm hơn, bệnh có thể khiến bệnh nhân mất dần ý thức và dẫn đến tử vong trong thời gian ngắn. Tìm hiểu rõ rung thất là gì, nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị rung thất sẽ giúp chúng ta có cái nhìn đúng đắn hơn về căn bệnh này và có thể phòng ngừa bệnh một cách hiệu quả.

1. Rung thất là gì?

Rung thất là tình trạng nhịp tim không đều (loạn nhịp tim), rung thất còn được gọi là rung tâm thất, VFib, V-fib hoặc VF. Khi xảy ra rung thất, các ngăn dưới của tim sẽ co bóp nhanh và phối hợp không đồng bộ với nhau. Kết quả của tình trạng này là tim không bơm máu đến các phần còn lại của cơ thể. Do đó, đây chính là một trường hợp khẩn cấp, bệnh nhân cần được cấp cứu ngay lập tức. Đây cũng chính là nguyên nhân thường gặp nhất gây ra tử vong đột ngột do tim.


Rung thất là gì? Rung thất là một tình trạng nhịp tim không đều, có khả năng gây tử vong đột ngột
Rung thất là gì? Rung thất là một tình trạng nhịp tim không đều, có khả năng gây tử vong đột ngột

Điều trị khẩn cấp tình trạng tim này sẽ bao gồm các kỹ thuật hồi sức tim phổi (CPR) và sốc tim bằng thiết bị khử rung tim ngoài tự động (AED). Các loại thuốc điều trị, thiết bị cấy ghép hoặc phẫu thuật tim có thể được khuyến nghị cho bệnh nhân để ngăn ngừa các cơn rung thất xảy ra.

2. Nguyên nhân bệnh rung thất

2.1 Cơ chế diễn ra tình trạng rung thất

Rung thất là một vấn đề mang tính chất điện của tim gây ra sự gián đoạn cung cấp máu cho cơ tim. Đôi khi, nguyên nhân của tình trạng rung thất không rõ.

Để hiểu thêm về cách thức của tình trạng rung thất xảy ra, chúng ta cần biết trái tim điển hình có 4 ngăn, 2 ngăn trên (tâm nhĩ) và 2 ngăn dưới (tâm thất).

Trong buồng trên bên phải của tim (còn được gọi là tâm nhĩ phải) là một nhóm các tế bào có tên gọi là nút xoang, đây là máy điều hòa nhịp tim tự nhiên giúp tạo ra các tín hiệu bắt đầu mỗi nhịp tim. Những tín hiệu điện này sau khi được nút xoang tạo ra sẽ di chuyển qua tâm nhĩ, khiến cơ tim co bóp và bơm máu vào tâm thất.

Tiếp theo đó các tín hiệu được truyền đến một cụm tế bào được gọi là nút AV, lúc này các tín hiệu điện cơ bản chậm lại cho phép tâm thất được bơm đầy máu. Khi các tín hiệu xuống đến tâm thất, các ngăn dưới của tim sẽ co lại và tống máu đến phổi hoặc tống máu đến các cơ quan còn lại của cơ thể.

Một trái tim điển hình sẽ có quá trình phát tín hiệu diễn ra suôn sẻ, nhịp tim khi nghỉ ngơi điển hình sẽ dao động từ 60 - 100 nhịp/phút. Tuy nhiên khi tình trạng rung thất xảy ra, các tín hiệu điện sẽ trở nên rất nhanh và không đều khiến các ngăn dưới của tim luôn bị rung lên một cách vô ích thay vì được bơm đầy máu như bình thường.

2.2 Nguyên nhân gây bệnh

Có một số trường hợp không thể xác định chính xác nguyên nhân gây rung thất. Tuy nhiên, phần lớn trường hợp rung thất thường xuất phát từ nhịp tim nhanh thất. Tình trạng này thường xảy ra nhiều nhất khi bệnh nhân đang trải qua đau tim hoặc ngay sau cơn đau tim. Nguyên nhân có thể liên quan đến việc tín hiệu điện trong tim trở nên không ổn định khi không có đủ lưu lượng máu.

Các yếu tố có thể tạo ra nguy cơ tăng cường cho sự xuất hiện của rung thất bao gồm:

  • Trước đây đã từng có một giai đoạn trước đó của rung thất.
  • Người từng trải qua cơn đau tim trước đó.
  • Người có vấn đề về tim bẩm sinh (khuyết tật tim).
  • Bệnh cơ tim.
  • Chấn thương hoặc tổn thương đối với cơ tim, như bị sét đánh.
  • Lạm dụng ma túy, đặc biệt là cocaine hoặc methamphetamine.
  • Mất cân bằng nghiêm trọng về Potassium hoặc Magnesium.

Người từng trải qua cơn đau tim có nguy cơ mắc bệnh rung thất
Người từng trải qua cơn đau tim có nguy cơ mắc bệnh rung thất

3. Triệu chứng bệnh rung thất

Một số triệu chứng chung mà bệnh nhân thường trải qua, chính là sự suy sụp đột ngột và mất ý thức. Trước khi trạng thái rung thất xảy ra, bệnh nhân có thể trải qua các dấu hiệu như:


Khó thở là một trong những triệu chứng của rung thất
Khó thở là một trong những triệu chứng của rung thất

Bệnh nhân cần phải chú ý vì các triệu chứng của bệnh rung thất thường tiến triển nhanh chóng. Bệnh nhân có thể mất ý thức hoặc ngất. Tình trạng này diễn ra nhanh chóng, và có nguy cơ gây ra các biến chứng nguy hiểm, thậm chí có thể dẫn đến tử vong. Vì vậy, việc đưa bệnh nhân đến cấp cứu ngay lập tức, kịp thời khi nhận thấy các dấu hiệu ban đầu là vô cùng quan trọng.

4. Rung thất có nguy hiểm không?

Nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng rung thất có thể gây tử vong cho bệnh nhân chỉ trong vài phút. Hiện tượng nhịp tim nhanh và bất thường làm cho trái tim đột ngột ngừng bơm máu cho cơ thể, dẫn đến giảm áp lực máu một cách đột ngột và mức giảm này rất đáng kể. Khi cơ thể thiếu máu nuôi dưỡng trong một khoảng thời gian dài, nguy cơ tổn thương não và các cơ quan quan trọng khác càng tăng lên.

Khi trường hợp ngưng tim đột ngột xảy ra do tâm thất, chỉ mất vài giây trước khi người đó mất ý thức.

● Rung thất là tình trạng rất nguy hiểm vì nó có thể gây ra các biến chứng như:

● Thiếu oxy dẫn đến tổn thương não.

● Tổn thương cơ tim.

● Chấn thương khi thực hiện hồi sức tim phổi (CPR), như nguy cơ gãy xương sườn hoặc chấn thương các cơ quan quan trọng trong lồng ngực.

● Bỏng da do thiết bị khử rung tim.

● Nếu không nhận được sự hỗ trợ y tế hoặc hồi cứu kịp thời, có thể dẫn đến tử vong.

5. Khi nào bệnh nhân cần gặp bác sĩ?

Bệnh nhân cần chú ý đến việc thăm khám với bác sĩ tim mạch nếu họ trải qua nhịp tim nhanh hoặc không thường, rất có khả năng đó chính là triệu chứng của rung thất. Nếu bạn nhìn ai đó gặp ngã quỵ, hãy tìm kiếm sự hỗ trợ y tế khẩn cấp ngay lập tức bằng cách tuân theo các bước sau:

● Gọi số cấp cứu khẩn cấp.

● Nếu người bệnh bất tỉnh, hãy kiểm tra mạch đập của họ.

● Nếu không cảm nhận được mạch, hãy bắt đầu thực hiện sơ cứu để đảm bảo máu được lưu thông khắp cơ thể cho đến khi đội ngũ cấp cứu có máy khử rung tim tự động bên ngoài (AED) có mặt. Thực hiện hồi sức tim phổi bằng cách đẩy nhanh và mạnh vào ngực của người bệnh với tần số khoảng 100-120 lần một phút. Trong quá trình thực hiện, không cần kiểm tra đường thở của người bệnh hoặc thổi vào miệng họ; tiếp tục thực hiện cho đến khi đội ngũ cấp cứu đến và cung cấp trợ giúp y tế khẩn cấp.


Gọi cấp cứu ngay khi phát hiện có người ngã quỵ vì rung thất
Gọi cấp cứu ngay khi phát hiện có người ngã quỵ vì rung thất

6. Phương pháp chẩn đoán

Rung thất xuất hiện đột ngột và tiến triển rất nhanh, thường được chẩn đoán trong tình huống khẩn cấp. Khi xảy ra, việc ưu tiên là xác định ngay tình trạng ngưng hô hấp tuần hoàn để có thể cấp cứu cho bệnh nhân một cách nhanh chóng. Bác sĩ sử dụng các phương pháp chẩn đoán sau để xác định có sự xuất hiện của rung thất:

● Kiểm tra mạch: Một dấu hiệu quan trọng của rung thất là sự mất mạch hoàn toàn, không cảm nhận được nhịp đập.

● Theo dõi điện tâm đồ: Thiết bị này ghi lại hoạt động điện học của tim và cung cấp hình ảnh về rung thất. Bác sĩ sử dụng điện tâm đồ để xác định tình trạng và thực hiện sốc điện cấp cứu.

● Sau khi tiến hành các biện pháp cấp cứu ban đầu, bác sĩ sẽ chỉ định các kiểm tra cận lâm sàng để xác định nguyên nhân gây ra rung thất, bao gồm việc sử dụng điện tâm đồ, siêu âm tim, xét nghiệm máu, đặt ống thông tim, chụp X-quang ngực, và nhiều phương pháp khác nhằm làm rõ tình hình cho bệnh nhân.

7. Điều trị rung thất

Rung thất cần được can thiệp và điều trị nhanh chóng do bệnh này thường sẽ diễn ra rất nhanh và đột ngột. Quá trình cấp cứu cho người bệnh rung thất thường bao gồm các bước sau:

● Bước 1: Hồi sức tim phổi nhằm duy trì lưu thông máu trong cơ thể.

● Bước 2: Khử rung tim để điều chỉnh lại nhịp tim không đều.

● Bước 3: Chỉ định thuốc để ổn định nhịp tim của bệnh nhân.

Có một số loại máy khử rung tim được sử dụng cho bệnh nhân mắc rung thất:

● Máy khử rung tim ngoài tự động (AED): Đây là thiết bị nhỏ gọn và dễ sử dụng. Nó hoạt động bằng cách gây sốc điện để điều chỉnh lại nhịp tim của người bệnh.

● Máy khử rung tim cấy ghép (ICD): Bác sĩ sẽ cấy ghép thiết bị này vào cơ thể của bệnh nhân. Khi phát hiện rối loạn nhịp tim, ICD tạo ra các cú sốc điện năng lượng cao hoặc thấp để điều chỉnh lại nhịp tim, giúp giảm nguy cơ đột tử do rối loạn nhịp tim.

● Máy khử rung tim đeo được (WCD): Hoạt động tương tự như ICD, nhưng máy này được đeo ở bên ngoài cơ thể thay vì cấy ghép vào bên trong. Nó bao gồm một chiếc áo đặc biệt và một máy khử rung có pin. Máy này được lập trình sẵn và cung cấp liệu pháp tự động để phát hiện rối loạn nhịp tim.

8. Phòng ngừa rung thất

Không thể ngăn hoàn toàn tình trạng rung thất xảy ra, nhưng vẫn có một số cách để hạn chế nguy cơ rung thất:

● Tuân theo chỉ định của bác sĩ và sử dụng thuốc điều trị rối loạn nhịp tim theo đúng liều lượng và thời gian quy định.

● Chuẩn bị sẵn thiết bị điều chỉnh nhịp tim để sẵn sàng kiểm soát các tình huống bất thường trong tim.

● Trong những trường hợp cần thiết, thảo luận với bác sĩ về phẫu thuật để kiểm soát rối loạn nhịp tim và giảm nguy cơ rung thất.


Tuân theo chỉ định của bác sĩ là cách phòng ngừa bệnh rung thất tốt nhất
Tuân theo chỉ định của bác sĩ là cách phòng ngừa bệnh rung thất tốt nhất

Tóm lại, rung thất thường là nguyên nhân hàng đầu gây đột tử do tim, và nguy cơ các biến chứng kéo dài phụ thuộc rất lớn vào tốc độ và tính hiệu quả của quá trình điều trị.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe