Chứng bệnh suy nhược tâm thần là tình trạng người bệnh căng thẳng tạm thời trong một thời gian ngắn. Điều này khiến người bệnh gặp khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này là do người bệnh bị quá tải về thể chất và tinh thần.
1. Bệnh suy nhược tâm thần là gì?
Suy nhược tâm thần hay còn gọi là suy nhược thần kinh, thuật ngữ được dùng để mô tả tình trạng căng thẳng thần kinh trong một thời gian. Trong thời gian này người bệnh sẽ gặp khó khăn trong hoạt động. Người mắc hội chứng suy nhược tâm thần có thể có các vấn đề sức khỏe tâm thần tiềm ẩn cần được chú ý, ví dụ như trầm cảm hoặc lo lắng.
Các dấu hiệu mắc suy nhược thần kinh ở mỗi người là khác nhau do chúng phụ thuộc vào các nguyên nhân cơ bản. Một số người mắc suy nhược tâm thần do căng thẳng quá mức chịu đựng của bản thân. Căng thẳng đó có thể xuất phát từ:
- Căng thẳng công việc dai dẳng;
- Sự kiện đau buồn gần đây, chẳng hạn như một người thân trong gia đình mất;
- Các vấn đề tài chính nghiêm trọng, chẳng hạn như bị tịch thu nhà;
- Một thay đổi lớn trong cuộc sống, chẳng hạn như ly hôn;
- Ngủ kém và không có khả năng thư giãn;
- Mắc các bệnh mạn tính.
Hơn nữa bệnh nhân có nguy cơ cao mắc bệnh cao hơn khi có tiền sử cá nhân về rối loạn lo âu, tiền sử gia đình bị rối loạn lo âu, chấn thương hoặc bệnh tật gần đây khiến cuộc sống hàng ngày khó quản lý.
2. Các triệu chứng suy nhược tâm thần
Bệnh nhân tâm thần có thể có các triệu chứng bất thường về hành vi, thể chất, tâm lý khi trải qua sự cố. Nguyên nhân mắc bệnh ở mỗi người là khác nhau. Hội chứng suy nhược tâm thần có các triệu chứng bao gồm:
- Các dấu hiệu của bệnh trầm cảm, chẳng hạn như mất hy vọng vào cuộc sống, có ý định tự tử, có các hành vi làm hại bản thân;
- Ảo giác kèm theo chứng mất ngủ;
- Tâm trạng thay đổi một cách bất thường và không giải thích được;
- Bệnh nhân có các cơn hoảng sợ, bao gồm đau ngực, xa rời thực tế và bản thân, sợ hãi tột độ và khó thở;
- Xuất hiện chứng hoang tưởng, ví dụ như luôn có cảm giác ai đó đang theo dõi bạn;
- Hồi tưởng về một sự kiện đau buồn, có thể gợi ý rối loạn căng thẳng sau chấn thương (PTSD) chưa được chẩn đoán.
Ngoài ra bệnh nhân tâm thần, thần kinh yếu còn có các biểu hiện của việc rút lui khỏi gia đình, bạn bè, đồng nghiệp. Một số dấu hiệu điển hình của hội chứng suy nhược tâm thần:
- Hạn chế tham gia các hoạt động xã hội;
- Thường xuyên bỏ lỡ các cuộc hẹn;
- Gặp khó khăn khi tuân theo các mô hình ăn uống, ngủ nghỉ và vệ sinh lành mạnh;
- Một số hành vi bất thường hoặc rối loạn chức năng khác;
- Báo ốm không đi làm hoặc đi làm nhiều hơn bình thường;
- Tự cô lập bản thân.
Nếu bản thân có các hành vi bất thường trên hãy tìm đến sự giúp đỡ của các chuyên gia tâm lý. Các bác sĩ tâm lý sẽ giúp bạn vượt qua tình trạng này và đưa ra các lời khuyên hữu ích.
3. Mắc hội chứng suy nhược tâm thần khi nào cần đến gặp bác sĩ?
Suy nhược tâm thần là dấu hiệu của rối loạn sức khỏe tâm thần. Tuy nhiên khi bệnh nhân có các dấu hiệu suy sụp, bất ổn cần đưa họ đến gặp các bác sĩ chuyên khoa tâm thần. Các bác sĩ có thể giúp bệnh nhân điều trị các triệu chứng thực thể hay các vấn đề về cảm xúc, tâm thần và cải thiện hành vi.
Người bệnh cần phải được chăm sóc cũng như liên hệ với bác sĩ càng sớm càng tốt khi có sự lo lắng về hành vi, trạng thái tinh thần của bản thân.
4. Các lưu ý giúp bạn tự chăm sóc bản thân tránh các vấn đề về tâm thần
Điều chỉnh lối sống là cách tốt giúp bạn ngăn người hội chứng suy nhược tâm thần. Hơn nữa chúng còn có thể giúp bạn làm giảm mức độ nghiêm trọng và tần suất của bệnh. Ví dụ như:
- Tập thể dục thường xuyên ít nhất 3 lần một tuần, có thể sử dụng các bài tập đơn giản hay đi bộ quanh khu phố của bạn trong 30 phút;
- Thực hiện khám sức khỏe theo định kỳ để có thể phát hiện bệnh sớm nhất;
- Tránh tiếp xúc hay sử dụng ma túy, rượu, cafe và các chất kích thích khác gây căng thẳng cho cơ thể;
- Ngủ đều đặn và ngủ ít nhất 6 giờ một đêm;
- Thư giãn, tránh để bản thân rơi vào trạng thái mất kiểm soát như hít thở sâu vào thói quen hàng ngày của bạn;
- Giảm mức độ căng thẳng của bạn bằng cách điều chỉnh nhịp độ bản thân, nghỉ giải lao nhỏ, tổ chức tốt hơn môi trường và các hoạt động hàng ngày của bạn và giữ một danh sách việc cần làm hàng ngày.
Người mắc hội chứng suy nhược tâm thần cần được điều trị sớm và với phác đồ phù hợp, nếu không sẽ làm tăng nguy cơ tử vong. Bệnh nhân có thể kết hợp việc điều trị với bác sĩ và sử dụng các loại thuốc. Tuy nhiên những điều này nên được thực hiện dưới sự giám sát của nhân viên y tế để đề phòng các tình huống xấu có thể xảy ra.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.