Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ chuyên khoa II Đinh Văn Lộc - Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.
Thuốc Midazolam là dược phẩm thường được sử dụng trong gây tê, gây mê hoặc chữa mất ngủ, căng thẳng... Thuốc hoạt động bằng cơ chế làm tăng sự tác động của hóa chất tự nhiên trong não là GABA.
1. Công dụng của thuốc Midazolam là gì?
Midazolam thuộc nhóm benzodiazepines có tác dụng an thần ở não và hệ thần kinh trung ương nên thường được dùng để phối hợp với gây tê, tiền mê (để giảm lo lắng, sợ hãi) và khởi mê gây ngủ phối hợp với các thuốc gây mê khác trong phẫu thuật nội soi hay các thủ thuật ngắn.
Ngoài ra, Midazolam còn là thuốc hướng tâm thần có tác dụng an thần gây ngủ nhanh, mạnh và ngắn, kèm theo mất trí nhớ trong một thời gian ngắn hoặc dùng để điều trị co giật bằng cách đưa thuốc qua đường uống hay tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch.
Người lớn
- An thần tỉnh trước và trong khi chân đoán hoặc trong quá trình điều trị có hay không có gây tê cục bộ
- Trong gây mê:
+ Tiền mê trước khi cảm ứng mê
+ Cảm ứng mê
+ Như là một thành phần an thần trong gây mê có kết hợp. - An thần trong phòng chăm sóc tích cực
Ở trẻ em
- An thần tinh trước và trong khi chân đoán hoặc trong quá trình điều trị có hay không có gây tê cục bộ
- Trong gây mê:
+ Tiên mê trước khi cảm ứng mê - An thân trong phòng chăm sóc tích cực
2. Các chống chỉ định của thuốc Midazolam
Cần chú ý khi sử dụng thuốc Midazolam có một số chống chỉ định sau:
- Nơi sử dụng không có phương tiện hồi sức hô hấp, tuần hoàn
- Người quá mẫn, suy hô hấp cấp nặng, sốc do giảm khối lượng tuần hoàn
- Người suy tim nặng, nhược cơ
- Phụ nữ cho con bú
- Trẻ sơ sinh
- Người bị sốc, hôn mê hay nhiễm độc rượu cấp
Ngoài ra cũng cần phải thận trọng khi sử dụng Midazolam trong các trường hợp sau:
- Người cao tuổi, suy kiệt: cần được giảm liều
- Bệnh nhân suy tim, bị bệnh tim dễ bị giảm huyết áp nặng, suy hô hấp
- Trẻ em dưới 15kg không được dùng thuốc với nồng độ quá 1mg/ml
- Không dùng cho người lái xe và người sử dụng máy móc trước lúc làm việc 12 giờ
- Không uống rượu bia khi dùng thuốc
- Khuyến cáo không nên dùng cho phụ nữ có thai 3 tháng đầu
Phải thận trọng khi sử dụng Midazolam cho các bệnh nhân thuộc nhóm nguy cơ cao:
- Người lớn trên 60 tuổi
- Bệnh nhân bị bệnh mãn tính hoặc suy nhược:
+ Suy hô hấp mãn
+ Suy thận mãn, thiểu năng gan hoặc suy chức năng tim
+ Bệnh nhỉ có bất thường về tim mạch
3. Liều lượng và cách dùng Midazolam trong gây mê
Tùy thuộc vào mục đích khi dùng trong gây mê mà thuốc Midazolam có cách dùng và liều lượng khác nhau:
- Dùng kết hợp trong gây mê: tiêm tĩnh mạch người lớn 30-100 microgam/kg, nhắc lại khi cần hoặc nhỏ giọt tĩnh mạch 30-100 microgam/kg/giờ. Không dùng cho trẻ em và phải giảm liều ở người cao tuổi
- Dùng tiền mê: tiêm bắp sâu cho người lớn 70-100 microgam/kg, trẻ em 1-15 tuổi: 80-200 microgam/kg, trẻ em trên 6 tháng đặt hậu môn 300-500 microgam/kg 15-30 phút trước khi khởi mê
- Dùng khởi mê: người lớn 150-200 microgam/kg tiêm tĩnh mạch chậm cùng với tiền mê, nếu không có tiền mê thì dùng liều 300-350 microgam/kg. Liều tăng theo từng bước, cách nhau 2 phút mỗi lần không quá 5 mg. Tối đa: 600 microgam/kg và không dùng cho trẻ em.
Trong khi sử dụng Midazolam có thể gặp các tác dụng không mong muốn như buồn nôn, suy hô hấp, ngừng thở nhất là trong trường hợp dùng liều cao hoặc tiêm nhanh thường gặp ở người cao tuổi hoặc người có biểu hiện suy hô hấp và giảm huyết áp. Bệnh nhân cần được hô hấp nhân tạo và truyền dịch, có thể dùng thuốc đối kháng flumazenil nhưng gây tác dụng phụ: nôn, buồn nôn, tăng huyết áp và nhịp tim nhanh do giải phóng catecholamin.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.