Trẻ em nhiễm HIV có nhiều nguy cơ nhiễm trùng não mô cầu và để lại nhiều biến chứng nguy hiểm hơn so với người bình thường mắc bệnh. Vì vậy, cách tốt để phòng bệnh là tiêm phòng vắc-xin não mô cầu BC và vắc-xin não mô cầu AC bảo vệ chống lại vi khuẩn gây bệnh.
1. Bệnh não mô cầu ở người nhiễm HIV
Tình trạng nhiễm HIV ở bệnh nhân viêm não mô cầu thường được thu thập trong quan sát bản chất hoạt động của vi khuẩn (ABCs), hệ thống giám sát dựa trên dân số và phòng thí nghiệm đại diện cho cho khoảng 43 triệu người, tương đương với 14% dân số Hoa Kỳ. Tuy nhiên, tình trạng HIV của bệnh nhân mắc bệnh viêm não mô cầu không được báo cáo thông qua Hệ thống giám sát bệnh quốc gia này.
Từ năm 1995 - 2014, tổng số có 62 trường hợp mắc viêm não mô cầu ở bệnh nhân HIV được báo cho hệ thống ABCs. Những trường hợp này chiếm 2% trong số 3,951 trường hợp mắc bệnh viêm não mô cầu được báo cho ABCs tại thời điểm đó. Trong đó có 13 trường hợp (21%) nhóm huyết thanh B, 23 trường hợp (37%) nhóm huyết thanh C, 03 (5%) nhóm huyết thanh W, 17 (27%) nhóm huyết thanh Y và 06 (10%) là nhóm huyết thanh khác. Phần lớn (92%) các trường hợp mắc bệnh viêm não mô cầu ở những người mắc HIV thường xảy ra ở người trưởng thành từ 20 - 59 tuổi.
Mặc dù dữ liệu giám sát đối với các trường hợp mắc viêm não mô cầu ở những người nhiễm HIV vẫn còn hạn chế. Nhưng ngày càng có nhiều dữ liệu chứng minh nguy cơ mắc bệnh viêm não mô cầu ở những người nhiễm HIV cao. Trong số những người nhiễm HIV có CD4 thấp hoặc số lượng virus cao sẽ có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh viêm não mô cầu gia tăng. Và sự gia tăng được quan sát thấy cả ở nam và nữ.
Tỷ lệ tử vong của bệnh viêm não mô cầu ở những người nhiễm HIV là khác nhau. Cần thêm nhiều nghiên cứu chuyên sâu để làm rõ vấn đề này.
2. Khuyến nghị tiêm vắc xin não mô cầu cho trẻ em nhiễm HIV
Những người nhiễm HIV ở độ tuổi lớn hơn 2 tháng tuổi nên thường xuyên tiêm vắc-xin kết hợp màng não mô cầu. Trẻ em nhiễm HIV dưới 2 tuổi nên được tiêm chủng ngừa theo độ tuổi phù hợp, được cấp phép và có lịch tiêm đa liều.
Những người nhiễm HIV lớn hơn 2 tuổi chưa được tiêm vắc-xin trước đó nên tiêm vắc-xin kết hợp MenACWY với hai liều chính. Những người lớn hơn 2 tuổi nhiễm HIV đã được tiêm vắc-xin kết hợp MenACWY trước đó thì nên tiêm thêm một liều tăng cường trong thời gian sớm nhất (đảm bảo liều thứ nhất cách liều thứ hai ít nhất là 8 tuần) và sau đó vẫn tiếp tục tiêm tăng cường ở khoảng thời gian thích hợp trong suốt cuộc đời. Hoặc nếu liều gần đây nhất được nhận trước 7 tuổi, nên tiêm nhắc lại liều tăng cường 3 năm sau đó. Nếu liều gần nhất được nhận trên 7 tuổi thì nên tiêm nhắc lại 5 năm sau và cứ 5 năm sau trong cuộc đời.
Các khuyến nghị cho trẻ em từ 2 tháng đến hai tuổi và những người từ 25 tuổi trở lên cần được tư vấn của chuyên gia trước khi quyết định tiêm. Bởi vì, vắc-xin không được nghiên cứu ở những người nhiễm HIV ở nhóm tuổi này. Tuy nhiên, các chuyên gia có thể khuyến cáo những đối tượng này nên tiêm vắc-xin MenACWY-CRM hoặc MenACWY-D.
Uỷ ban tư vấn về thực hành tiêm chủng khuyến nghị rằng, trẻ sơ sinh nhiễm HIV từ 2 đến 23 tháng tuổi nên sử dụng MenACWY-CRM. Trẻ em nhiễm HIV không nên nhận MenACWY-D trước 2 tuổi.
Hiện nay, vi khuẩn não mô cầu được phát hiện có 13 chủng, ở Việt Nam chủng nguy hiểm nhất là chủng A,B,C. Do đó, việc tiêm chủng ngừa cho trẻ em nói chung hay trẻ nhiễm HIV nói riêng là việc làm cần thiết và nên tiêm ngừa đầy đủ, đúng phác đồ, trong đó cần tiêm đủ hai vắc-xin não mô cầu AC và vắc-xin não mô cầu BC. Bởi vì nếu chỉ tiêm vắc-xin não mô cầu BC thì sẽ có nguy cơ nhiễm vi khuẩn não mô cầu chủng A và ngược lại.
Bệnh viêm não mô cầu có thể đe dọa đến tính mạng của người khoẻ mạnh. Đặc biệt nếu có thể điều trị bệnh cũng sẽ để lại biến chứng nguy hiểm hoặc thương tích vĩnh viễn cho người mắc. Do đó, tiêm vắc-xin phòng ngừa bệnh là điều rất cần thiết. Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đã có vắc-xin viêm não mô cầu Mengoc BC (Cuba) và vắc-xin ngừa nhiễm khuẩn não mô cầu, viêm màng não, nhiễm trùng huyết bị gây ra bởi viêm não mô cầu loại A, C, Y, W là Menactra (Mỹ).
Những lợi ích khi tiêm phòng tại Vinmec như:
- Trẻ sẽ đến tiêm tại đây sẽ được các bác sĩ chuyên khoa khám, sàng lọc các vấn đề về thể trạng và sức khỏe, tư vấn vắc - xin phòng bệnh cũng như phác đồ tiêm, cách theo dõi và chăm sóc trẻ sau tiêm chủng.
- Đội ngũ bác sĩ và điều dưỡng nhi có giàu kinh nghiệm, chuyên môn, hiểu tâm lý trẻ và áp dụng cách giảm đau hiệu quả cho trẻ trong quá trình tiêm chủng.
- Trẻ em tiêm chủng tại đây sẽ được theo dõi 30 phút sau tiêm và đánh giá lại sức khỏe trước khi ra về.
- Được theo dõi đa khoa trước, trong và sau tiêm chủng tại Hệ thống Y tế Vinmec và luôn có ekip cấp cứu sẵn sàng phối hợp với phòng tiêm chủng xử trí các trường hợp sốc phản vệ, suy hô hấp – ngừng tuần hoàn, đảm bảo xử lý kịp thời, đúng phác đồ khi có sự cố xảy ra.
- Phòng tiêm chủng thoáng mát, có khu chơi, giúp trẻ có cảm giác thoải mái như đang dạo chơi và có tâm lý tốt trước và sau khi tiêm chủng.
- Vắc-xin được nhập khẩu và bảo quản tại hệ thống kho lạnh hiện đại, với dây chuyền bảo quản lạnh (Cold chain) đạt tiêu chuẩn GSP, giữ vắc-xin trong điều kiện tốt để đảm bảo chất lượng.
- Bố mẹ sẽ nhận tin nhắn nhắc lịch trước ngày tiêm và thông tin tiêm chủng của bé sẽ được đồng bộ với hệ thống thông tin tiêm chủng Quốc gia.
Để đăng ký tiêm phòng, Quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp đến Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc hoặc đặt hẹn TẠI ĐÂY.
Nguồn tham khảo: cdc.gov, wonder.cdc.gov