Bên cạnh yếu tố dinh dưỡng và nghỉ ngơi, tiêm phòng là biện pháp không thể thiếu trong quá trình mang thai. Tiêm uốn ván giúp bà bầu tăng cường khả năng miễn dịch, giúp bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và bé. Tuy nhiên vì nhiều lý do, bà bầu quên 1 mũi tiêm hoặc tiêm uốn ván bầu muộn. Vậy tiêm uốn ván mũi 2 muộn có sao không?
1. Tiêm uốn ván cho bà bầu
Trước khi trả lời cho câu hỏi: “ Tiêm uốn ván mũi 2 muộn có sao không?”, thì chúng ta nên tìm hiểu uốn ván là gì và tiêm uốn ván khi nào?
Uốn ván là một loại trực khuẩn có độc tố mạnh và có khả năng gây tỷ lệ tử vong cao cho người bệnh. Đây là bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn Clostridium Tetani gây ra.
Vi khuẩn uốn ván có khả năng sống ở môi trường bên ngoài rất cao, ngay cả khi được đun sôi ở nhiệt độ cao, thời gian dài cũng không tiêu diệt được chúng, nhưng nó không lây trực tiếp từ người sang người.
Môi trường sống của vi khuẩn Clostridium Tetani là cống rãnh, đất cát, phân gia súc và gia cầm, dụng cụ phẫu thuật không tiệt trùng kỹ,... Thông qua những vết thương hở như: trầy da, xước da, vết kim tiêm, ngoáy tai, xỉa răng hay bị gai đâm, phẫu thuật, nạo thai....
Đặc biệt là phụ nữ trong quá trình chuyển dạ để sinh đẻ, hoặc trẻ sơ sinh thông qua con đường cắt dây rốn, vi khuẩn xâm nhập vào máu của người bệnh và gây bệnh.
Do vậy, bà bầu là đối tượng cần tiêm uốn ván để mẹ tạo ra kháng thể, tránh lây nhiễm cho con cũng như tránh mắc bệnh uốn ván trong quá trình chuyển dạ. Việc tiêm phòng còn giúp mẹ bầu giảm nguy cơ nhiễm trùng uốn ván sau sinh cho mẹ và bé.
Khi tiêm uốn ván bầu không được tùy tiện tiêm mà cần tuân thủ chính xác lịch tiêm, tuổi thai nhi và số lần mang thai của người mẹ. Sau khi tiêm uốn ván bầu, có thể xảy ra một số phản ứng tại số tiêm như: sưng đau, dị ứng, có thể là sốt nhẹ... Nhưng đây là những triệu chứng hoàn toàn bình thường, không gây nguy hiểm gì đến sức khỏe và có thể tự động biến mất sau 3 - 4 ngày.
Chọn những cơ sở uy tín, chất lượng để tiêm uốn ván bầu là điều vô cùng quan trọng. Điều này sẽ bảo vệ an toàn sức khỏe cho cả mẹ và bé.
Tuy nhiên, tiêm uốn ván chỉ có tác dụng không quá 10 năm, nên trẻ em trên 15 tuổi và người lớn cần tiêm mũi nhắc lại. Nếu đến độ tuổi này mà chưa tiêm mũi uốn ván nào, dù có tiêm thêm 1 mũi uốn ván thì cũng không còn khả năng ngừa được bệnh.
Đối với những người bị thương, nhưng trước đó chưa được tiêm uốn ván, thì cần tiêm huyết thanh ngừa uốn ván SAT, ngay sau khi xử lý vết thương. Tiêm huyết thanh ngừa uốn ván SAT cần được thực hiện càng sớm càng tốt sau khi bị thương.
2. Lịch tiêm uốn ván bầu
Nhiều bầu bầu thắc mắc tiêm uốn ván khi nào? Trước khi mang thai, phụ nữ sẽ được tiêm vắc-xin Adacel, để phòng ngừa cùng lúc 3 loại bệnh: ho gà, uốn ván và bạch hầu. Vắc-xin sẽ được tiêm cho trẻ em từ 4 tuổi trở lên và người lớn để phòng 3 bệnh kể trên với mũi nhắc 1 liều duy nhất
Thời điểm tiêm vắc-xin uốn ván cho bà bầu là tiêm VAT 2 mũi, nên tiêm vào 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ, mũi tiêm cuối nên tiêm trước khi sinh 1 tháng.
Đối với những bà bầu không rõ về tiền sử vắc-xin có thành phần uốn ván trước đó hay chưa từng tiêm uốn ván, sẽ được chỉ định tiêm uốn ván với 5 mũi tiêm tương ứng với thời gian như sau:
- Mũi 1: Tiêm sớm vào lúc có thai lần đầu hoặc ngay trong độ tuổi sinh đẻ
- Mũi 2: Tiêm ít nhất vào thời gian 1 tháng sau khi tiêm mũi 1.
- Mũi 3: Tiêm ít nhất vào thời gian 6 tháng sau khi tiêm mũi thứ 2 hoặc lúc mang thai lần sau.
- Mũi 4: Tiêm vào ít nhất 1 năm sau mũi thứ 3 hoặc trong lần mang thai lần sau.
- Mũi 5: Mũi tiêm thứ 5 sẽ cách mũi tiêm thứ 4 ít nhất 1 năm hoặc trong lần mang thai lần sau.
Đối với, phụ nữ đã tiêm uốn ván với 3 mũi tiêm với thành phần của liều cơ bản thì cần tiêm uốn ván 3 mũi với thời gian tương ứng sau:
- Mũi 1: Tiêm mũi 1 ngay khi có thai lần đầu tiên.
- Mũi 2: Tiêm sau thời gian tiêm lần 1 ít nhất 1 tháng.
- Mũi 3: Tiêm sau thời gian tiêm lần 2 ít nhất 1 năm.
Với sản phụ chưa tiêm vắc-xin uốn ván lần nào:
- Mũi 1: Tiêm ngay khi có thai lần đầu tiên.
- Mũi 2: Tiêm sau thời gian tiêm lần 1 ít nhất 1 năm.
Trường hợp phụ nữ mang thai lần đầu tiên, lịch tiêm uốn ván cho bà bầu được thực hiện như sau:
- Mũi 1: Tiêm khi thai kỳ được 20 tuần trở lại, không được tiêm trước thời gian này vì trước 20 tuần thì thai nhi chưa phát triển ổn định.
- Mũi 2: Tiêm sau thời gian tiêm lần 1 ít nhất 30 ngày và cần trước ngày sinh tối thiểu là 30 ngày.
Trường hợp tiêm uốn ván cho phụ nữ có thai lần 2 cần theo lịch như sau:
Tiêm uốn ván bầu lần 2 cần dựa vào khoảng cách thời gian giữa lần mang thai đầu tiên và lần mang thai thứ 2. Như vậy, việc tiêm uốn ván bầu mới không gây nguy hiểm cho mẹ và thai nhi. Để nhận được lời tư vấn tốt, mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn và có liệu trình tiêm phòng tốt.
3. Bà bầu tiêm uốn ván mũi 2 muộn có sao không?
Vậy, tiêm uốn ván mũi 2 muộn có sao không? Câu trả lời của các chuyên gia là không nên bố mẹ không nên quá lo lắng.
Mẹ bầu có thể vô tình quên đi lịch tiêm và khi phát hiện ra thì đã tiêm uốn ván muộn. Có nhiều trường hợp, mẹ bầu quên tiêm mũi 2 uốn ván trước khi mang thai và thai nhi vẫn khỏe mạnh bình thường.
Tuy nhiên, mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để xét nghiệm kháng thể. Qua đó, bạn sẽ biết được cơ thể đã có những kháng thể nào, kháng được những bệnh nào?
Cho dù lỡ quên tiêm mũi 2 uốn ván trước khi mang thai, mẹ bầu cũng không nên lo lắng, căng thẳng quá mức gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ bầu và em bé.
Khi có kế hoạch sinh con, bố mẹ nên tham khảo, tìm hiểu lịch tiêm phòng vắc-xin uốn ván trước khi mang thai và tốt nên tránh tiêm uốn ván muộn để tránh tình trạng bỏ sót/quên tiêm mũi 2 uốn ván.
Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec cung cấp các gói tiêm chủng dành cho phụ nữ có thai và các loại vắc-xin uốn ván dành cho bà bầu, trẻ sơ sinh và người lớn.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.