Thủy đậu ở phụ nữ có thai và hội chứng thủy đậu bẩm sinh

Bệnh thủy đậu chủ yếu xảy ra ở trẻ em, thường nhẹ và dễ điều trị. Tuy nhiên, nếu người lớn nhiễm bệnh thì triệu chứng bệnh thường nặng nề hơn, dễ gặp một số biến chứng nguy hiểm. Thủy đậu ở phụ nữ có thai có thể gây biến chứng viêm phổi cho người mẹ hoặc hội chứng thủy đậu bẩm sinh cho trẻ.

1. Sơ lược về bệnh thủy đậu

Bệnh thủy đậu (còn gọi là bệnh trái rạ) là bệnh nhiễm virus do Varicella Zoster Virus (VZV) gây ra. Virus thủy đậu lây lan qua giọt bắn hô hấp hoặc tiếp xúc trực tiếp với đồ vật có virus. Bệnh thường gặp ở trẻ em, nhưng cũng có thể xuất hiện ở người lớn, thời gian ủ bệnh trong khoảng 2 tuần. Triệu chứng lâm sàng của bệnh rất dễ nhận biết, bao gồm sốt, mệt mỏi, chán ăn, đau đầu, đau cơ, nôn ói, nổi mụn nước khắp người với đường kính mụn nước 1 - 3mm. Trường hợp nặng, mụn nước có thể to hơn, hoặc có thể có màu đục do chứa mủ (nếu nhiễm thêm vi trùng).

Bệnh thủy đậu sẽ kéo dài 7 - 10 ngày nếu không có biến chứng. Các nốt mụn nước sau đó sẽ khô dần, bong vảy và có thể để lại vết thâm, không thể lại sẹo (nếu bị nhiễm thêm vi trùng thì mụn nước có thể để lại sẹo).

Tuy nhiên, bệnh thủy đậu cũng có thể để lại những biến chứng nghiêm trọng cho bệnh nhân. Cụ thể, nhiễm trùng da từ mụn nước có thể khiến vi trùng xâm nhập vào máu gây nhiễm khuẩn huyết. Các biến chứng nặng hơn gồm có viêm phổi, viêm tiểu não, viêm não,... có thể gây nguy hiểm đến tính mạng hoặc để lại di chứng sau này. Đặc biệt, sau khi bệnh nhân khỏi bệnh, siêu vi thủy đậu vẫn còn tồn tại trong các hạch thần kinh dưới dạng bất hoạt. Nhiều năm sau, khi có điều kiện thuận lợi như sức đề kháng cơ thể suy yếu, virus này có thể tái hoạt động trở lại, gây bệnh Zona (giời leo).


Virus thủy đậu lây lan qua giọt bắn hô hấp hoặc tiếp xúc trực tiếp với đồ vật có virus
Virus thủy đậu lây lan qua giọt bắn hô hấp hoặc tiếp xúc trực tiếp với đồ vật có virus

2. Tổng quan về thủy đậu ở phụ nữ có thai

2.1 Sự nguy hiểm khi mắc thủy đậu trong thai kỳ

Biến chứng bệnh thủy đậu ở phụ nữ mang thai

So với trẻ em, người lớn thường dễ gặp biến chứng liên quan tới thủy đậu hơn. Các biến chứng gồm viêm màng não, viêm não, viêm phổi, mất điều hòa tiểu não, viêm cầu thận, viêm cơ tim, các bệnh về mắt, suy tuyến thượng thận, thậm chí tử vong,... Viêm phổi do thủy đậu là biến chứng hay gặp nhất ở phụ nữ mang thai với các biểu hiện gồm ho, khó thở, sốt và thở nhanh. Viêm phổi thường phát triển trong vòng 1 tuần sau khi nổi mụn nước, có thể nhanh chóng tiến triển tới tình trạng thiếu oxy và suy hô hấp, thậm chí tử vong.

Biến chứng ở thai nhi và trẻ sơ sinh

Thủy đậu ở phụ nữ có thai có thể gây ra một số biến chứng ở trẻ sơ sinh như:

  • Hội chứng thủy đậu bẩm sinh: Người mẹ mắc thủy đậu trong thời kỳ đầu mang thai (8 - 20 tuần) thì thai nhi có nguy cơ mắc hội chứng thủy đậu bẩm sinh. Đặc trưng của hội chứng này là sẹo trên da, bất thường về thần kinh (tật đầu nhỏ, não úng thủy, chậm phát triển tâm thần,...), bất thường về chi thể (nhược chi, chi ngắn teo), bất thường ở mắt (đục thủy tinh thể, teo dây thần kinh thị giác, rung giật nhãn cầu, viêm màng bồ đào,...), bất thường ở đường tiêu hóa (trào ngược dạ dày, tắc ruột) hoặc cân nặng khi sinh thấp. Trẻ mắc hội chứng thủy đậu bẩm sinh có tỷ lệ tử vong lên tới 30% trong vài tháng đầu đời và có 15% nguy cơ phát triển Zona trong vòng 4 năm đầu đời;
  • Sinh non, sảy thai tự nhiên: Khi mắc thủy đậu ở 3 tháng đầu thai kỳ, virus có thể gây sảy thai;
  • Nhiễm thủy đậu sơ sinh: Là kết quả của việc virus thủy đậu truyền từ người mẹ sang thai nhi khi người mẹ mắc bệnh thủy đậu 5 ngày trước sinh hoặc 2 ngày gay sau khi sinh. Tỷ lệ tử vong của sơ sinh lên đến 25 - 30% trên tổng số trường hợp bị nhiễm.

2.2 Chẩn đoán thủy đậu ở phụ nữ mang thai

Chẩn đoán thủy đậu thai kỳ

  • Dựa trên triệu chứng lâm sàng của bệnh;
  • Khi nghi ngờ về chẩn đoán lâm sàng, có thể làm thêm xét nghiệm PCR dịch mụn nước hoặc thực hiện xét nghiệm miễn dịch huỳnh quang;
  • Chẩn đoán viêm phổi do Varicella Zoster Virus có thể được chỉ định khi thai phụ có tổn thương da điển hình của bệnh thủy đậu, tiếp xúc với nguồn lây bệnh và có các triệu chứng hô hấp.

Chẩn đoán hội chứng thủy đậu bẩm sinh

  • Sử dụng xét nghiệm PCR máu hoặc nước ối thai nhi tìm DNA của VZV. Xét nghiệm PCR có độ nhạy cao, được thực hiện trong tuần 17 - 21 của thai kỳ;
  • Siêu âm phát hiện các bất thường của thai nhi. Siêu âm hình thái thai nhi được thực hiện 5 tuần sau khi người mẹ bị nhiễm thủy đậu để đánh giá các bất thường của thai nhi. Chỉ định siêu âm lặp lại từ 22 - 24 tuần. Nếu siêu âm lặp lại cho kết quả bình thường thì nguy cơ mắc hội chứng thủy đậu bẩm sinh là rất thấp. Nếu siêu âm cho bằng chứng của bệnh lý thì người mẹ cần được tư vấn về khả năng mắc bệnh của thai nhi;
  • Sau khi sinh, có thể chẩn đoán hội chứng thủy đậu bẩm sinh dựa vào tiền sử nhiễm thủy đậu của người mẹ (trong 3 tháng đầu hoặc 3 tháng giữa thai kỳ), tình trạng bất thường của trẻ phù hợp với hội chứng thủy đậu bẩm sinh, xét nghiệm PCR tìm DNA của virus thủy đậu ở trẻ sơ sinh, có sự hiện diện của kháng thể IgM đặc hiệu VZV trong máu cuống rốn, trẻ mắc bệnh Zona trong giai đoạn sớm,...

Siêu âm phát hiện các bất thường của thai nhi để chẩn đoán hội chứng thuỷ đậu bẩm sinh
Siêu âm phát hiện các bất thường của thai nhi để chẩn đoán hội chứng thuỷ đậu bẩm sinh

2.3 Điều trị thủy đậu ở phụ nữ có thai

  • Thủy đậu không biến chứng: Sử dụng acyclovir đường uống với liều lượng 800mg x 5 lần/ngày x 7 ngày. Việc điều trị bằng thuốc acyclovir có hiệu quả nhất trong vòng 24 giờ đầu;
  • Viêm phổi do thủy đậu: Sử dụng acyclovir tĩnh mạch 10mg/kg mỗi 8 tiếng cho phụ nữ mang thai bị viêm phổi do thủy đậu;
  • Nghỉ ngơi nhiều hơn, uống nhiều nước và ăn các loại thức ăn lỏng dễ tiêu hóa, nếu bị sốt có thể dùng thuốc hạ sốt paracetamol, kết hợp với việc vệ sinh thân thể sạch sẽ, chú ý tránh làm vỡ các mụn nước để giảm nguy cơ bội nhiễm.

Thai phụ có nguy cơ cao mắc thủy đậu nên dùng nên dùng varicella – zoster immune globulin (VZIG) để phòng ngừa biến chứng nặng ở mẹ. Để dự phòng biến chứng cho trẻ thì nên dùng VZIG cho bé sơ sinh.

2.4 Biện pháp phòng ngừa

Những phụ nữ đã từng bị thủy đậu trước khi mang thai hoặc đã được chủng ngừa thủy đậu thì được miễn dịch với bệnh này. Khi mang thai, thai phụ không cần lo lắng về biến chứng của bệnh đối với sức khỏe của cả mẹ và con. Do vậy, biện pháp phòng ngừa tốt nguy cơ biến chứng thủy đậu ở phụ nữ có thai và hội chứng thủy đậu bẩm sinh là tiêm vắc-xin.

Vắc-xin chống thủy đậu có hiệu quả cao và lâu dài, giúp cơ thể tạo được kháng thể chống lại virus thủy đậu. Liều tiêm như sau:

  • Trẻ em 12 - 18 tháng tuổi: Tiêm 1 lần;
  • Trẻ em 19 tháng tuổi - 13 tuổi chưa từng bị thủy đậu: Tiêm 1 lần;
  • Trẻ em trên 13 tuổi và người lớn chưa từng bị thủy đậu: Tiêm 2 lần, mũi nhắc lại sau mũi đầu tiên khoảng 4 - 8 tuần.

80 - 90% trường hợp đã chủng ngừa vắc-xin thủy đậu có khả năng phòng bệnh tuyệt đối. 10% trường hợp còn lại có thể bị thủy đậu sau tiêm chủng nhưng thường chỉ bị nhẹ với ít nốt mụn nước (dưới 50 nốt) và thường không bị biến chứng.

Như vậy, để phòng ngừa thủy đậu ở phụ nữ có thai và hội chứng thủy đậu bẩm sinh, nên chủng ngừa thủy đậu đầy đủ. Phụ nữ mang thai nên tránh tiếp xúc với người bệnh thủy đậu, đồng thời giữ vệ sinh môi trường và vệ sinh thân thể thật tốt. Khi không may mắc bệnh, cần theo dõi cẩn thận và điều trị kịp thời, tránh nguy cơ biến chứng.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec hiện đang cung cấp Chương trình tiêm chủng trọn gói với nhiều loại vắc-xin đa dạng cho các đối tượng khác nhau, từ trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người lớn, phụ nữ trước và trong khi mang thai. . Khi đến tiêm phòng tại Bệnh viện Vinmec, quý khách hàng nhận được những lợi ích sau:

  • Khách hàng đến sử dụng dịch vụ tiêm vắc - xin sẽ được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám, sàng lọc đầy đủ các vấn đề về thể trạng và sức khỏe, tư vấn về vắc - xin phòng bệnh và phác đồ tiêm, cách theo dõi và chăm sóc khách hàng sau tiêm chủng trước khi ra chỉ định tiêm vắc - xin theo khuyến cáo mới nhất của Bộ Y tế & Tổ chức Y tế Thế giới nhằm đảm bảo hiệu quả tốt và an toàn nhất cho người tiêm vắc - xin.
  • Đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, chuyên nghiệp, áp dụng cách giảm đau hiệu quả cho khách hàng trong quá trình tiêm chủng.
  • 100% khách hàng tiêm chủng được theo dõi 30 phút sau tiêm và đánh giá lại sức khỏe trước khi ra về.
  • Được theo dõi đa khoa trước, trong và sau tiêm chủng tại Hệ thống y tế Vinmec và luôn có ekip cấp cứu sẵn sàng phối hợp với phòng tiêm chủng xử trí các trường hợp sốc phản vệ, suy hô hấp - ngừng tuần hoàn, đảm bảo xử lý kịp thời, đúng phác đồ khi có sự cố xảy ra.
  • Đặc biệt, phòng tiêm chủng thoáng mát, có khu vui chơi dành cho trẻ em, giúp trẻ có cảm giác thoải mái và tâm lý tốt trước và sau khi tiêm chủng.
  • Vắc - xin được nhập khẩu và bảo quản tại hệ thống kho lạnh hiện đại, với dây chuyền bảo quản lạnh (Cold chain) đạt tiêu chuẩn GSP, giữ vắc - xin trong điều kiện tốt để đảm bảo chất lượng.
  • Trường hợp bố mẹ đưa con đi tiêm sẽ nhận tin nhắn nhắc lịch trước ngày tiêm và thông tin tiêm chủng của bé sẽ được đồng bộ với hệ thống thông tin tiêm chủng quốc gia.

Nếu có nhu cầu tư vấn và thăm khám tại các Bệnh viện Vinmec thuộc hệ thống Y tế trên toàn quốc, Quý khách vui lòng đặt lịch trên website để được phục vụ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe