Thuốc Hidem là một loại thuốc bôi ngoài da có thành phần chính là Clotrimazole 10mg, Betamethasone dipropionate 0.64g và Gentamicin 1mg. Thuốc được chỉ định điều trị một số bệnh lý ngoài da. Vậy thuốc Hidem có dùng cho trẻ sơ sinh được không?
1. Thuốc Hidem chữa bệnh gì?
Thuốc Hidem được bào chế dưới dạng kem bôi ngoài da, thành phần chính trong mỗi 1g kem bao gồm:
- Clotrimazole 10mg
- Betamethasone dipropionate 0.64g
- Gentamicin 1mg
Gentamicin có tác dụng diệt khuẩn, hoạt chất này dường như ức chế sự tổng hợp protein ở các vi khuẩn nhạy cảm bằng cách gắn kết vào tiểu đơn vị ribosome 30S.
Clotrimazol có tác dụng kháng khuẩn bằng cách thay đổi tính thấm màng tế bào, thông qua việc gắn kết rõ rệt với các phospholipid trong màng tế bào nấm. Tác dụng của Clotrimazol ít phụ thuộc vào hàm lượng sterol trong màng tế bào. Kết quả làm thay đổi tính thấm, khiến cho màng tế bào không còn khả năng làm hàng rào chọn lọc nữa, kali và các thành phần khác bị mất đi.
Betamethason có tác dụng làm giảm các biểu hiện viêm của các bệnh lý về da.
Thuốc bôi Hidem được chỉ định trong các trường hợp sau:
- Các bệnh lý ở da do dị ứng như: Chàm, viêm da dị ứng, viêm da tiếp xúc, viêm da do tiếp xúc ánh sáng mặt trời, hăm da, bệnh vảy nến, ngứa có bội nhiễm do vi khuẩn hoặc vi nấm.
- Bệnh rụng tóc.
- Bỏng độ 1
- Vết cắn của côn trùng.
Ngoài ra, các bệnh nấm da như: Bệnh nấm da chân, bệnh nấm da thân, bệnh nấm da đùi, bệnh nấm da đầu cũng được bác sĩ chỉ định sử dụng loại thuốc này.
Là một loại thuốc bôi ngoài da phổ biến nên nhiều cha mẹ thắc mắc không biết thuốc Hidem có dùng cho trẻ sơ sinh được không? Hiện tại, chưa có thông tin về độ an toàn khi sử dụng loại thuốc này cho trẻ sơ sinh. Vì vậy, để đảm bảo an toàn, cha mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng cho trẻ sơ sinh cũng như trẻ nhỏ.
Thuốc bôi Hidem chống chỉ định trong các trường hợp sau:
- Người có tiền sử phản ứng mẫn cảm với bất kì thành phần nào của thuốc.
- Không sử dụng thuốc trong các trường hợp viêm da không có nguy cơ bội nhiễm.
Một số lưu ý khi sử dụng thuốc bôi Hidem như sau:
- Khi điều trị bệnh vẩy nến, thuốc có thể gây hại cho người bệnh do phản ứng dội ngược, mà nguy cơ thường xuất hiện là vảy nến mụn mủ và thuốc có thể gây độc tính tại chỗ và toàn thân cho người bệnh do chức năng bảo vệ của da bị suy giảm.
- Không dùng thuốc bôi Hidem cho mắt.
- Không nên dùng thuốc bôi Hidem trên diện rộng hoặc dùng thuốc trong thời gian dài.
- Không băng ép sau khi bôi thuốc bôi Hidem.
2. Liều lượng và cách sử dụng thuốc bôi Hidem
Cách sử dụng thuốc bôi Hidem như sau:
- Để việc điều trị hữu hiệu, người bệnh nên dùng thuốc đều đặn.
- Thời gian trị liệu sẽ phụ thuộc vào mức độ và vị trí của vùng da bị bệnh, cũng như sự đáp ứng của bệnh nhân.
Tuy nhiên, nếu không có cải thiện lâm sàng sau 3 - 4 tuần sử dụng, bạn nên tham khảo thêm ý kiến bác sĩ để xem lại điều trị.
Liều dùng thuốc bôi Hidem cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, liều dùng tham khảo như sau: Bôi một lớp mỏng kem bao phủ toàn bộ bề mặt vùng da bị bệnh và xung quanh đó hai lần mỗi ngày vào buổi sáng và tối.
Nếu bạn quên một liều thuốc bôi Hidem, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu đến thời điểm sử dụng liều kế tiếp, bạn hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm bình thường như kế hoạch.
3. Tác dụng phụ của thuốc Hidem
Trong quá trình sử dụng thuốc bôi bôi Hidem, bạn có thể gặp phải các tác dụng phụ sau:
Thông báo cho bác sĩ các tác dụng không mong muốn bạn gặp phải khi sử dụng thuốc bôi Hidem để có hướng xử lý kịp thời.
Thuốc Hidem là một loại thuốc bôi ngoài da có thành phần chính là Clotrimazole 10mg, Betamethasone dipropionate 0.64g và Gentamicin 1mg. Thuốc được chỉ định điều trị một số bệnh lý ngoài da. Để đảm bảo hiệu quả sử dụng và tránh tác dụng phụ, người dùng thuốc cần tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.