Thuốc Fidaxomicin: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng

Thuốc Fidaxomicin có tên gọi chung là Fidaxomicin, được điều chế ở dạng viên nén với hàm lượng 200mg. Thuốc dùng để điều trị tình trạng rối loạn đường ruột.

1. Fidaxomicin có tác dụng gì?

  • Thuốc Fidaxomicin có tác dụng điều trị tình trạng đường ruột nghiêm trọng (tiêu chảy do C.Difficile) do một số loại vi khuẩn gây ra. Tình trạng này có thể xảy ra sau khi dùng thuốc kháng sinh.
  • Các triệu chứng bao gồm: Tiêu chảy kéo dài, đau bụng hoặc chuột rút và xuất hiện máu, chất nhầy trong phân của bạn.
  • Fidaxomicin được biết đến như một loại kháng sinh nhóm macrolid. Nó hoạt động bằng cách ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn này. Kháng sinh này hoạt động trong ruột và không được cơ thể bạn hấp thụ.
  • Fidaxomicin điều trị không hiệu quả đối với các loại nhiễm trùng khác, bao gồm cả nhiễm vi-rút (chẳng hạn như cảm lạnh thông thường, cúm). Việc sử dụng không cần thiết hoặc lạm dụng bất kỳ loại kháng sinh nào có thể dẫn đến giảm hiệu quả của thuốc.

2. Cách sử dụng thuốc Fidaxomicin

  • Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi bắt đầu sử dụng fidaxomicin và mỗi lần bạn được nạp thêm thuốc. Hãy liên hệ với bác sĩ và dược sĩ của bạn để nắm rõ thông tin của thuốc.
  • Dùng thuốc này bằng đường uống hoặc không uống cùng với thức ăn theo chỉ dẫn của bác sĩ, thường là hai lần mỗi ngày (cách nhau 12 giờ).
  • Các loại kháng sinh này hoạt động tốt nhất khi dùng đủ liều lượng và duy trì ổn định. Bạn nên sử dụng thuốc vào các thời gian đều nhau.
  • Tiếp tục dùng thuốc này cho đến khi hết liều lượng quy định và ngay cả khi các triệu chứng biến mất sau một vài ngày. Việc ngừng thuốc quá sớm có thể khiến nhiễm trùng quay trở lại.

Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi bắt đầu sử dụng fidaxomicin và mỗi lần bạn được nạp thêm thuốc.
Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi bắt đầu sử dụng fidaxomicin và mỗi lần bạn được nạp thêm thuốc.

3. Các phản ứng phụ khi sử dụng thuốc Fidaxomicin

Khi sử dụng thuốc có thể xảy ra các triệu chứng buồn nôn, nôn hoặc đau dạ dày, đau bụng. Đối với từng người khác nhau thì tác dụng phụ và các triệu chứng xảy ra cũng khác nhau.

Hãy nói cho bác sĩ của bạn ngay lập tức nếu bạn có bất kỳ phản ứng phụ nghiêm trọng nào, bao gồm:

  • Phân đen, có máu
  • Chất nôn trông giống bã cà phê
  • Sốt, ớn lạnh, đau họng dai dẳng
  • Mệt mỏi bất thường.

Các phản ứng dị ứng ít nghiêm trọng hơn bao gồm:

  • Phát ban, ngứa hoặc sưng
  • Chóng mặt
  • Khó thở.

Các tác dụng phụ khi sử dụng thuốc có thể không được liệt kê đầy đủ. Nếu bạn nhận thấy các tác dụng khác không được liệt kê ở trên, hãy liên hệ với bác sĩ hoặc dược sĩ của bạn để biết thêm thông tin.

4. Các biện pháp phòng ngừa

Trước khi dùng fidaxomicin, hãy nói cho bác sĩ hoặc dược sĩ biết:

  • Bạn bị dị ứng với thành phần thuốc
  • Bạn bị dị ứng với nhóm kháng sinh macrolid khác (chẳng hạn như azithromycin, clarithromycin)
  • Bạn có bất kỳ dị ứng nào khác
  • Tiền sử bệnh của bản thân và gia đình
  • Tất cả các sản phẩm đang sử dụng (bao gồm số lượng, tên thuốc và các sản phẩm thảo dược).
  • Phụ nữ có thai và cho con bú nên cẩn thận khi sử dụng thuốc kháng sinh này. Tham khảo từ bác sĩ hoặc dược sĩ để biết thêm các tác dụng phụ đối với phụ nữ có thai và cho con bú.

Trước khi dùng fidaxomicin, hãy nói cho bác sĩ hoặc dược sĩ biết bạn bị dị ứng với thành phần của thuốc.
Trước khi dùng fidaxomicin, hãy nói cho bác sĩ hoặc dược sĩ biết bạn bị dị ứng với thành phần của thuốc.

5. Tương tác thuốc

  • Việc sử dụng thuốc với các loại thuốc khác có thể làm thay đổi cách hoạt động của thuốc hoặc làm tăng nguy cơ mắc các tác dụng phụ nghiêm trọng.
  • Hãy nói cho bác sĩ hoặc dược sĩ về các sản phẩm khác bạn đang sử dụng bao gồm tên thuốc, số lượng thuốc để có hiệu quả nhất khi sử dụng thuốc này.
  • Không bắt đầu, ngừng hoặc thay đổi liều lượng nếu không có sự chấp nhận của bác sĩ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: Webmd.com

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe