Thuốc Cytovene: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng

Cytovene (còn được gọi là Ganciclovir) là thuốc ngăn ngừa bệnh và một số biến chứng do virus CMV gây ra. Thuốc thường được chỉ định ở những bệnh nhân thực hiện cấy ghép nội tạng, tủy xương, viêm võng mạc CMV để giảm nguy cơ lây lan nhiễm trùng. Đây không phải là thuốc giúp chữa bệnh CMV hoàn toàn.

1. Cytovene là thuốc gì?

Cytovene là một loại thuốc chống virus, được dùng để ngăn ngừa bệnh do virus Cytomegalo (CMV) gây ra. Bệnh này thường xảy ra ở những người đã thực hiện cấy ghép nội tạng hoặc tủy xương.

Bệnh CMV có thể dẫn đến nhiều loại nhiễm trùng nghiêm trọng đối với cơ thể, bao gồm nhiễm trùng ở mắt, được gọi là viêm võng mạc do CMV, có thể gây mù. Thuốc Cytovene hoạt động bằng cách làm chậm sự phát triển của virus CMV, giúp kiểm soát viêm võng mạc do CMV và giảm nguy cơ mù lòa. Thuốc cũng giúp ngăn ngừa nhiễm trùng lây lan sang các khu vực khác của cơ thể.

Tuy nhiên cần lưu ý rằng thuốc Cytovene không phải là thuốc chữa bệnh CMV. Một số bệnh nhân có thể bị viêm võng mạc CMV tệ hơn ngay cả khi đang điều trị. Do vậy điều quan trọng là khi dùng thuốc, bạn nên duy trì khám mắt thường xuyên.

XEM THÊM: Virus cytomegalo (CMV) là gì? Dấu hiệu nhiễm bệnh

2. Cách sử dụng thuốc Cytovene

Người ta thường truyền thuốc Cytovene theo đường tĩnh mạch trong vòng 1 giờ. Không đẩy nhanh tốc độ truyền thuốc vì có thể tăng nguy cơ tác dụng phụ. Khi mới bắt đầu điều trị, thuốc Cytovene thường được truyền cách nhau 12 giờ trong vài tuần đầu tiên. Sau đó giảm dần mỗi ngày một lần hoặc 5-7 lần/tuần sau đó, hoặc theo hướng dẫn của bác sĩ.

Uống nhiều nước khi đang sử dụng thuốc này, trừ khi bác sĩ khuyến cáo.

Trong trường hợp tự tiêm truyền ở nhà, hãy chú ý một số lưu ý sau:

  • Kiểm tra kĩ hỗn dịch để tìm các hạt hoặc sự đổi màu. Nếu có, không sử dụng chất lỏng trên.
  • Nên đeo găng tay khi xử lý thuốc, tránh tiếp xúc trực tiếp với chất lỏng (dù là qua da, miệng, mũi, mắt...). Nếu vô tình tiếp xúc, hãy rửa kĩ khu vực tiếp xúc bằng xà phòng và nước. Nếu dính thuốc vào mắt, hãy rửa kỹ bằng nước thường.
  • Học cách loại bỏ kim tiêm và vật dụng y tế một cách an toàn sau khi sử dụng.

Liều truyền và thời gian điều trị phụ thuộc vào cân nặng, tình trạng sức khỏe và phản ứng với điều trị của người bệnh.

Thuốc Cytovene hoạt động tốt nhất khi lượng thuốc trong cơ thể được duy trì ở mức đồng đều. Do vậy, hãy dùng thuốc này trong những khoảng thời gian cách đều nhau, theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Đừng bỏ qua bất kỳ liều nào hoặc ngừng sử dụng thuốc kể cả trong thời gian ngắn, trừ khi bác sĩ yêu cầu. Việc bỏ qua hoặc ngừng điều trị mà không có sự chấp thuận của bác sĩ có thể khiến tình trạng nhiễm trùng nặng hơn.

Hãy báo cho bác sĩ nếu tình trạng của bạn xấu đi (chẳng hạn như thị lực kém đi).


Nên uống nhiều nước khi đang sử dụng thuốc Cytovene
Nên uống nhiều nước khi đang sử dụng thuốc Cytovene

3. Tác dụng phụ của thuốc Cytovene

Một số tác dụng phụ của thuốc Cytovene có thể gặp là:

  • Tiêu chảy.
  • Đau bụng.
  • Chóng mặt.
  • Buồn ngủ.
  • Run rẩy, đứng không vững.
  • Đau, đỏ, bị kích ứng tại chỗ tiêm.

Hãy báo cho bác sĩ biết nếu bạn thấy có những phản ứng phụ nghiêm trọng như:

  • Dấu hiệu vấn đề về thận (như lượng nước tiểu thay đổi).
  • Co giật.
  • Thay đổi tâm trạng (như lú lẫn, lo lắng, ảo giác).

4. Biện pháp phòng ngừa tác dụng phụ của thuốc Cytovene

  • Trước khi dùng Ganciclovir, người bệnh hãy báo cho bác sĩ nếu bị dị ứng với thuốc hoặc Valganciclovir hoặc Acyclovir, hoặc có bất kỳ tình trạng dị ứng nào khác;
  • Trước khi sử dụng thuốc, người bệnh nên chia sẻ cho bác sĩ về tiền sử bệnh của mình, đặc biệt các vấn đề như: Các vấn đề về thận, số lượng tế bào máu thấp (hồng cầu, bạch cầu hoặc tiểu cầu), điều trị bức xạ.
  • Thuốc Cytovene có thể làm cho người dùng bị chóng mặt, buồn ngủ hoặc khó suy nghĩ rõ ràng. Do vậy không nên lái xe, sử dụng máy móc hoặc làm bất cứ việc gì cần sự tỉnh táo cho đến khi bạn chắc chắn có thể làm điều đó một cách an toàn.
  • Để ngăn ngừa sự lây lan của nhiễm trùng, nên rửa tay sạch sẽ và tránh tiếp xúc với những người bị các loại nhiễm trùng có thể lây sang người khác (như thủy đậu, sởi, cúm).
  • Trong thời gian điều trị, không nên tiêm chủng khi chưa được bác sĩ đồng ý. Tránh tiếp xúc với những người gần đây đã dùng vắc-xin sống (chẳng hạn như vắc xin cúm hít qua mũi).
  • Người lớn tuổi có thể có nhiều nguy cơ mắc các vấn đề về thận hơn khi dùng thuốc này.
  • Nếu bạn đang mang thai hoặc dự định có thai, không nên dùng thuốc Cytovene để tránh những ảnh hưởng không tốt đến thai nhi. Các chuyên gia y tế khuyến cáo phụ nữ nên dùng những biện pháp ngừa thai đáng tin cậy trong khi uống thuốc này và trong 30 ngày kể từ khi ngừng điều trị (đối với nam là 90 ngày). Nếu bạn có thai, hãy nói chuyện với bác sĩ về những rủi ro và lợi ích khi dùng thuốc.
  • Hiện vẫn chưa rõ thuốc Cytovene có đi vào sữa mẹ hay không nên việc cho con bú khi dùng thuốc không được khuyến khích. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi cho con bú.
  • Các xét nghiệm y tế (như xét nghiệm máu, xét nghiệm thận, khám mắt) nên được thực hiện thường xuyên để theo dõi sự hiệu quả của thuốc hoặc kiểm tra các tác dụng phụ.

5. Tương tác thuốc

Một số loại thuốc có thể tương tác với Ganciclovir bao gồm: Didanosine, Imipenem, Cilastatin.Ganciclovir khá tương tự với Valganciclovir. Do vậy không nên sử dụng thuốc có chứa Valganciclovir trong khi sử dụng Ganciclovir.Bạn có thể đang dùng các loại thuốc làm giảm chức năng tủy xương và giảm lượng tế bào máu (chẳng hạn như Trimethoprim, Sulfamethoxazole, Zidovudine, hóa trị liệu ung thư) hoặc các thuốc khác có thể gây ra các vấn đề về thận (chẳng hạn như Cyclosporin). Bạn nên kết hợp theo dõi với bác sĩ và có sự điều chỉnh đơn thuốc sao cho giảm nguy cơ mắc các tác dụng phụ nghiêm trọng.

Người bệnh cần dùng thuốc Cytovene đúng theo chỉ định của bác sĩ để ngăn ngừa bệnh và một số biến chứng do virus VMC gây ra...Đồng thời, khi có biểu hiện bất thường nghi là tác dụng phụ của thuốc, nên báo ngay cho bác sĩ để được xử lý kịp thời.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: webmd.com

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe