Thuốc Castor là thuốc điều trị táo bón, hoạt động dựa trên cơ chế kích thích nhuận tràng, hỗ trợ việc đi đại tiện dễ dàng hơn.
1. Castor là thuốc gì?
Thuốc Castor ở dạng lỏng còn được gọi với tên gọi khác là dầu thầu dầu, thường được dùng chuyên trị táo bón hoặc để làm sạch ruột trước khi khám hoặc phẫu thuật ruột. Thuốc Castor hoạt động dựa trên cơ chế tăng chuyển động của nhu mô ruột, giúp phân dễ dàng ra ngoài.
2. Cách sử dụng thuốc Castor
Nên uống thuốc Castor khi bụng đang đói, có thể kết hợp với trái cây để gia tăng thêm mùi vị. Đo liều lượng dầu cẩn thận bằng dụng cụ hoặc cốc đo đặc biệt. Không nên ước lượng hoặc dùng thìa gia dụng, vì có thể lấy không chính xác liều lượng cần dùng.
Liều dùng thuốc Castor sẽ được bác sĩ chỉ định tùy vào tuổi tác, tình trạng sức khỏe và phản ứng với điều trị của bạn. Vì một số tác dụng phụ nghiêm trọng có thể xảy ra, người bệnh không nên tự ý tăng liều lượng hoặc uống thuốc nhiều hơn chỉ dẫn của bác sĩ. Thời gian dùng thuốc Castor không nên quá 7 ngày.
Có thể mất từ 6-12 giờ trước khi thuốc thẩm thấu vào ruột và gây cảm giác muốn đi cầu. Hãy cho bác sĩ biết nếu tình trạng táo bón vẫn tiếp diễn hoặc có xu hướng tệ hơn (như chảy máu trực tràng). Nếu bạn nghi ngờ bản thân có thể có vấn đề y tế gì nghiêm trọng, hãy tìm kiếm sự chăm sóc từ y tế ngay lập tức.
3. Tác dụng phụ của thuốc Castor
Khi dùng thuốc Castor, trong một số trường hợp bệnh nhân có thể gặp các tác dụng phụ sau:
- Đau dạ dày, đau bụng.
- Chuột rút.
- Buồn nôn và nôn.
- Tiêu chảy.
- Mệt mỏi, suy nhược.
Nếu bạn gặp bất kỳ tác dụng phụ nghiêm trọng nào như: buồn nôn và nôn, tiêu chảy kéo dài, chuột rút, yếu cơ, rối loạn nhịp tim, chóng mặt, giảm đi tiểu, thay đổi cảm xúc (dễ lú lẫn), hãy tìm kiếm đến sự hỗ trợ y tế ngay lập tức.
4. Lưu ý khi dùng thuốc Castor
Trước khi dùng thuốc Castor, hãy cho bác sĩ hoặc dược sĩ biết nếu bạn có các tình trạng sau:
- Có tiền sử dị ứng với thuốc hoặc bất cứ thành phần nào có trong nó.
- Có vấn đề về viêm ruột thừa hoặc có các dấu hiệu của viêm ruột thừa (như buồn nôn và nôn, đau bụng đột ngột hoặc không rõ nguyên nhân), giảm đi tiểu hơn 2 tuần, tắc ruột, chảy máu trực tràng.
- Trước khi phẫu thuật, hãy nói trước với bác sĩ về tình trạng sử dụng các loại thuốc của bạn.
- Thuốc Castor không được khuyến khích sử dụng cho phụ nữ đang mang thai, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
- Hiện vẫn chưa rõ thuốc Castor có đi vào sữa mẹ và gây tác dụng không mong muốn đối với trẻ hay không, hãy cân nhắc kĩ trước khi cho con bú trong thời gian sử dụng thuốc.
- Việc thay đổi lối sống theo hướng lành mạnh như: thường xuyên tập thể dục, uống đủ nước, chế độ ăn uống giàu chất xơ có thể làm giảm tình trạng táo bón và tăng hiệu quả của thuốc Castor.
Trong trường hợp dùng thuốc Castor quá liều dẫn đến các triệu chứng quá liều như: đau bụng dữ dội hoặc chuột rút, buồn nôn và nôn mửa, tiêu chảy kéo dài....nên gọi ngay cho cấp cứu 115 hoặc đến cơ sở y tế gần nhất.
Nếu quên uống một liều thuốc Castor, người bệnh nên uống càng sớm càng tốt. Trường hợp gần với liều kế tiếp thì có thể bỏ qua liều đã quên, uống liều kế tiếp đúng thời điểm như chỉ định. Chú ý không được uống gấp đôi liều chỉ định.
5. Bảo quản thuốc Castor
Bảo quản ở nhiệt độ phòng tránh ánh sáng hoặc nơi ẩm ướt. Giữ thuốc tránh xa tầm tay của trẻ em và phạm vi hoạt động của thú cưng.
Bệnh nhân cần sử dụng thuốc Castor theo đúng chỉ định của bác sĩ. Khi gặp những dấu hiệu bất thường, người bệnh nên báo ngay cho bác sĩ để có hướng can thiệp xử trí kịp thời, tránh nguy cơ biến chứng.
Bên cạnh việc dùng thuốc, hiện nay để việc điều trị táo bón mang đến kết quả tốt, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City có áp dụng phương pháp kích thích điện hậu môn kết hợp với sóng giao thoa, tập phản hồi sinh học (Biofeedback). Phương pháp trên đã giúp cho > 80% các bệnh bệnh nhân phục hồi phản xạ đại tiện, cải thiện tình trạng nhu động ruột và quá trình tống phân giúp cải thiện tình trạng táo bón.
Tùy vào tình trạng táo bón của người bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định các thăm dò cần thiết như: chụp khung đại tràng có thuốc cản quang, đo áp lực hậu môn trực tràng, đánh giá chức năng đại tiện và các bệnh lý liên quan đến vùng sàn chậu... để tìm nguyên nhân, từ đó đưa ra phác đồ điều trị tối ưu. Quá trình thăm khám và điều trị luôn được thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ giàu chuyên môn, có nhiều năm kinh nghiệm, vì thế khách hàng hoàn toàn có thể yên tâm về chất lượng thăm khám tại bệnh viện Vinmec.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Nguồn tham khảo: webmd.com