Thuốc Avelumab: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng

Ung thư là một bệnh lý rất nguy hiểm, bệnh có tỷ lệ tử vong cao do sự xuất hiện của các tế bào bất thường phân chia và nhân lên mất kiểm soát, từ đó xâm lấn các mô lành hoặc di căn đi xa. Hiện nay có rất nhiều nhóm thuốc điều trị ung thư ra đời, trong đó có Avelumab. Vậy Avelumab là thuốc gì?

1. Avelumab là thuốc gì?

Thuốc Avelumab chữa bệnh gì? Avelumab là thuốc được dùng để điều trị các loại ung thư. Thuốc điều trị ung thư Avelumab hoạt động bằng cách làm thay đổi hoạt động của hệ miễn dịch trong cơ thể, hướng đến việc tấn công các tế bào ung thư. Avelumab là thuốc điều trị ung thư thuộc nhóm kháng thể đơn dòng.


Bệnh ung thư có thể được chỉ định bằng thuốc Avelumab
Bệnh ung thư có thể được chỉ định bằng thuốc Avelumab

2. Hướng dẫn sử dụng thuốc Avelumab

Đọc kỹ hướng dẫn về thuốc do dược sĩ cung cấp khi người bệnh nhận thuốc avelumab để điều trị. Tuy nhiên, thuốc điều trị ung thư này cần được thực hiện bởi một chuyên gia chăm sóc sức khỏe. Thuốc được tiêm tĩnh mạch chậm trong vòng 60 phút, thường là 2 tuần một lần.

Phản ứng truyền dịch có thể xảy ra trong khi người bệnh đang dùng avelumab. Khi đó bác sĩ có thể kê đơn các loại thuốc khác (như diphenhydramine, acetaminophen) trước khi điều trị để ngăn ngừa những tác dụng phụ này. Báo ngay cho bác sĩ nếu bệnh nhân có bất kỳ triệu chứng nào của phản ứng truyền dịch như: đỏ bừng, khó thở, sốt, ớn lạnh, phát ban, đau bụng/lưng hoặc chóng mặt.

Liều lượng của thuốc được chỉ định dựa trên tình trạng sức khỏe và đáp ứng với điều trị của người bệnh. Bác sĩ có thể chỉ định ngừng điều trị một thời gian nếu bệnh nhân gặp các tác dụng phụ nghiêm trọng. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể kê một loại thuốc khác (corticosteroid như prednisone) để điều trị các tác dụng phụ của thuốc này.

Để có được hiệu quả điều trị tốt nhất, người bệnh không được bỏ lỡ bất kỳ liều thuốc Avelumab nào.


Thuốc có thể gây ra triệu chứng chóng mặt
Thuốc có thể gây ra triệu chứng chóng mặt

3. Tác dụng phụ của thuốc Avelumab

Tác dụng phụ của thuốc Avelumab có thể gặp trong quá trình điều trị là mệt mỏi và chóng mặt. Nếu một trong hai tác dụng này của thuốc kéo dài hoặc ngày càng trở nên tồi tệ hơn, người bệnh cần báo ngay cho bác sĩ hoặc dược sĩ.

Avelumab có thể gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng, người bệnh cần chú ý theo dõi để báo bác sĩ kịp thời như:

  • Xuất hiện các dấu hiệu nhiễm trùng (như sốt, sổ mũi, nghẹt mũi, ho mới phát hoán ho nặng hơn);
  • Tiêu chảy có máu, chất nhầy;
  • Loét miệng, loét họng;
  • Đau bụng dữ dội;
  • Các triệu chứng cảnh báo bệnh gan (buồn nôn/nôn không ngừng, chán ăn, vàng mắt, vàng da, nước tiểu sẫm màu);
  • Dấu hiệu của các vấn đề về thận (như thay đổi lượng nước tiểu, nước tiểu màu hồng/có máu);
  • Dễ bầm tím, chảy máu;
  • Sưng tay, sưng mắt cá chân;
  • Bàn chân yếu bất thường, cứng/đau khớp, yếu/đau cơ;
  • Đỏ mắt, đau mắt, nhạy cảm với ánh sáng, thay đổi thị lực.

Thuốc Avelumab có thể gây ra các vấn đề về các tuyến sản xuất hormone trong cơ thể (như tuyến giáp, tuyến yên, tuyến thượng thận, tuyến tụy). Cơ thể có thể tạo ra quá nhiều hoặc quá ít hormone. Hãy cho bác sĩ ngay lập tức nếu người bệnh có bất kỳ triệu chứng nào như:

  • Không chịu được lạnh hoặc nóng;
  • Giảm/tăng cân không giải thích được;
  • Khát/đi tiểu nhiều hơn;
  • Thay đổi tâm trạng hoặc hành vi (như giảm ham muốn tình dục, cáu kỉnh, hay quên);
  • Chậm nhịp/nhịp nhanh, nhịp tim không đều;
  • Mệt mỏi bất thường;
  • Táo bón.

Tác dụng phụ rất nghiêm trọng của Avelumab có thể xảy ra là đau ngực , khó thở.

Thuốc Avelumab có thể gây ngứa hoặc phát ban nhưng thường không nghiêm trọng. Tuy nhiên, bệnh nhân có thể không phân biệt được đâu là phát ban hiếm gặp - dấu hiệu của một phản ứng dị nghiêm trọng (phát ban, sưng mặt, ngứa, chóng mặt, khó thở). Vì vậy, tốt nhất nên yêu cầu trợ giúp y tế ngay lập tức nếu người bệnh bị phát ban hoặc ngứa.


Loét miệng là một tác dụng phụ của thuốc Avelumab
Loét miệng là một tác dụng phụ của thuốc Avelumab

4. Lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị ung thư Avelumab

Trước khi sử dụng thuốc avelumab, hãy cho bác sĩ biết nếu người bệnh từng bị dị ứng với hoạt chất này trước đây hoặc bất kỳ dị ứng nào khác và tiền sử bệnh của bệnh nhân.

Thuốc có thể gây chóng mặt, việc sử dụng rượu hoặc cần sa có thể khiến bệnh nhân chóng mặt hơn. Không lái xe, sử dụng máy móc hoặc làm bất cứ điều gì cần sự tỉnh táo cho đến khi người bệnh có thể chắc chắn về sự an toàn. Ngoài ra, cần hạn chế đồ uống có cồn khi đang sử dụng thuốc.

Cho bác sĩ biết nếu bệnh nhân đang mang thai hoặc dự định có thai. Không nên sử dụng avelumab cho phụ nữ có thai vì thuốc có thể gây hại cho thai nhi. Bệnh nhân nên tìm hiểu các biện pháp ngừa thai đáng tin cậy trong khi sử dụng thuốc này và trong 1 tháng sau khi ngừng điều trị. Nếu có thai, hãy báo với bác sĩ ngay lập tức để cân nhắc về những rủi ro và lợi ích của việc sử dụng thuốc.

Chưa có nghiên cứu về việc thuốc có đi vào sữa mẹ hay không, tuy nhiên để phòng ngừa nguy cơ có thể xảy ra cho trẻ sơ sinh, nhà sản xuất không khuyến cáo cho con bú trong khi sử dụng thuốc này và trong 1 tháng sau khi ngừng điều trị. Nếu cần hãy tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi cho con bú.

Liệt kê danh sách tất cả các sản phẩm người bệnh đang sử dụng (bao gồm thuốc theo toa, không kê toa và các sản phẩm thảo dược) cho bác sĩ và dược sĩ. Không tự ý bắt đầu, ngừng hoặc thay đổi liều lượng của bất kỳ loại thuốc nào mà không có sự chấp thuận của bác sĩ điều trị.

Các xét nghiệm chức năng gan, thận, tuyến giáp, lượng đường trong máu nên được thực hiện trước và trong khi điều trị bằng thuốc Avelumab.

Avelumab là thuốc được dùng trong bệnh viện hoặc phòng khám, không được bảo quản thuốc ở nhà. Để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất, người bệnh cần tuân thủ liều điều trị theo lịch của bác sĩ. Nếu bỏ lỡ một liều, người bệnh cần liên hệ với bác sĩ hoặc dược sĩ ngay lập tức để thiết lập lịch dùng thuốc mới.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: webmd.com

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe