Thuốc Aptiom được sử dụng đơn độc hoặc phối hợp với các loại thuốc khác để điều trị một loại rối loạn co giật (co giật khu trú). Thuốc Aptiom thuộc một nhóm thuốc thuốc chống co giật. Thuốc Aptiom có thể làm giảm số lần co giật mà bạn mắc phải.
1. Công dụng và chỉ định của thuốc Aptiom
Thuốc Aptiom được sử dụng đơn độc hoặc phối hợp với các loại thuốc khác để điều trị một loại rối loạn co giật (co giật khu trú). Thuốc Aptiom thuộc một nhóm thuốc thuốc chống co giật. Thuốc Aptiom có thể làm giảm số lần co giật mà bạn mắc phải.
Một số lưu ý khi sử dụng thuốc Aptiom:
- Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc và chỉ định của bác sĩ của bạn cung cấp trước khi bạn bắt đầu dùng thuốc Aptiom và mỗi lần bạn được kê đơn lại.
- Thuốc Aptiom được sử dụng bằng đường uống, bạn có thể uống thuốc này vào lúc đói hoặc lúc no theo chỉ dẫn của bác sĩ, thường là mỗi ngày một lần.
- Liều lượng thuốc Aptiom được bác sĩ tính toán dựa trên tình trạng sức khỏe của bạn và đáp ứng với điều trị. Liều dùng thuốc Aptiom cho trẻ em cũng dựa trên cân nặng.
- Để giảm nguy cơ gặp phải các tác dụng phụ của thuốc Aptiom, bác sĩ có thể hướng dẫn bạn bắt đầu dùng thuốc này với liều thấp và tăng dần liều của bạn lên. Đảm bảo rằng bạn đã làm theo hướng dẫn của bác sĩ một cách cẩn thận.
- Sử dụng thuốc Aptiom thường xuyên để đạt được hiệu quả cao nhất. Để giúp bạn ghi nhớ, tránh tình trạng quên uống thuốc, bạn hãy uống thuốc vào cùng một thời điểm mỗi ngày.
- Tuyệt đối không được tự ý tăng liều hoặc sử dụng thuốc Aptiom thường xuyên hơn hoặc lâu hơn so với quy định. Làm như vậy không giúp cho tình trạng của bạn được cải thiện nhanh hơn và còn khiến cho nguy cơ gặp phải các tác dụng phụ sẽ tăng lên.
- Không được tự ý ngừng thuốc Aptiom mà không hỏi ý kiến bác sĩ của bạn. Một số tình trạng chẳng hạn như co giật có thể trở nên tồi tệ hơn khi ngừng thuốc Aptiom đột ngột. Liều thuốc Aptiom bạn đang dùng có thể cần được giảm dần cho đến khi dừng hẳn.
- Các xét nghiệm như nồng độ natri / clorua , kiểm tra chức năng gan có thể được thực hiện trước khi bạn bắt đầu điều trị, định kỳ để theo dõi sự tiến triển của bạn hoặc kiểm tra các tác dụng phụ.
- Hãy cho bác sĩ biết nếu cơn động kinh của bạn trở nên tồi tệ hơn.
2. Phản ứng phụ của thuốc Aptiom
Khi sử dụng thuốc Aptiom bạn có thể gặp phải một số tác dụng không mong muốn như: đau đầu, run rẩy, buồn ngủ, mệt mỏi, chóng mặt, không vững, cảm giác quay cuồng, buồn nôn hoặc nôn. Nếu có bất kỳ tác dụng nào kể trên kéo dài hoặc trầm trọng hơn, hãy báo cho bác sĩ của bạn ngay lập tức.
Hãy nhớ rằng bác sĩ của bạn đã kê đơn thuốc Aptiom bởi vì họ đã đánh giá rằng lợi ích thuốc mang lại cho bạn lớn hơn nguy cơ bạn gặp phải các tác dụng phụ. Và trên thực tế đã có nhiều người sử dụng thuốc Aptiom mà không gặp phải bất kỳ tác dụng phụ nghiêm trọng nào.
Hãy cho bác sĩ của bạn ngay lập tức nếu bạn có bất kỳ tác dụng phụ nghiêm trọng nào khi sử dụng thuốc Aptiom, bao gồm:
- Chuyển động mắt nhanh hoặc không kiểm soát được.
- Mắt mờ hoặc nhìn đôi.
- Mất thăng bằng hoặc mất khả năng phối hợp vận động.
- Các dấu hiệu nhiễm trùng chẳng hạn như đau họng không khỏi, sốt, ớn lạnh.
- Dễ bị bầm tím hoặc chảy máu.
- Da nhợt nhạt.
Một số ít bệnh nhân dùng thuốc chống co giật cho bất kỳ tình trạng nào chẳng hạn như co giật, rối loạn lưỡng cực, đau đớn và họ có thể bị trầm cảm, suy nghĩ tự tử hoặc cố gắng tự tử hoặc các vấn đề tâm thần / tâm trạng khác. Hãy cho bác sĩ của bạn biết ngay lập tức nếu bạn hoặc gia đình, người chăm sóc của bạn nhận thấy bất kỳ thay đổi bất thường hoặc đột ngột nào trong tâm trạng, suy nghĩ hoặc hành vi của bạn, bao gồm các dấu hiệu trầm cảm, ý định tự tử, suy nghĩ về việc làm hại bản thân.
Nếu bạn có bất kỳ tác dụng phụ nào rất nghiêm trọng khi sử dụng thuốc Aptiom, bạn cần tìm kiếm chăm sóc y tế ngay lập tức. Các tác dụng phụ rất nghiêm trọng, bao gồm:
- Các dấu hiệu của bệnh gan chẳng hạn như nước tiểu sẫm màu, buồn nôn dai dẳng, nôn mửa, đau dạ dày, đau bụng, vàng mắt, vàng da.
- Các dấu hiệu của mức natri trong máu thấp như buồn nôn dữ dội, buồn ngủ tột độ, lú lẫn, khó chịu, co giật mới hoặc trầm trọng hơn, yếu cơ hoặc đau.
Một phản ứng dị ứng rất nghiêm trọng rất hiếm khi xảy ra khi sử dụng thuốc Aptiom. Tuy nhiên, bạn hãy tìm sự trợ giúp y tế ngay lập tức nếu bạn nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào của phản ứng dị ứng nghiêm trọng, bao gồm: sốt, sưng hạch bạch huyết, phát ban, ngứa hoặc sưng đặc biệt là ở mặt, ở lưỡi, hoặc ở họng, chóng mặt nghiêm trọng, khó thở.
Các tác dụng phụ của thuốc Aptiom theo mức độ xuất hiện:
Tác dụng phụ thường gặp của thuốc Aptiom bao gồm:
- Tầm nhìn bị mờ
- Chóng mặt
- Nhìn đôi
- Buồn ngủ
- Đau đầu
- Mất phối hợp cơ
- Năng lượng thấp
- Rung cơ
- Buồn nôn
- Cảm giác quay hoặc quay
- Nôn mửa
Tác dụng phụ ít gặp của thuốc Aptiom bao gồm:
- Phát ban da
- Rối loạn cảm xúc
- Kích động
- Lú lẫn
- Ho
- Giảm sự thèm ăn
- Phiền muộn
- Khó ngủ
- Phù ở chân, bàn chân, cánh tay hoặc bàn tay
- Huyết áp cao
- Mất trí nhớ
- Rung giật nhãn cầu, một tình trạng với chuyển động mắt không tự nguyện.
Tác dụng phụ hiếm gặp của thuốc Aptiom bao gồm:
- Tình trạng có mức hormone tuyến giáp thấp
- Rối loạn với hormon chống bài niệu dư thừa được gọi là Hội chứng của hormone chống bài niệu không thích hợp
- Sốc phản vệ
- Rối loạn về da với da bị phồng rộp và bong tróc được gọi là Hội chứng Stevens-Johnson
- Rối loạn da với da bị phồng rộp và bong tróc được gọi là phân hủy biểu bì nhiễm độc
- Phù mạch
- Giảm bạch cầu
- Một loại phản ứng da dị ứng nghiêm trọng được gọi là hội chứng DRESS
- Vàng mắt hoặc da do tích tụ Bilirubin
- Chức năng gan bất thường
- Thiếu máu
- Rung tâm nhĩ
- Rung nhĩ
- Block nhĩ thất, một loại rối loạn nhịp tim chậm
- Giảm tiểu cầu trong máu
- Lượng Bilirubin trong máu cao
- Tổ ong
- Tăng bạch cầu ái toan trong máu
- Lượng natri trong máu thấp
- Bạch cầu trung tính thấp
- Mức độ tế bào bạch cầu thấp
- Thiếu máu Megaloblastic
- Khoảng thời gian PR kéo dài được quan sát trên ECG
- Hành vi tự sát
- Suy nghĩ tự tử
- Sưng hạch bạch huyết
- Mức độ rất thấp của bạch cầu hạt, một loại tế bào máu trắng
- Một sự thay đổi trong khả năng chú ý
- Thay đổi tầm nhìn
- Cách đi bộ bất thường
- Mất ngôn ngữ, mất khả năng nói và hiểu ngôn ngữ
- Lượng chất béo trung tính cao trong máu
- Cholesterol cao
- Sự chậm chạp của chuyển động
Đây không phải là danh sách đầy đủ các tác dụng phụ có thể xảy ra khi sử dụng thuốc Aptiom. Nếu bạn nhận thấy các tác dụng khác không được liệt kê ở trên, hãy liên hệ với bác sĩ của bạn ngay.
3. Các biện pháp phòng ngừa
Trước khi dùng thuốc Aptiom, hãy cho bác sĩ biết nếu bạn từng bị dị ứng với loại thuốc này; hoặc oxcarbazepine; hoặc carbamazepine; hoặc nếu bạn có bất kỳ dị ứng nào khác. Thuốc Aptiom có thể chứa các thành phần không hoạt động, các thành phần này có thể gây ra phản ứng dị ứng hoặc các vấn đề khác.
Trước khi sử dụng thuốc Aptiom, hãy cho bác sĩ hoặc dược sĩ biết tiền sử bệnh của bạn, đặc biệt là:
- Bệnh thận
- Bệnh gan
- Mất cân bằng khoáng chất như mức natri trong máu thấp.
Thuốc Aptiom có thể làm bạn chóng mặt, buồn ngủ hoặc làm mờ tầm nhìn và rượu, cần sa có thể khiến bạn chóng mặt hoặc buồn ngủ hơn. Do đó, bạn không nên lái xe, sử dụng máy móc hoặc làm bất cứ điều gì cần sự tỉnh táo hoặc tầm nhìn rõ ràng cho đến khi bạn có thể làm điều đó một cách an toàn. Hạn chế đồ uống có cồn trong quá trình sử dụng thuốc Aptiom. Cho bác sĩ của bạn biết nếu bạn đang sử dụng cần sa trước khi sử dụng thuốc Aptiom.
Trước khi phẫu thuật, hãy nói với bác sĩ hoặc nha sĩ của bạn về việc bạn đang sử dụng thuốc Aptiom và tất cả các sản phẩm bạn sử dụng bao gồm thuốc theo đơn, thuốc không kê đơn và các sản phẩm thảo dược.
Người lớn tuổi có thể nhạy cảm hơn với các tác dụng phụ của thuốc Aptiom, đặc biệt là chóng mặt hoặc mất phối hợp.
Phụ nữ trong thời kỳ mang thai, chỉ nên sử dụng thuốc Aptiom khi thật cần thiết. Thuốc Aptiom có thể gây hại cho thai nhi. Tuy nhiên, vì co giật không được điều trị là một tình trạng nghiêm trọng có thể gây hại cho cả phụ nữ mang thai và thai nhi, đừng ngừng dùng thuốc Aptiom trừ khi có chỉ định của bác sĩ.
Nếu bạn đang lên kế hoạch mang thai, đang mang thai hoặc cho rằng mình có thể mang thai, hãy thảo trao đổi với bác sĩ về những lợi ích và rủi ro của việc sử dụng thuốc Aptiom trong thai kỳ.
Thuốc Aptiom ảnh hưởng đến sữa mẹ, do đó phụ nữ đang cho con bú cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi cho con bú trong quá trình sử dụng thuốc.
4. Tương tác của thuốc Aptiom
Tương tác thuốc là những phản ứng xảy ra khi sử dụng cùng lúc nhiều loại thuốc khác nhau, các phản ứng này có thể làm thay đổi cách hoạt động của thuốc hoặc tăng nguy cơ mắc các tác dụng phụ nghiêm trọng của thuốc Aptiom. Bởi vậy, bạn hãy giữ danh sách tất cả các sản phẩm bạn sử dụng bao gồm thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn, các sản phẩm thảo dược và chia sẻ danh sách này với bác sĩ của bạn.
Một số sản phẩm có thể tương tác với thuốc Aptiom bao gồm:
- Orlistat
- Rilpivirine.
Thuốc Aptiom có thể làm giảm hiệu quả của biện pháp tránh thai bằng nội tiết tố như thuốc viên, miếng dán hoặc vòng tránh thai. Bởi vậy bạn có thể mang thai ngoài ý muốn. Thảo luận với bác sĩ của bạn để xem bạn có nên sử dụng thêm các phương pháp ngừa thai đáng tin cậy trong khi sử dụng thuốc Aptiom và ít nhất 1 chu kỳ kinh nguyệt sau khi kết thúc điều trị. Cũng nói với bác sĩ của bạn nếu bạn có bất kỳ hiện tượng chảy máu đột ngột, vì đây có thể là những dấu hiệu cho thấy biện pháp tránh thai của bạn không hoạt động tốt.
Cho bác sĩ biết nếu bạn đang dùng các sản phẩm khác gây buồn ngủ, bao gồm:
- Rượu
- Cần sa
- Thuốc kháng histamin như cetirizine, diphenhydramine.
- Thuốc ngủ hoặc thuốc chống lo lắng như alprazolam, diazepam, zolpidem.
- Thuốc giãn cơ như carisoprodol, cyclobenzaprine.
- Thuốc giảm đau opioid như codeine, hydrocodone.
Kiểm tra nhãn trên tất cả các loại thuốc bạn đang sử dụng chẳng hạn như các sản phẩm dị ứng hoặc ho và cảm lạnh vì chúng có thể chứa các thành phần gây buồn ngủ. Hỏi bác sĩ của bạn về việc sử dụng những sản phẩm đó một cách an toàn trong khi đang sử dụng thuốc Aptiom.
Thuốc Aptiom rất giống với oxcarbazepine, vì vậy không sử dụng thuốc có chứa oxcarbazepine trong khi sử dụng Aptiom.
Thuốc Aptiom có thể gây ảnh hưởng kết quả của một số xét nghiệm bao gồm cả xét nghiệm tuyến giáp. Đảm bảo rằng nhân viên phòng thí nghiệm và tất cả các bác sĩ của bạn biết bạn sử dụng thuốc Aptiom.
5. Làm gì khi uống thuốc Aptiom quá liều?
Nếu bạn hoặc ai đó đã sử dụng quá liều thuốc Aptiom và có các triệu chứng nghiêm trọng như ngất đi hoặc khó thở, hãy gọi cấp cứu 115. Nếu không, nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất.
6. Làm gì khi quên uống thuốc Aptiom?
Nếu bạn lỡ quên một lần uống thuốc Aptiom, hãy dùng nó ngay khi bạn nhớ ra. Nếu bạn phát hiện khi đã gần đến thời điểm của lần uống thuốc tiếp theo, hãy bỏ qua lần thuốc đã quên và uống thuốc lần tiếp theo vào thời điểm bình thường. Tuyệt đối không được tăng gấp đôi liều để bù cho lần uống thuốc đã quên trước đó.
7. Cách bảo quản thuốc Aptiom
Bảo quản thuốc Aptiom trong điều kiện nhiệt độ phòng, tránh khỏi ánh sáng và hơi ẩm. Không để thuốc Aptiom trong phòng tắm. Giữ thuốc Aptiom cũng như tất cả các loại thuốc tránh xa trẻ em và vật nuôi.
Không xả thuốc Aptiom xuống bồn cầu hoặc đổ vào cống trừ khi được hướng dẫn làm như vậy. Vứt bỏ thuốc Aptiom đúng cách khi nó đã hết hạn hoặc không còn cần thiết.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Nguồn tham khảo: webmd.com