Thức tỉnh giữa cơn mê - biến cố có thể phòng ngừa

Bài viết bởi Thạc sĩ, Bác sĩ CKII Nguyễn Tất Bình - Khoa Gây mê phẫu thuật - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park

Một trong những nguy cơ có thể gặp trong khi gây mê toàn diện hoặc an thần thủ thuật là khả năng bệnh nhân bị thức tỉnh (anesthesia awareness). Đây là tình trạng bệnh nhân tỉnh trong lúc phẫu thuật hay thủ thuật và có thể nhớ lại những sự kiện hay môi trường xung quanh. Biến cố này có thể gặp với tỷ lệ 1:100 trong phẫu thuật tim hở, thức tỉnh những bệnh nhân không cảm giác đau 1:1000, thức tỉnh và đau 1:3000.

Mặc dù tình trạng thức tỉnh giữa cơn gây mê không phổ biến nhưng để lại cho bệnh nhân sự lo sợ hay những chấn thương tâm lý, đặc biệt trong những trường hợp phải phẫu thuật hay thực hiện thủ thuật sau này.

1. Tại sao một số bệnh nhân lại bị thức tỉnh trong lúc gây mê?

Tình trạng thức tỉnh trong lúc gây mê phẫu thuật có thể xảy ra ở một số bệnh nhân, đặc biệt là các bệnh nhân với nhiều bệnh lý mạn tính nặng đi kèm và để để giảm thiểu ảnh hưởng của các thuốc gây mê đến bệnh nhân, các bác sĩ gây mê có khuynh hướng sử dụng thuốc ít hơn. Những phẫu thuật có nguy cơ cao bị thức tỉnh trong lúc gây mê là những phẫu thuật cấp cứu chấn thương nặng, phẫu thuật tim hay phẫu thuật mổ lấy thai khẩn cấp.


Bệnh nhân phẫu thuật tim có nguy cơ cao bị thức tỉnh
Bệnh nhân phẫu thuật tim có nguy cơ cao bị thức tỉnh

2. Bệnh nhân cảm thấy gì khi bị thức tỉnh trong lúc phẫu thuật?

Tùy theo mức độ thức tỉnh mà bệnh nhân sẽ mô tả khác nhau. Một số bệnh nhân chỉ có thể nhớ lại một cách mơ hồ những gì diễn ra trong lúc mổ. Một số khác có thể kể chi tiết hay mô tả một khoảnh khắc cụ thể trong phòng mổ. Thậm chí một số bệnh nhân rơi vào tình trạng như tuyệt vọng khi thức tỉnh và cầu cứu nhưng không thể cử động được do bị ức chế bởi các thuốc giãn cơ.

3. Làm thế nào để giảm thiểu nguy cơ bị thức tỉnh trong lúc mổ?

Trước phẫu thuật, các bác sĩ gây mê sẽ có một buổi khám và tư vấn gây mê để qua đó có thể đánh giá tình trạng sức khỏe của bệnh nhân trước mổ. Bệnh nhân nên cung cấp các thông tin về tiền sử gây mê phẫu thuật trước đó (nếu có), có tình trạng thức tỉnh trong lúc phẫu thuật trước đó hay không. Bệnh nhân cũng nên cung cấp thêm các thông tin như tiền sử sử dụng thuốc gây nghiện hay uống rượu trước đó, vì đây là những yếu tố có thể làm tăng nguy cơ thức tỉnh trong lúc mổ.

Ngoài ra, để phòng ngừa tình trạng này, các bác sĩ gây mê sẽ hạn chế dùng các thuốc giãn cơ nếu phẫu thuật cho phép. Trong lúc gây mê, bác sĩ gây mê sẽ sử dụng các phương tiện theo dõi độ mê, độ đau để đảm bảo chắc rằng bệnh nhân ngủ sâu và không đau trong suốt quá trình phẫu thuật.


Bác sĩ gây mê trao đổi thông tin với bệnh nhân trước phẫu thuật
Bác sĩ gây mê trao đổi thông tin với bệnh nhân trước phẫu thuật

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những Bệnh viện áp dụng nghiêm ngặt các tiêu chuẩn thực hành gây mê phẫu thuật an toàn theo các hướng dẫn quốc tế. Với một đội ngũ bác sĩ và điều dưỡng gây mê giàu kinh nghiệm, cùng với các trang thiết bị hiện đại như máy dò thần kinh, máy siêu âm, hệ thống kiểm soát đường thở khó của Karl Storz, hệ thống theo dõi gây mê toàn diện AoA (Adequate of Anesthesia) của GE bao gồm theo dõi độ mê, độ đau và độ giãn cơ sẽ mang lại chất lượng cao và an toàn, giúp bệnh nhân gây mê vừa đủ, không thức tỉnh, không tồn dư thuốc giãn cơ sau mổ. Hệ thống Y tế Vinmec cũng tự hào là Bệnh viện đầu tiên tại Việt Nam ký kết với Hiệp hội Gây mê Thế giới (WFSA) hướng đến mục tiêu trở thành bệnh viện an toàn nhất về gây mê phẫu tại Đông Nam Á.

Để đăng ký khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý Khách có thể liên hệ Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc, hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY.

XEM THÊM

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe