Một số thực phẩm, vitamin, khoáng chất và các chất dinh dưỡng khác mà chúng ta ăn có thể làm tăng hoặc giảm nguy cơ ung thư. Bài viết này sẽ đề cập đến các loại thực phẩm chống ung thư và thực phẩm có thể tăng nguy cơ gây ung thư.
1. Nhóm thực phẩm có nguồn gốc thực vật
Những thực phẩm này chứa các chất tự nhiên gọi là phytonutrients. Ví dụ carotenoids, hoặc caroten, được tìm thấy trong các loại củ quả có màu đỏ, cam, vàng và một số loại rau có màu xanh đậm.
Polyphenol, được tìm thấy trong các loại thảo mộc, gia vị, rau, trà, cà phê, sô cô la, các loại hạt, táo, hành tây, và các loại thực vật khác. Các hợp chất allium, được tìm thấy trong hẹ, tỏi, tỏi tây và hành tây. Phytonutrients được tìm thấy trong trái cây và rau quả rất có thể phối hợp với nhau để giảm nguy cơ ung thư, thay vì một thành phần thực phẩm cụ thể ảnh hưởng đến nguy cơ.
Trái cây và rau quả có khả năng giảm nguy cơ mắc một số loại ung thư, bao gồm: ung thư đầu và cổ, ung thư thực quản, ung thư dạ dày, ung thư phổi, ung thư tuyến tụy, ung thư tuyến tiền liệt.
Một số loại giúp điều chỉnh hormone, chẳng hạn như estrogen, lycopene và carotene này được tìm thấy trong các sản phẩm cà chua. Các nguồn lycopene quan trọng khác bao gồm bưởi hồng, dưa hấu và quả mơ. Các nghiên cứu cho thấy lycopene có thể bảo vệ chống lại bệnh ung thư phổi, tuyến tiền liệt, ung thư đại tràng, miệng và cổ họng (khoang miệng) thực quản.
Một số loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật có tác dụng tốt trong việc ngăn ngừa ung thư như:
1.1 Rau cải
Thường xuyên ăn những thực phẩm họ cải có liên quan đến việc giảm nguy cơ ung thư. Các nghiên cứu cho thấy rau họ cải bảo vệ chống lại các bệnh ung thư đầu và cổ, ung thư thực quản, ung thư dạ dày. Một số nghiên cứu trong phòng thí nghiệm cho thấy rau họ cải giúp điều chỉnh các enzyme chống ung thư. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng các loại rau họ cải đều có thể ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư theo những cách khác.
1.2 Đậu nành
Đậu nành chứa chất phytonutrients độc đáo. Các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm cho thấy những chất này giúp bảo vệ chống lại một số loại ung thư. Các nghiên cứu hiện tại cho thấy ăn tối đa 3 phần thực phẩm từ đậu nành, chẳng hạn như edamame, đậu phụ, sữa đậu nành và miso có thể làm giảm nguy cơ ung thư vú.
1.3 Trà
Nếu bạn thích nhấm nháp trà, bạn sẽ rất vui khi biết rằng nó cũng là một dạng thực phẩm trị ung thư. Giống như nhiều loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật, trà có chứa flavonoid, đặc biệt là kaempferol, đã cho thấy tác dụng bảo vệ chống lại ung thư. Một nghiên cứu trên quy mô lớn đánh giá lượng kaempferol của hơn 66.000 phụ nữ cho thấy, những người tiêu thụ nhiều chất này có nguy cơ mắc ung thư buồng trứng thấp nhất.
Một nghiên cứu riêng biệt cho thấy mối liên hệ giữa việc tiêu thụ flavonoid và giảm nguy cơ ung thư vú. Nghiên cứu trên gần 3.000 người, cho thấy phụ nữ sau mãn kinh có nhiều flavonoid có khả năng mắc ung thư vú thấp hơn 46% so với những người mắc bệnh ít nhất.
Tuy nhiên, tiêu thụ flavonoid không ảnh hưởng đến nguy cơ ung thư vú ở phụ nữ tiền mãn kinh. Nếu bạn là người thích uống trà, hãy thưởng thức trà nóng để được sưởi ấm trong mùa đông, trà đá giải khát mát mẻ vào mùa hè. Vì vậy, hãy thưởng thức trà quanh năm để tăng cường phòng chống ung thư.
2. Chất chống oxy hóa
Các chất beta carotene, selen và vitamin C và E là những chất chống oxy hóa bảo vệ cơ thể khỏi các chất oxy hóa gây tổn thương tế bào. Chất oxy hóa có thể được tạo ra bởi các quá trình tế bào bình thường một cách tự nhiên.
Chất chống oxy hóa Curcumin có tác dụng chống viêm và có khả năng chống ung thư cao. Các nghiên cứu gần đây cho thấy chất curcumin can thiệp vào các đường truyền tín hiệu tế bào, từ đó ngăn chặn sự biến đổi, tăng sinh và xâm lấn của các tế bào ung thư.
Tác dụng bảo vệ của curcumin có thể mở rộng đến ung thư bàng quang và đường tiêu hóa. Curcumin thường được dùng làm hương vị cho rất nhiều món ăn phổ biến của Ấn Độ, vì nó là thành phần chính trong bột cà ri. Nó cũng thường được chế biến cùng gạo, thịt gà, rau và đậu lăng. Một số đầu bếp rắc bột màu vàng tươi vào công thức nấu ăn cho màu sắc đẹp mắt.
3. Các vitamin và khoáng chất khác
Chúng bao gồm canxi, iốt, vitamin A, D, K và vitamin B. Chúng ta cần vitamin và khoáng chất, vì chúng giúp cơ thể thực hiện các chức năng thiết yếu như tăng trưởng, phát triển và tự sửa chữa. Một số vitamin, khoáng chất và các chất dinh dưỡng khác là chất chống oxy hóa. Một số loại khoáng chất chống lại ung thư như:
3.1 Folate
Vitamin B-phức hợp này có thể được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm. Thêm vào đó, các nhà sản xuất ngũ cốc, mì ống và bánh mì thường củng cố sản phẩm của họ bằng folate. Khi một người có mức folate thấp, thì nhiều khả năng sẽ bị đột biến DNA.
Ngược lại, mức folate đầy đủ bảo vệ chống lại các đột biến như vậy. Trong một nghiên cứu trên quy mô lớn, các nhà nghiên cứu đã đánh giá tác động của folate đối với hơn 27.000 người nam hút thuốc trong độ tuổi từ 50 đến 69. Đàn ông tiêu thụ ít khoảng 400 microgam folate mỗi ngày sẽ giảm một nửa nguy cơ phát triển bệnh ung thư tuyến tụy. Để có được folate, bạn hãy bắt đầu với bữa sáng với một ly nước cam. Đối với bữa trưa, hãy thử một món salad thịnh soạn với lá rau bina hoặc lá romaine hoặc có thể đậu khô hoặc đậu Hà Lan. Ăn nhẹ với một nắm đậu phộng hoặc một quả cam. Vào bữa tối, hãy chọn măng tây hoặc rau cải Brussels vào thực đơn bữa tối.
3.2 Vitamin D
Loại vitamin tan trong chất béo này giúp hấp thụ canxi để hỗ trợ cho răng và xương chắc khỏe cũng có thể giúp bảo vệ chống lại ung thư. Các nhà nghiên cứu cho rằng vitamin D kiềm chế sự phát triển của các tế bào ung thư.
Một báo cáo được trình bày tại cuộc họp mới nhất của Hiệp hội Nghiên cứu Ung thư Hoa Kỳ (AACR) cho thấy có mối liên hệ giữa việc tăng lượng vitamin D và giảm nguy cơ ung thư vú, vitamin D để giảm nguy cơ phát triển ung thư vú tới 50%.
Theo một nghiên cứu của Harvard năm 2005, vitamin D cũng có thể cải thiện tỷ lệ sống sót ở bệnh nhân ung thư phổi. Mặc dù vitamin D thường được kết hợp với sữa, trứng nhưng nồng độ cao cũng có thể được tìm thấy trong các món hải sản như cá tuyết, tôm và cá hồi.
4. Chất xơ
Chất xơ hỗ trợ quá trình di chuyển thức ăn nhanh hơn thông qua hệ thống tiêu hóa. Chất xơ giúp nuôi dưỡng một cộng đồng vi khuẩn khỏe mạnh sống trong đường tiêu hóa. Cộng đồng này được gọi là microbiome.
Một microbiome khỏe mạnh sẽ làm giảm nguy cơ ung thư. Thực phẩm có chất xơ bao gồm: Ngũ cốc nguyên hạt như lúa mạch, yến mạch, kamut, bulgur, ngô, psyllium, và lúa mạch đen, bánh mì ngũ cốc nguyên hạt và mì ống, các loại đậu và các loại rau củ và trái cây.
5. Nguy cơ gây ung thư trong các thực phẩm chứa chất đạm và đồ uống có cồn
Chất đạm có mặt trong các loại thực phẩm có nguồn gốc động là hầu hết không có mặt trong các chế độ ăn kiêng. Bao gồm thịt, cá, gia cầm, động vật có vỏ, các sản phẩm sữa và trứng. Tuy nhiên, thịt đỏ và thịt chế biến là mối lo ngại nhất về nguy cơ ung thư. Thịt đỏ bao gồm thịt lợn, thịt bò, thịt bê và thịt cừu. Thịt chế biến như thịt xông khói, dăm bông, thịt giật và xúc xích.
Rượu và đồ uống rượu làm tăng nguy cơ phát triển một số loại ung thư. Nguy cơ phát triển các bệnh ung thư càng cao khi một người uống nhiều rượu hoặc chất có cồn, đặc biệt là theo thời gian.
Những người uống rượu thường có nguy cơ cao hơn đối với ung thư thanh quản, thực quản và khoang miệng do các mô này tiếp xúc trực tiếp với rượu khi một người uống nó. Rượu làm tăng nguy cơ ung thư vì trong rượu chứa 2 hóa chất có thể làm hỏng DNA của các tế bào khỏe mạnh đó là Ethanol, thành phần chính của đồ uống có cồn và Acetaldehyd, được tạo ra khi rượu được cơ thể tiêu hóa.
Ngoài ra, rượu có thể ảnh hưởng đến sự phân hủy hormone estrogen, làm tăng lượng estrogen trong máu. Có nhiều estrogen trong cơ thể hơn bình thường là yếu tố nguy cơ gây ung thư vú, buồng trứng và tử cung. Đây là một mối quan tâm đặc biệt đối với phụ nữ trước khi mãn kinh và phụ nữ dùng liệu pháp hormone mãn kinh.
Khách hàng có thể trực tiếp đến hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc để thăm khám hoặc liên hệ hotline tại đây để được hỗ trợ.
Bài viết tham khảo nguồn: webmd.com, cancer.net