Thực hư việc dùng thuốc aspirin điều trị mụn làm trắng da

Bài viết được viết bởi Dược sĩ Dương Thu Hương - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

Aspirin là thuốc thuộc nhóm kháng viêm không steroids (NSAID). Thuốc có tác dụng giảm đau, giảm sưng và hạ sốt. Hoạt chất của aspirin là acid acetylsalicylic, là dẫn xuất tổng hợp từ acid salicylic.

1. Tác dụng trị mụn của aspirin

Trong điều kiện môi trường nóng ẩm, aspirin có thể thuỷ phân thành acid acetic và acid salicylic. Acid salicylic là hoạt chất được sử dụng rộng rãi trong các sản phẩm trị mụn. Việc chuyển hóa thành acid salicylic có thể giải thích cho tác dụng trị mụn của aspirin. Acid salicylic có đặc tính làm khô bề mặt, giúp kiềm dầu và bã nhờn. Bên cạnh đó, acid salicylic còn có tính chất tẩy da (exfoliation) giúp loại bỏ tế bào chết, làm mềm và trắng da.

Trên lý thuyết, do đặc tính kháng viêm, aspirin có thể giúp giảm mụn sưng viêm, như mụn bọc, mụn mủ, hình thành do sự lắng đọng bã nhờn và tế bào chết khiến vi khuẩn bị kẹt vào sâu trong lỗ chân lông, giải phóng chất gây viêm da. Aspirin có thể làm giảm tình trạng sưng và đau do phản ứng viêm. Aspirin sẽ ít hiệu quả trong việc trị mụn đầu trắng và đầu đen do những loại mụn này không tạo sưng tấy hay mưng mủ.

Trên thực tế, tính đến thời điểm hiện tại, chưa có một nghiên cứu chính thức nào chứng minh tác dụng của aspirin trong hiệu quả trị mụn. Một vài nghiên cứu về tác dụng của aspirin trên nhiều tình trạng tổn thương da khác nhau.


Trên lý thuyết thì aspirin có thể giúp giảm mụn sưng viêm
Trên lý thuyết thì aspirin có thể giúp giảm mụn sưng viêm

Ví dụ, nghiên cứu năm 2015 cho thấy dùng aspirin đường uống giúp cải thiện tình trạng viêm nhiễm da do cháy nắng, hội chứng Raynaud, và ung thư da.

Một nghiên cứu khác vào năm 2002 cho thấy dùng aspirin bôi ngoài da giúp giảm viêm do dị ứng. Hiệp hội da liễu Hoa Kỳ (ADA) có đưa ra khuyến cáo sử dụng aspirin đường uống cho cháy nắng, tuy nhiên không có khuyến cáo dùng aspirin cho trị mụn.

2. Sử dụng aspirin có an toàn không?

Aspirin không phải là thuốc có thể sử dụng cho mọi người. Những người nên tránh dùng aspirin bao gồm:

Aspirin cũng nên thận trọng sử dụng trong trường hợp:


Người mắc bệnh lý viêm dạ dày cần thận trọng khi sử dụng Aspirin
Người mắc bệnh lý viêm dạ dày cần thận trọng khi sử dụng Aspirin

Các tác dụng phụ không mong muốn thường gặp của aspirin đường uống là gây kích ứng dạ dày và chảy máu. Việc tự chế aspirin bôi ngoài từ viên nén cũng có thể gây một vài tác dụng không mong muốn.

Trong môi trường không chuẩn hoá, khó có thể định lượng phần aspirin được chuyển thành acid salicylic. Việc dùng acid salicylic nồng độ không phù hợp có thể gây kích ứng da, làm khô da quá mức và làm trầm trọng hóa tình trạng da bị hư tổn.

Hơn thế nữa, việc dùng aspirin trên da có thể làm tăng độ nhạy cảm của da với ánh nắng mặt trời, vì vậy da sẽ dễ bị tổn thương nếu không sử dụng kem chống nắng.

Lời khuyên của Dược sĩ là không nên tự uống hoặc tự bào chế aspirin bôi ngoài vì sử dụng không đúng cách có thể làm trầm trọng hoá thêm tình trạng tổn thương da và tăng nguy cơ mắc bệnh về đường tiêu hoá.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn: Medical News Today, Healthline, NIH (National Library of Medicine) và UPMC (University of Pittsburgh Medical Center)

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe