Thực đơn cho trẻ 7 tháng chậm tăng cân

Ăn dặm là một cột mốc quan trọng trong quá trình lớn lên và phát triển của bé. Tuy nhiên, nhiều bậc cha mẹ lại đang loay hoay không biết cách lên thực đơn cho trẻ 7 tháng chậm tăng cân như thế nào để đạt chuẩn. Vì vậy, hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây để có nhiều thông tin hữu ích.

1. Nguyên tắc cần ghi nhớ trong chế độ tăng cân cho bé 6-7 tháng tuổi

  • Sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng quan trọng nhất đối với trẻ trong năm đầu tiên của cuộc đời, vì vậy các mẹ không được cho trẻ bỏ bú hoàn toàn, vẫn tiếp tục duy trì trẻ bú sữa mẹ khoảng 600-800ml ngày.
  • Cha mẹ cũng nên hạn chế cho trẻ ăn quá nhiều thịt, cá, trứng... để tránh việc gan, thận của trẻ phải làm việc quá tải. Từ đó gây ảnh hưởng xấu đến chức năng gan, thận của trẻ.
  • Khi chế biến đồ ăn cho trẻ cố gắng giữ được vị nguyên bản của món ăn, không nên cho thêm gia vị để giúp trẻ vừa phát triển vị giác, cảm nhận được trọn vẹn hương vị của thức ăn lại vừa tập được thói quen ăn nhạt để bảo vệ sức khoẻ và thận của trẻ.
  • 10g gạo với 70ml nước là quy tắc chuẩn để nấu cháo trong thực đơn cho bé lười ăn
  • Hãy thêm chất béo khi chế biến món ăn cho trẻ (cần cân đối giữa chất béo từ thực vật và chất béo từ động vật). Tuy nhiên, các bậc cha mẹ cũng cần lưu ý không nên lạm dụng cho quá nhiều.
  • Cung cấp cho trẻ một thực đơn đa dạng đầy đủ các nhóm thức ăn cần bằng giữa 4 nhóm chất chính: Nhóm bột đường giúp cung cấp năng lượng và chuyển hóa các chất trong cơ thể; nhóm chất đạm giúp tăng cường kháng thể, tạo cơ bắp; nhóm chất béo để dự trữ năng lượng và cung cấp môi trường cho các vitamin tan trong chất béo như vitamin A, E, K, D; nhóm vitamin, khoáng chất và chất xơ giúp chuyển hóa các chất, tăng cường sức đề kháng.
Nhóm thực phẩm Các mặt hàng thực phẩm
Rau Bông cải xanh, súp lơ trắng, đậu Hà Lan, rau bina, măng tây, củ cải, ớt, cà rốt, bắp cải, bơ, đậu xanh, cải xoăn và bí ngô
Trái cây Chuối, táo, xoài, việt quất, kiwi, lê, dâu tây, đu đủ, dưa, đào, mận và cam.
Thực phẩm giàu tinh bột Khoai tây, khoai lang, gạo, cháo, bột yến mạch, yến mạch, ngô, kê, hạt diêm mạch, bột ngô và bánh mì
Thực phẩm giàu protein Thịt (gà, bò, lợn, cá không xương), trứng, các loại đậu và đậu phụ
Sản phẩm bơ sữa Sữa chua nguyên chất béo tiệt trùng không có mật ong, đường và chất làm ngọt nhân tạo)

  • Lượng thức ăn cho trẻ phải phù hợp với cân nặng và độ tuổi. Tránh để trẻ ăn quá no sẽ gây cảm giác chán ăn, dễ dẫn đến lười ăn.
  • Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO ngoài 700 - 800ml sữa mẹ hoặc sữa công thức thì thực đơn cho trẻ 7 tháng chậm tăng cân cần duy trì từ 2 đến 3 bữa chính mỗi ngày. Mẹ nên thay đổi món cho con thường xuyên để tránh con bị nhàm chán, nhưng vẫn phải lưu ý nguyên tắc thử dị ứng đồ ăn. Sau 19 giờ, mẹ nên cho trẻ uống sữa để tránh trẻ bị đói về đêm, ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ.
  • Đôi khi để thay đổi khẩu vị cho trẻ, hãy cho trẻ ăn các loại rau củ luộc nhừ một chút để trẻ dần làm quen với các món ăn và tập mút, cắn, cầm nắm thức ăn.

Thực đơn cho trẻ 7 tháng chậm tăng cân cần đa dạng, đầy đủ dinh dưỡng
Thực đơn cho trẻ 7 tháng chậm tăng cân cần đa dạng, đầy đủ dinh dưỡng

2. Thực đơn cho trẻ 7 tháng chậm tăng cân

2.1. Bột thịt lợn rau ngót

* Nguyên liệu:

- Bột gạo : 2 thìa

- Rau ngót : 1 nhúm bé

- Thịt lợn nạc : 20 gam

- Dầu ăn cho trẻ

* Chế biến:

- Rau ngót rửa sạch, thái nhỏ, đem xay nhuyễn lọc lấy nước. Thịt lợn rửa sạch, xay nhuyễn

- Hòa bột gạo với nước rau ngót, tiếp theo cho thịt xay vào khuấy đều tay cho đến khi bột chín. Đổ bột ra bát thêm chút dầu ăn

2.2. Bột tôm rau cải ngọt

* Nguyên liệu

- Bột gạo : 2 thìa

- Tôm : 20 gam

- Rau cải ngọt : 20 gam

- Dầu ăn cho trẻ

* Chế biến:

- Tôm rửa sạch, lột vỏ, rút chỉ đen sống lưng, chỉ lấy phần thân. Đem hấp chín rồi xay nhỏ.

- Rau cải ngọt chỉ lấy phần lá, rửa sạch, để ráo nước. Cho rau vào máy xay nhuyễn, lọc lấy nước.

- Hòa bột gạo với khoảng 200ml nước. Tiếp đến, cho bột vào xoong quấy đều tay cho đến khi bột sệt lại thì cho tôm và rau vào, tiếp tục quấy đều tay đến khi bột chín.

- Đổ bột ra bát cho thêm chút dầu ăn

2.3. Bột thịt lợn rau chùm ngây

* Nguyên liệu:

- Bột gạo: 20 gam

- Thịt lợn nạc: 20 gam

- Rau chùm ngây: 20 gam

- Dầu ăn cho trẻ

* Cách chế biến:

- Rau chùm ngây tuốt lấy lá, rửa sạch, cắt nhỏ rồi đem xay nhuyễn

- Thịt lợn nạc thái nhỏ, xay nhuyễn và đảo qua với 1 thìa dầu ăn

- Hòa bột gạo với nước lọc, quấy đều cho tan hết bột rồi cho lên bếp đun lửa vừa, quấy đều tay tránh để vón cục.

- Khi bột sôi được khoảng 1 phút thì cho thịt và rau chùm ngây đã chế biến vào quấy cho đều cho tới khi bột sệt lại là được.


Bổ sung bột thịt lợn rau chùm ngây vào thực đơn cho trẻ 7 tháng chậm tăng cân
Bổ sung bột thịt lợn rau chùm ngây vào thực đơn cho trẻ 7 tháng chậm tăng cân

2.4. Cháo chim bồ câu và ngô ngọt

* Nguyên liệu:

- Thịt chim bồ câu: 20 gam

- Bột gạo: 20 gam

- Vài hạt ngô non

* Cách chế biến:

- Thịt chim bồ câu đem xay nhuyễn, sau đó xào chín cùng 1 thìa cà phê dầu ăn và 10g ngô ngọt xay nhỏ (đã lọc bỏ bã ngô).

- Hòa tan 20 gam bột gạo với nước luộc chim bồ câu rồi cho lên bếp đun lửa vừa, quấy đều tay.

- Sau 5 phút thì cho hỗn hợp thịt chim và ngô quấy đều tay cho đến khi bột chín.

2.5. Bột gà cà rốt

* Nguyên liệu:

- Thịt gà: 20 gam

- Cà rốt: 10 gam

- Bột gạo: 20 gam

* Cách thực hiện:

- Thịt gà rửa sạch, sau đó xay nhuyễn

- Cà rốt rửa sạch thái nhỏ, xay nhuyễn, lọc lấy nước

- Đem xào gà với 1 thìa cà phê dầu ăn.

- Hòa bột gạo với nước lọc, quấy đều cho tan bột rồi cho lên bếp đun lửa vừa, quấy đều tay tránh vón cục.

- Thêm hỗn hợp gà và cà rốt vào, quấy đều tay cho đến khi bột chín.

2.6. Bột thịt rau dền

* Nguyên liệu:

- Bột gạo: 20g

- Thịt lợn: 20g

- Rau dền: 20g

- Dầu ăn cho trẻ

* Cách chế biến:

- Thịt lợn rửa sạch, xay nhuyễn, cho dầu ăn vào đảo chín.

- Rau dền rửa sạch, thái nhỏ, xay lấy nước

- Hòa tan bột gạo với 1 chén nước lọc, quấy bột đều tay cho đến khi bột sệt lại thì cho thêm thịt và nước cốt rau dền vào. Đun nhỏ lửa cho đến khi bột chín.

2.7. Bột đậu phụ lòng đỏ trứng gà

* Nguyên liệu:

- Đậu phụ: 20 gam

- 1 lòng đỏ trứng gà

- Bột gạo: 20 gam

* Cách chế biến:

- Cho 20 gam đậu phụ vào nồi đun sôi, sau đó vớt ra để ráo, dùng thìa nghiền nhuyễn.

- Hòa bột gạo với bát nước lọc, quấy cho tan hết

- Cho đậu phụ và lòng đỏ trứng vào một chiếc bát nhỏ rồi dùng đũa khuấy đều lên cho tạo thành hỗn hợp đồng nhất.

- Hòa hỗn hợp trên với bột đã được hòa tan vào nồi và đặt lên bếp đun với lửa nhỏ, cho thêm chút dầu vào nấu sôi trở lại rồi tắt lửa.

2.8. Bột tôm khoai mỡ

* Nguyên liệu:

- Bột gạo tẻ: 20 gam

- Tôm thịt: 5 con

- Khoai mỡ: 20 gam

- Dầu ăn trẻ em

* Cách chế biến:

- Tôm bóc vỏ, bỏ đầu, lấy chỉ sống lưng rồi bằm nhuyễn.

- Khoai mỡ gọt sạch vỏ, ngâm nước cho hết nhựa, đem hấp chín, lấy thìa nghiền nhuyễn.

- Hòa tan bột với nước lọc rồi cho lên bếp đun lửa vừa. Cho tôm đã bằm nhuyễn và khoai mỡ vào khuấy đều tay cho đến khi bột chín thêm chút dầu ăn là được.

2.9. Cháo thịt bò

* Nguyên liệu:

- Thịt bò: 30 gam

- Cháo trắng

- Ớt chuông

- Nấm rơm, ngô bao tử

- Dầu ăn cho trẻ, phô mai

* Cách thực hiện:

- Thịt bò đem rửa sạch, để ráo nước, thái lát nhỏ

- Ớt chuông, nấm rơm, ngô bao tử đem rửa sạch, thái nhỏ hạt lựu

- Bắc nồi lên bếp, bật lửa vừa, cho dầu oliu vào và cho thịt bò vào đảo. Sau đó cho theo thứ tự các loại ngô, nấm, ớt chuông vào đảo đều và xào chín.

- Cháo trắng đã nấu chín rồi cho hỗn hợp vừa xào lên đảo đều. Tắt bếp và cho thêm phô mai vào.

- Múc cháo ra bát để bớt nóng rồi cho vào máy xay nhuyễn là được.

2.10. Cháo cá quả

* Nguyên liệu:

- Cháo trắng: 1 bát

- Cá quả lọc xương: 10 gam

- Rau xanh giã nhỏ: 1 thìa nhỏ

* Cách thực hiện:

- Cá quả thái nhỏ, đem xay nhuyễn, cho vào chảo thêm chút dầu ăn đâỏ chín.

- Cháo trắng bắc lên bếp rồi thêm rau xanh nấu chín. Đun khoảng 2 phút thì thêm cá vào quấy đều cho chín rồi tắt bếp.

2.11. Bơ nghiền

* Nguyên liệu:

- Quả bơ: 1 quả

- Sữa mẹ hoặc sữa công thức

* Cách chế biến:

- Nạo phần thịt của quả bơ, thêm sữa, đem nghiễn nhuyễn hoặc xay mịn hỗn hợp.


Thực đơn cho trẻ 7 tháng chậm tăng cân với món bơ nghiền
Thực đơn cho trẻ 7 tháng chậm tăng cân với món bơ nghiền

3. Sai lầm trong cách nấu cháo cho bé ăn dặm

  • Luôn cho khoai tây, cà rốt nghiền vào cháo

Không ít các bà mẹ quan niệm rằng khoai tâycà rốt chứa rất nhiều chất bổ. Họ liên tục thêm hai loại rau củ vào món cháo của con mà không biết rằng thực chất hai loại củ này chỉ đại diện cho một nhóm bột đường chứ chúng không phải là một loại rau như vẫn nghĩ.

Bởi vậy, trẻ bị rơi vào tình trạng thừa nhóm chất bột đường nhưng lại thiếu vitamin. Tốt hơn hết, để trẻ nhận được hết các dưỡng chất thiết yếu và kích thích vị giác, đồng thời cho trẻ cơ hội được làm quen với nhiều loại thức ăn bằng cách thay đổi món thường xuyên cho con, nhất là các loại rau lá xanh.

  • Thêm ngũ cốc vào cháo

Một trong số những quan niệm sai lầm của các mẹ là do muốn tăng dinh dưỡng trong khẩu phần ăn của con nên đã không ngần ngại thêm ngũ cốc vào món cháo. Nhưng đó là một sai lầm bởi các loại ngũ cốc tuy giàu chất dinh dưỡng nhưng lại không phù hợp với hệ tiêu hóa của trẻ. Việc làm này của mẹ vô tình đã khiến trẻ bị khó tiêu.

  • Quá lạm dụng máy xay sinh tố

Trong thực đơn cho trẻ từ 6 - 7 tháng tuổi thì nên tập cho trẻ ăn bột loãng rồi sệt dần, giai đoạn khi trẻ được 7 - 8 tháng thì ăn cháo nhuyễn hoặc bột đặc, đến 12 tháng thì tập ăn với cháo nấu nguyên hạt hay các loại thức ăn mềm như phở, bún. Mỗi giai đoạn khi chuyển tiếp giữa các chế độ ăn, những bữa đầu có thể trẻ sẽ nôn ói nhưng sau đó trẻ sẽ quen dần với thức ăn.

Các mẹ nên chuyển đổi dần dần để trẻ dễ thích nghi. Ngừng lạm dụng máy xay sinh tố bằng cách xay thô dần (thời gian xay dần ngắn lại)

  • Dùng nước hầm xương nấu cháo

Nhiều bà mẹ vẫn nghĩ rằng nước ninh xương rất tốt cho trẻ và thường xuyên thêm chúng vào các món cháo của con. Họ nghĩ rằng nó nhiều canxi và vô cùng bổ dưỡng cho trẻ. Nhưng con của họ vẫn chán ăn và thậm chí nhẹ cân so với tuổi.

Trên thực tế, việc hầm xương chỉ có tác dụng tạo vị ngọt và mùi thơm. Chất dinh dưỡng thực chất nằm ở phần xác của thịt. Thêm nữa, chất béo trong xương lại gây cản trở việc hấp thụ chất dinh dưỡng tại ruột khiến trẻ nhẹ cân. Bởi vậy, tốt hơn hết, mẹ nên băm thịt nạc nấu cháo cho con ăn sẽ tốt hơn.

  • Không thêm dầu ăn vào cháo của trẻ

Một trong những suy nghĩ sai lầm là cho dầu ăn vào cháo của trẻ sẽ khiến trẻ bị đau bụng, nhưng ngược lại dầu ăn cung cấp nhiều năng lượng và hỗ trợ cơ thể hấp thu được nhiều chất dinh dưỡng khác. Bởi vậy, khi nấu cháo cho con ăn, các mẹ nên cho vào trong cháo từ 1 đến 2 thìa dầu ăn dành riêng cho trẻ. Dầu ăn (bao gồm cả dầu thực vật hoặc dầu cá) được xếp vào nhóm thực phẩm cung cấp chất béo. Đây là nhóm chất dinh dưỡng rất quan trọng, đóng vai trò chính trong việc cung cấp năng lượng cho trẻ, giúp hình thành mô mỡ có chức năng điều hòa thân nhiệt, cung cấp chất béo giúp cho quá trình hấp thu các vitamin quan trọng trong cơ thể. Chính vì vậy, không nên bỏ sót chất dinh dưỡng quý giá này trong khẩu phần ăn của trẻ.

  • Nấu một nồi cháo và cho con ăn cả ngày

Vì lý do bận rộn hoặc sợ mất thời gian nên có nhiều mẹ thường nấu một nồi cháo và cho con ăn cả ngày, việc làm này khiến nguồn dinh dưỡng đã bị hư hao đáng kể trong quá trình bảo quản.

Ở nhiệt độ thường, cháo chỉ có thể để trong vòng 2 tiếng là đã bắt đầu có dấu hiệu ôi thiu. Nếu bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh, thịt bảo quản được 3 tiếng nhưng đây cũng chỉ là cách hạn chế sự phát triển của vi sinh vật gây ôi thiu, lúc này chúng tồn tại ở dạng bào tử chờ cơ hội phát triển lại.

Cháo bảo quản lạnh cần được đun sôi lại trước khi ăn để tiêu diệt hết những bào tử đó. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng, nếu sợ tốn thời gian hoặc quá bận bịu với công việc, các bà mẹ có thể nấu một nồi nhỏ cháo trắng và mỗi lần cho trẻ ăn, hãy mang một phần cháo đó nấu cùng với các loại rau và thịt để trẻ không thấy chán. Hơn nữa, các chất vitamin trong cháo lại không bị mất đi.

Bên cạnh thực đơn cho trẻ ăn dặm 7 tháng đầy đủ chất dinh dưỡng, bé cũng cần bổ sung thêm các vi chất cần thiết như: Kẽm, selen, Crom, Vitamin B1 và B6, Gừng, chiết xuất quả sơ ri (vitamin C),... để cải thiện vị giác, ăn ngon, đạt chiều cao và cân nặng đúng chuẩn và vượt chuẩn, hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt cũng như ít gặp các vấn đề tiêu hóa.

Việc cải thiện triệu chứng có thể diễn ra trong thời gian dài nên khuyến cáo cha mẹ cần bình tĩnh và kiên trì khi bổ sung chất cho bé kể cả qua đường ăn uống hay các thực phẩm chức năng. Đặc biệt việc dùng thực phẩm chức năng nên chọn các loại có nguồn gốc tự nhiên dễ hấp thụ, không cho còn dùng đồng thời nhiều loại hoặc thay đổi liên tục các loại thực phẩm chức năng.

Để có thêm kiến thức về việc chăm sóc trẻ theo từng độ tuổi, bạn hãy thường xuyên truy cập website vinmec.com và đặt hẹn với các bác sĩ, chuyên gia Nhi - Dinh dưỡng hàng đầu khi cần tư vấn nhé.

Thực Phẩm bảo vệ sức khỏe LAMINKID I:

Sản phẩm có công dụng bổ sung vi khoáng và vitamin cho cơ thể. Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu thức ăn, giúp trẻ ăn ngon. Hỗ trợ nâng cao đề kháng cho trẻ, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do sức đề kháng kém như viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.

Đối tượng sử dụng:

- Trẻ biếng ăn, kém hấp thu thức ăn, trẻ gầy yếu, suy dinh dưỡng, chậm phát triển.

- Trẻ có sức đề kháng kém, đang ốm hoặc vừa ốm dậy, trẻ hay mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.

Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm:

  • Công ty Cổ phần dược phẩm Elepharma
  • Số 9, phố Trương Công Giai, tổ 17, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
  • (ĐT) 1800 6091; (E) info.elepharma@gmail.com

Xem thêm thông tin về sản phẩm tại: https://i.vinmec.com/laminkid

Đăng ký tư vấn dinh dưỡng cho bé tại: https://i.vinmec.com/dangkytuvandinhduong

laminkid box 1

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe