Thông tin về thuốc Prolia

Thuốc Prolia có thành phần dược chất chính là một kháng thể đơn dòng dùng khá phổ biến trong điều trị loãng xương, mất xương, ung thư di căn vào xương... Vậy thuốc Prolia là thuốc gì?

1. Thuốc Prolia là thuốc gì?

Thuốc Prolia có thành phần chính là 60mg, hàm lượng 60mg. Thuốc Prolia là loại một kháng thể đơn dòng được tạo ra để nhắm vào mục tiêu, thuốc chỉ tiêu diệt một số tế bào nhất định trong cơ thể và có khả năng bảo vệ các tế bào khỏe mạnh khỏi bị hư hại.

2. Chỉ định của thuốc Prolia

  • Thuốc Prolia là thuốc kê đơn được dùng để điều trị bệnh loãng xương ở phụ nữ sau khi mãn kinh, đây là những người có nguy cơ bị gãy xương cao, hoặc không thể sử dụng một loại thuốc điều trị loãng xương khác, hoặc các loại thuốc trị loãng xương khác không có tác dụng tốt.
  • Thuốc Prolia được chỉ định để tăng khối lượng xương ở nam giới bị loãng xương có nguy cơ gãy xương cao, đang được điều trị bằng một số phương pháp điều trị bệnh lý ung thư tuyến tiền liệt với mức độ bệnh chưa lan sang các bộ phận khác của cơ thể.
  • Thuốc Prolia dùng để điều trị bệnh loãng xương ở nam giới và phụ nữ dùng thuốc corticosteroid (như prednisone) trong ít nhất 6 tháng và có nguy cơ gãy xương cao.
  • Prolia còn được sử dụng để điều trị chứng mất xương ở những phụ nữ có nguy cơ bị gãy xương cao, đang được điều trị bằng một số phương pháp điều trị ung thư vú chưa lan sang các bộ phận khác của cơ thể.

Thuốc Prolia được sử dụng để tăng khối lượng xương ở nam giới bị loãng xương có nguy cơ gãy xương cao, cũng như ở phụ nữ và nam giới có nguy cơ gãy xương cao do điều trị một số loại ung thư.

3. Chống chỉ định của thuốc Prolia

Không dùng thuốc Prolia cho bệnh nhân mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào trong thuốc.

4. Tác dụng phụ của thuốc Prolia

Liên hệ trợ giúp y tế khẩn cấp nếu bệnh nhân có bất kỳ dấu hiệu phản ứng dị ứng nào với thuốc Prolia như: nổi mề đay, ngứa, phát ban, khó thở, cảm thấy nhẹ đầu, sưng mặt, môi, lưỡi hoặc cổ họng. Báo cho bác sĩ ngay lập tức nếu bệnh nhân có:

  • Cơn đau mới hoặc bất thường ở đùi, hông hoặc háng;
  • Đau dữ dội ở khớp, cơ hoặc xương;
  • Xuất hiện các vấn đề về da như: da khô, da bong tróc, mẩn đỏ, ngứa, nổi mụn nước, nổi da gà, rỉ nước, đóng vảy;
  • Nồng độ canxi trong máu thấp (hạ canxi máu) gây ra cảm giác tê hoặc ngứa ran quanh miệng hoặc tê ngứa ở ngón tay hoặc ngón chân, căng hoặc co cơ, phản xạ hoạt động quá mức;
  • Nhiễm trùng nghiêm trọng có thể xảy ra trong quá trình điều trị bằng thuốc Prolia với các dấu hiệu nhiễm trùng như: sốt, ớn lạnh, đổ mồ hôi ban đêm, sưng, đau, mềm, ấm, đỏ ở bất kỳ đâu trên cơ thể, đau hoặc rát khi đi tiểu, nhu cầu đi tiểu tăng, đau bụng dữ dội, ho, cảm thấy khó thở.

Các tác dụng phụ phổ biến của thuốc Prolia bao gồm:

  • Nhiễm trùng bàng quang (đi tiểu đau/khó khăn);
  • Đau lưng, đau cơ;
  • Đau ở cánh tay hoặc chân.

5. Trước khi sử dụng thuốc Prolia cần lưu ý những gì?

Không sử dụng thuốc Prolia nếu bệnh nhân bị dị ứng với Denosumab hoặc nếu người bệnh có lượng canxi trong máu thấp (hạ canxi máu). Trong khi bệnh nhân đang sử dụng thuốc Prolia thì không nên sử dụng Xgeva - một tên thương mại khác của Denosumab. Để đảm bảo sử dụng thuốc Prolia an toàn, người bệnh hãy nói với bác sĩ nếu có:

  • Bệnh thận (hoặc chạy thận nhân tạo);
  • Hệ thống miễn dịch yếu (do bệnh tật hoặc do sử dụng thuốc);
  • Có tiền sử suy tuyến cận giáp (giảm chức năng của tuyến cận giáp);
  • Tiền sử phẫu thuật tuyến giáp;
  • Tiền sử phẫu thuật cắt bỏ một phần ruột;
  • Tình trạng khiến cơ thể khó hấp thụ chất dinh dưỡng từ thức ăn (kém hấp thu);
  • Prolia có thể gây mất xương (hoại tử xương) ở hàm với các triệu chứng bao gồm đau hàm hoặc tê, nướu đỏ hoặc sưng, răng lung lay, nhiễm trùng nướu hoặc vết thương chậm lành sau khi làm răng;
  • Hoại tử xương hàm có thể xảy ra nếu bệnh nhân bị ung thư hoặc đã được hóa trị, xạ trị hoặc đang dùng steroid hoặc các yếu tố rủi ro khác bao gồm rối loạn đông máu, thiếu máu (hồng cầu thấp) và vấn đề răng miệng đã có từ trước.
  • Thuốc Prolia có thể gây hại cho thai nhi hoặc gây dị tật bẩm sinh, không sử dụng Prolia nếu đang mang thai và cho bác sĩ biết ngay lập tức nếu bệnh nhân có thai trong khi điều trị. Mặt khác, việc kiểm soát sinh sản hiệu quả là vô cùng cần thiết trong quá trình điều trị với thuốc Prolia và 5 tháng sau khi điều trị cho bệnh nhân là phụ nữ.
  • Người ta không biết liệu Denosumab có đi vào sữa mẹ hay có thể gây hại cho trẻ bú mẹ hay không. Mặt khác, thuốc Prolia có thể làm chậm quá trình sản xuất sữa mẹ, do đó bệnh nhân không nên cho con bú trong khi sử dụng thuốc Prolia.

6. Cách sử dụng thuốc Prolia

  • Thuốc Prolia được tiêm dưới da bụng, đùi trên hoặc cánh tay trên, được thực hiện bởi người có chuyên môn y tế. Thuốc Prolia thường được tiêm 6 tháng một lần. Bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân bổ sung thêm canxi và vitamin D trong khi đang điều trị bằng thuốc Prolia. Chỉ dùng vừa đủ lượng canxi và vitamin D mà bác sĩ đã kê đơn.
  • Nguy cơ gãy xương của bạn có thể tăng lên khi bệnh nhân ngừng sử dụng thuốc Prolia, do đó đừng bao giờ ngừng sử dụng Prolia thuốc mà không nói chuyện với bác sĩ từ trước.
  • Nếu bảo quản thuốc Prolia ở nhà, hãy cất thuốc Prolia trong hộp ban đầu, đặt vào trong tủ lạnh, tránh ánh sáng và không được đóng băng. Khi sử dụng hãy lấy ống tiêm Prolia ra khỏi tủ lạnh, để thuốc đạt đến nhiệt độ phòng trước khi tiêm, không đun nóng thuốc Prolia trước khi sử dụng.
  • Không lắc ống tiêm đã được sơ chế nếu vì điều này có thể làm hỏng thuốc. Không sử dụng thuốc nếu thuốc bị vẩn đục hoặc có các hạt trong đó;
  • Mỗi ống tiêm đã được sơ chế này chỉ dành cho 1 lần sử dụng. Vứt bỏ sau một lần sử dụng ngay cả khi vẫn còn một ít thuốc trong đó sau khi tiêm liều của bệnh nhân.
  • Sau khi lấy thuốc Prolia ra khỏi tủ lạnh, người bệnh có thể giữ thuốc ở nhiệt độ phòng trong tối đa 14 ngày, tuy nhiên tốt hơn hết nên lưu trữ thuốc trong thùng chứa đảm bảo nhiệt độ từ ban đầu, tránh xa nguồn nhiệt và ánh sáng.
  • Chỉ sử dụng kim và ống tiêm dùng một lần, bệnh nhân cần tuân theo quy trình vứt bỏ kim và ống tiêm đã sử dụng nếu có in trên bao bì. Sử dụng hộp đựng "vật sắc nhọn" chống đâm thủng khi vứt các loại kim tiêm..
  • Không dùng chung thuốc Prolia với người khác, ngay cả khi họ có cùng triệu chứng với bệnh nhân.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: drugs.com, prolia.com,

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe