Thời điểm cần xét nghiệm tầm soát tiền sản giật

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Hồng Ơn - Khoa Sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc.

Tiền sản giật gây nguy hiểm cho trẻ sơ sinh vì phải chấm dứt thai kỳ khiến trẻ sinh non tháng, nền tảng bào thai suy dinh dưỡng. Tầm soát tiền sản giật là biện pháp giúp giám sát, phát hiện sớm nguy cơ và có các can thiệp kịp thời đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.

1. Xét nghiệm tiền sản giật khi nào?

Xét nghiệm tầm soát tiền sản giật sẽ được tiến hành khi tuổi thai từ 11 tuần đến 13 tuần 6 ngày. Đây là loại xét nghiệm không xâm lấn, hoàn toàn không gây ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi.

Các bác sĩ sẽ hỏi về các bệnh lý của thai phụ và người thân thai phụ, thực hiện các phương pháp thăm khám cần thiết để tính toán nguy cơ và chẩn đoán khả năng mắc tiền sản giật của bà bầu.

Qua đó, nếu xác định thai phụ thuộc nhóm có nguy cơ cao mắc bệnh này thì bác sĩ sẽ tư vấn và đưa ra liệu trình giúp phòng ngừa bệnh. Còn nếu thai phụ thuộc nhóm có nguy cơ thấp, chưa chắc 100% là không mắc tiền sản giật, vì vậy vẫn cần tiếp tục khám thai đều đặn để theo dõi, phát hiện sớm các bệnh lý trong suốt thai kỳ.

2. Quy trình xét nghiệm tiền sản giật


Thai phụ cần được lấy mẫu máu để đo nồng độ PlGF (Placental growth factor, tức yếu tố tăng trưởng bánh nhau)
Thai phụ cần được lấy mẫu máu để đo nồng độ PlGF (Placental growth factor, tức yếu tố tăng trưởng bánh nhau)
  • Thu thập các thông tin của thai phụ: về tuổi, cân nặng, chiều cao, tiền căn bệnh lý của bản thân thai phụ và người thân trong gia đình
  • Lấy mẫu máu để đo nồng độ PlGF (Placental growth factor, tức yếu tố tăng trưởng bánh nhau):
    • Protein tiền sinh mạch máu PlGF là chất do nhau thai tiết ra, có liên quan tới việc điều hòa sự phát triển hệ thống mạch máu của bánh nhau cùng với chức năng nội mô của mẹ trong thai kỳ. PlGF thường tăng trong 2 quý đầu và giảm dần từ quý 3 của thai kỳ.
    • Thai phụ có nguy cơ tiền sản giật sẽ có nồng độ PlGF giảm nhiều trong máu trong suốt thai kỳ.
  • Đo huyết áp động mạch trung bình:

Cách đo: Sản phụ nghỉ ngơi 3-5 phút, ngồi đúng tư thế, 2 cánh tay đo HA được đặt ngang tim, hai bàn chân chạm đất, tâm lý và tư thế ngồi thoải mái.

  • Sử dụng máy đo HA tự động, đo cả 2 tay cùng 1 lúc, với kích cỡ bao quấn tay phù hợp. Đo 2 lần và lấy giá trị trung bình cho mỗi tay và cho cả 2 tay. Kích cỡ bao quấn tay dựa vào chu vi cánh tay ở vị trí giữa xương cánh tay ( cỡ nhỏ: < 22 cm, cỡ trung bình: 22-32 cm; cỡ lớn: 33-42 cm)
  • Huyếp áp động mạch trung bình = (HA tâm thu – HA tâm trương)/3 + HA tâm trương
  • Siêu âm bụng để đo chỉ số xung động mạch tử cung:
    • Tiền sản giật có nguyên nhân sinh bệnh học là do sự suy giảm xâm nhập vào các nguyên bào nuôi của hệ động mạch xoắn và không thành công trong tái cấu trúc thành các mạch máu tại giường trao đổi tử cung - nhau, làm tăng trở kháng trong các dòng chảy.
    • Trở kháng động mạch tử cung giảm theo tuổi thai chứng tỏ thai kỳ bình thường. Còn với thai kỳ tiền sản giật hoặc thai chậm tăng trưởng, chỉ số này sẽ tăng.

Tất cả các thông tin thu thập được trong quá trình thực hiện xét nghiệm sẽ được xử lý bằng thuật toán để đưa ra kết luận sản phụ có nguy cơ mắc tiền sản giật hay không.

3. Tại sao cần xét nghiệm tầm soát tiền sản giật?


Tại sao cần xét nghiệm tầm soát tiền sản giật?
Tại sao cần xét nghiệm tầm soát tiền sản giật?
  • Tầm soát tiền sản giật trong tuổi thai từ 11 tuần đến 13 tuần 6 ngày sẽ giúp nhận diện nguy cơ tiền sản giật ở phụ nữ mang thai, giúp bác sĩ có kế hoạch giám sát và can thiệp sớm, làm giảm mức độ nghiêm trọng mà bệnh mang lại cho mẹ và bé
  • Các xét nghiệm cho kết quả chính xác lên đến 90%, dương tính giả là 10%
  • Thực hiện xét nghiệm sẽ cho biết nguy cơ sản phụ bị tiền sản giật tại các thời điểm dưới 32 tuần thai và dưới 37 tuần thai cao hay thấp

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec mang đến Chương trình chăm sóc thai sản trọn gói cho các sản phụ ngay từ khi bắt đầu mang thai từ những tháng đầu tiên với đầy đủ các lần khám thai, siêu âm 3D, 4D định kỳ cùng các xét nghiệm thường quy để đảm bảo người mẹ luôn khỏe mạnh và thai nhi phát triển toàn diện. Sản phụ sẽ không còn cô đơn khi bước vào cuộc chuyển dạ vì có người thân đồng hành giúp quá trình sinh con luôn mang đến sự an tâm và hạnh phúc.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe