Thay huyết tương trong suy gan cấp

Suy gan cấp do nhiều nguyên nhân khác nhau có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như nhiễm khuẩn huyết, nhiễm trùng tiết niệu, đặc biệt là suy đa tạng với tỷ lệ tử vong cao lên đến 90%. Liệu pháp thay huyết tương trong suy gan cấp là phương pháp điều trị hiệu quả thường được bác sĩ chỉ định sử dụng.

1.Suy gan cấp là gì?

Tình trạng gan bị tổn thương ồ ạt bởi nhiều nguyên nhân khác nhau được gọi là suy gan cấp dẫn đến các biến chứng như rối loạn đông máu, bệnh lý não gan, suy đa tạng ở cơ thể người bệnh mà trước đó các chức năng gan của họ bình thường. Tỷ lệ tử vong của suy gan cấp rất cao lên đến 90% nếu không được cứu chữa kịp thời.

Suy gan cấp được phân loại theo nhiều cách khác nhau như:

  • Theo Luke và Mallory suy gan cấp được chia thành ba giai đoạn tiền triệu, trung gian và giai đoạn cuối. S
  • uy gan cấp phân loại theo lâm sàng được chia ra dựa vào khoảng thời gian là suy gan tối cấp (7 ngày), suy gan cấp ( 8- 28 ngày), suy gan bán cấp (5-12 tuần).
  • Suy gan cấp còn được chia theo bệnh lý não gan thành 4 mức độ, đây là cách chia có nhiều lợi ích giúp bác sĩ tiên lượng được mức độ bệnh, giúp bác sĩ dễ dàng theo dõi và điều trị cho bệnh nhân.

2.Nguyên nhân suy gan cấp


Viêm gan B là nguyên nhân chủ yếu gây suy gan cấp
Viêm gan B là nguyên nhân chủ yếu gây suy gan cấp

Có nhiều nguyên nhân gây suy gan cấp, các nguyên nhân đó bao gồm:

  • Nguyên nhân do vi sinh vật: Bệnh do các virus viêm gan A,B,C,E gây ra, ở Việt Nam nguyên nhân chủ yếu là do viêm gan B. Một số virus khác như Cytomegalovirus, Herpes, Epstein Barr, thủy đậu cũng có thể gây ra tình trạng suy gan cấp. Trường hợp bệnh nhân bị nhiễm khuẩn nặng hay bị sốc nhiễm khuẩn có tỷ lệ tổn thương gan từ 20-25%. Các ký sinh trùng như sốt rét, sán lá gan, giun cũng là yếu tố có thể gây ra suy gan cấp.
  • Do ngộ độc thuốc: Ngộ độc do sử dụng paracetamol quá liều hoặc sử dụng đúng liều nhưng bệnh nhân có tiền sử nghiện rượu hoặc sử dụng cùng các thuốc chống co giật cũng gây ra tình trạng suy gan cấp. Một số thuốc khác nếu sử dụng không đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ hoặc dược sĩ dẫn đến ngộ độc và gây ra tình trạng suy gan cấp như Isoniazid, Rifampicin, thuốc chống viêm không Steroid, Sulphonamides, Phenytoin, Tetracycline, Allopurinol,Ketoconazole, IMAO..., ngộ độc thuốc đông y, đặc biệt là chất bảo quản thuốc.
  • Ngộ độc nấm: Điển hình là nấm Amanita phalloides

Các nguyên nhân khác như hội chứng gan nhiễm mỡ cấp ở phụ nữ có thai, bệnh nhân bị tắc mạch lớn ở gan, hội chứng Reye...

3.Dấu hiệu nhận biết suy gan cấp


Vàng da có thể là dấu hiệu suy gan cấp
Vàng da có thể là dấu hiệu suy gan cấp

Suy gan cấp diễn ra nhanh chóng và biến chứng dẫn đến tử vong cao vì vậy người bệnh cần chú ý đến những biểu hiện ban đầu để có thể nhanh chóng nhập viện điều trị. Các dấu hiệu nhận biết lâm sàng của suy gan cấp như sau:

  • Người bệnh mệt mỏi, buồn nôn, chán ăn
  • Vàng da và niêm mạc tăng nhanh, nước tiểu có màu sẫm hơn bình thường
  • Các triệu chứng rối loạn đông máu như chảy máu dưới da, niêm mạc, xuất huyết tiêu hóa, xuất huyết não...

Hội chứng gan não và các biểu hiện khác nhau tùy từng giai đoạn:

  • Độ I: Thay đổi tâm trạng, mất tập trung, rối loạn giấc ngủ.
  • Độ II: Người bệnh có biểu hiện lơ mơ, hành vi bất thường, mất định hướng, đáp ứng được với lời nói của người khác.
  • Độ III: Ngủ gà, không đáp ứng với lời nói, tăng phản xạ.
  • Độ IV: Người bệnh rơi vào hôn mê, có biểu hiện mất não, có thể còn đáp ứng với các kích thích đau.

Một số biến chứng có thể xảy ra khi bị suy gan cấp như suy thận cấp, các nhiễm trùng như viêm phổi, nhiễm trùng tiết niệu, nhiễm khuẩn huyết... đặc biệt người bệnh có thể tử vong do suy đa tạng.

Để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh, người bệnh sẽ được chỉ định làm các xét nghiệm sinh hóa, huyết học để đánh giá mức độ suy gan của bệnh nhân. Sau đó bệnh nhân sẽ được làm các xét nghiệm tìm nguyên nhân gây bệnh và thực hiện các chẩn đoán hình ảnh như siêu âm ổ bụng, chụp CT...

4.Điều trị suy gan cấp như thế nào?


Suy gan cấp bằng liệu pháp lọc máu thay huyết tương
Suy gan cấp bằng liệu pháp lọc máu thay huyết tương

4.1 Nguyên tắc điều trị suy gan cấp

Hiện nay không có cách điều trị đặc hiệu nào cho bệnh suy gan cấp, bác sĩ thường điều trị hỗ trợ gan hoặc các cơ quan bị suy chức năng, điều trị các biến chứng của bệnh trong khi chờ đợi tế bào gan phục hồi hoặc chờ phẫu thuật thay gan.

Bác sĩ sẽ thực hiện các biện pháp hồi sức cơ bản cho bệnh nhân như hồi sức tuần hoàn, điều trị chống phù não, dự phòng chống chảy máu đường tiêu hóa, điều trị rối loạn đông máu...

4.2 Điều trị suy gan cấp bằng liệu pháp thay huyết tương

Hiện nay, điều trị suy gan cấp bằng liệu pháp thay huyết tương được sử dụng rộng rãi vì sự hiệu quả của nó trong điều trị căn bệnh này. Thay huyết tương trong suy gan cấp giúp loại bỏ các chất độc sản sinh trong quá trình chuyển hóa nâng đỡ gan trong lúc chờ đợi hồi phục gan. Liệu pháp lọc máu thay huyết tương này không thể thực hiện nếu huyết áp trung bình của người bệnh nhỏ hơn 55mmHg, người bệnh bị rối loạn tiến triển hoặc bị rối loạn đông máu nặng DIC.

Thời gian lọc máu thay huyết tương từ 8h-24h và làm liên tục trong vòng 3 ngày. Từ ngày thứ 4 trở đi, chỉ tiến hành lọc MARS khi mức Bilirubin gia tăng vượt quá 1,5mg/dl/24h hoặc vượt quá ngưỡng 15mg/dl trở lại.Trong trường hợp mức Bilirubin gia tăng trở lại quá 3mg/dl trong 48h thì phải làm lại MARS.

Trong quá trình lọc máu thay huyết tương, bác sĩ hoặc điều dưỡng phải theo dõi các thông số kỹ thuật đã được cài đặt và thông số thực tế về tốc độ dòng máu, tốc độ dòng albumine, áp lực trước màng MARS prisma và áp lực sau màng. Thông thường, các thông số này đều được hiển thị trên màn hình và máy sẽ báo động khi có các dấu hiệu bất thường.

Mặc dù liệu pháp thay huyết tương trong suy gan cấp rất hiệu quả trong điều trị bệnh này, tuy nhiên một số biến chứng có thể xảy ra trong quá trình lọc máu thay huyết tương như sau:

  • Tắc màng, vỡ màng: Do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, bác sĩ phải dừng quá trình lọc máu để thay quả lọc hoặc màng lọc khác.
  • Bệnh nhân tụt huyết áp: Bác sĩ cần khẩn trương bù dịch đồng thời phối hợp thuốc vận mạch để duy trì huyết áp nếu cần. Trường hợp huyết áp của bệnh nhân không tăng lên thì bác sĩ phải dừng quá trình lọc máu lại.
  • Chảy máu: Thường do rối loạn đông máu, có thể phải dừng lọc máu nếu tình trạng quá nặng.
  • Nhiễm trùng: Dừng lọc máu và điều trị nhiễm khuẩn.

Hiện nay Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec có các gói Sàng lọc Gan mật, giúp phát hiện Virus viêm gan ở giai đoạn sớm ngay cả khi chưa có triệu chứng. Ngoài ra, Gói sàng lọc gan mật toàn diện giúp khách hàng:

  • Đánh giá khả năng làm việc của gan thông qua các xét nghiệm men gan;
  • Đánh giá chức năng mật; dinh dưỡng lòng mạch;
  • Tầm soát sớm ung thư gan;
  • Thực hiện các xét nghiệm như Tổng phân tích tế bào máu, khả năng đông máu, sàng lọc viêm gan B,C
  • Đánh giá trạng thái gan mật qua hình ảnh siêu âm và các bệnh có nguy cơ ảnh hưởng gây ra bệnh gan/làm bệnh gan nặng hơn
  • Phân tích sâu các thông số đánh giá chức năng gan mật thông qua xét nghiệm, cận lâm sàng; các nguy cơ ảnh hưởng đến gan và tầm soát sớm ung thư gan mật

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe