Từ 6 tuổi trở đi trẻ bắt đầu đi học, lúc này trẻ không chỉ vui chơi mà còn phải học tập, tiếp thu những kiến thức trên lớp vì vậy cha mẹ cần xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh hơn hơn, phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn trí tuệ thông qua mô hình tháp dinh dưỡng cho học sinh tiểu học sau đây.
1. Dinh dưỡng của lứa tuổi học sinh nên ăn bao nhiêu là đủ?
Giai đoạn của lứa tuổi học sinh từ 6 tới 11 tuổi có nhu cầu về năng lượng và chất đạm khác nhau, vì vậy cha mẹ nên biết để đảm bảo trẻ được đảm bảo về dinh dưỡng:
- 6 tuổi: Năng lượng 1600g, chất đạm 36g
- 7– 9 tuổi: Năng lượng 1800g, chất đạm 40g
- 10– 12 tuổi: Năng lượng 2100– 2200g, chất đạm 50g
2. Tháp dinh dưỡng cho lứa tuổi học sinh
Trẻ trong giai đoạn tiểu học từ 6 tới 11 tuổi là giai đoạn cơ thể đang phát triển mạnh cả về thể chất lẫn trí tuệ, bên cạnh đó, đây còn là giai đoạn tích luỹ dưỡng chất để trẻ chuẩn bị đến với quá trình dậy thì.
Thiếu hụt chất ở bất kỳ thành phần nào cũng có thể gây ảnh hưởng tới tầm vóc và trí lực trẻ. Tuy nhiên cha mẹ cần chú ý cho trẻ ăn khoa học bởi nếu cho ăn nhiều những nhóm dinh dưỡng cần hạn chế rất dễ gây thừa cân, béo phì, còn nếu trẻ ăn ít sẽ ít cân, hay ốm, mệt mỏi, ảnh hưởng tới hoạt động vui chơi, học tập.
Tháp dinh dưỡng cho học sinh tiểu học được chia thành 6 tầng, xếp theo mô hình kim tự tháp với phần đáy rộng ở dưới cùng và ngày càng hẹp dần khi lên đến đỉnh. Mỗi phần của tầng tháp sẽ tương đương với một nhóm thực phẩm khác nhau, thứ tự sắp xếp của các tầng nhỏ dần khi càng lên cao thể hiện nhu cầu dinh dưỡng của trẻ đối với các nhóm thực phẩm ấy càng ít đi. Vì vậy tầng có diện tích rộng nhất tức ở dưới cùng chính là những thực phẩm cha mẹ cần chú cho nên cho trẻ tiêu thụ nhiều, và ngược lại.
Mô hình tháp dinh dưỡng viện dinh dưỡng quốc gia cho lứa tuổi học sinh từ 6-11 tuổi từ phần dưới đáy lên cao dần như sau:
Nhóm 1: Nhóm tinh bột bao gồm ngũ cốc, khoai củ, gạo và các chế phẩm từ gạo
Đây là nhóm thực phẩm trẻ ở độ tuổi 6-11 tuổi cần tiêu thụ một lượng lớn tinh bột hàng ngày nhằm tạo ra năng lượng để hoạt động. Tinh bột là chất cần được ưu tiên hàng đầu và cần được bổ sung đầy đủ trong các bữa ăn. Các thực phẩm giàu tinh bột có thể kể đến như cơm, mì,... ngoài ra còn có trong khoai, sắn, bắp, ngũ cốc,... trẻ đều nên ăn.
Nhóm 2: Nhóm chất xơ, vitamin có trong trái cây và rau củ quả
Đây là một trong những nhóm thực phẩm cần được tiêu thụ nhiều trong ngày, các loại vitamin và khoáng chất rất cần thiết để duy trì cơ thể hoạt động ổn định. Nếu thiếu hụt bất kỳ các vitamin hay khoáng chất nào sẽ gây rối loạn đến quá trình chuyển hóa, trao đổi chất.
Chất xơ có trong tất cả loại rau, ngoài ra nhiều loại rau củ còn giàu vitamin cha mẹ nên cho con ăn nhiều.
Vitamin A có cà rốt, cà chua, bí đỏ, đu đủ,.. lại giúp sáng mắt
Vitamin C có nhiều ở cam, chanh, bưởi,...
Nhóm 3: Nhóm giàu đạm, protein, canxi bao gồm thịt, hải sản, các loại hạt, sữa và các chế phẩm từ sữa
Chất đạm cũng là nhóm thực phẩm cần bổ sung hàng ngày bởi chúng không chỉ cung cấp năng lượng mà còn xây dựng, tái tạo mô cơ.
Bữa ăn của trẻ cha mẹ có thể cho trẻ ăn thịt, tôm, cá, trứng,... bổ sung thêm sữa hoặc các sản phẩm từ sữa trong những bữa ăn phụ. Cha mẹ cũng có thể bổ sung nguồn đạm từ các loại đậu, hạt,...
Nhóm 4: Nhóm chất béo như dầu mỡ
Chất béo cũng là một chất không thể thiếu cho quá trình hoạt động của cơ thể. Chất béo hỗ trợ giúp cơ thể dễ hấp thu các vitamin hơn và tăng cảm giác ngon miệng cho trẻ. Tuy nhiên, theo như tháp dinh dưỡng cho học sinh tiểu học, nhóm chất béo này chỉ nên bổ sung cho cơ thể vừa phải và cần hạn chế sử dụng những chất béo bão hoà có nhiều trong mỡ động vật. Cha mẹ có thể bổ sung chất béo cho trẻ bằng các loại dầu thực vật như dầu oliu, dầu đậu nành, đậu phộng,...
Nhóm 5: Đường, đồ ngọt
Đồ ngọt qua bánh kẹo, nước ngọt là những thứ trẻ em rất thích ăn, tuy nhiên cha mẹ nên chú ý hạn chế cho con ăn vì ăn nhiều đồ ngọt dễ gây béo phì,..
Nhóm 6: Muối
Đây là nhóm cao nhất của tháp dinh dưỡng cho học sinh tiểu học. Trong các món ăn hàng ngày, cha mẹ nên dùng muối Iốt để nêm gia vị, chỉ nên ăn nhạt.
3. Lưu ý trong chế độ dinh dưỡng cho học sinh tiểu học
Trẻ ở độ tuổi đi học tiểu học hoàn toàn ăn được cùng với bố mẹ, tuy nhiên cha mẹ cần lưu ý:
- Nên cho trẻ ăn no nhất vào bữa sáng để đảm bảo trẻ đủ năng lượng học tập và vui chơi, hạn chế trẻ ăn quà vặt không đảm bảo chất lượng
- Thay đổi món ăn và cách chế biến để kích thích vị giác, giúp trẻ ăn ngon miệng và ăn nhiều hơn
- Cho trẻ ăn đa dạng thực phẩm
- Nên cho trẻ ăn nhiều rau vừa tránh bị táo bón lại giúp cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ
- Cho trẻ ăn đúng bữa, không cho trẻ ăn bánh kẹo trước khi ăn cơm
- Nên hạn chế cho trẻ ăn bánh kẹo, đồ ngọt hay nước ngọt để tránh bị sâu răng
- Hạn chế cho trẻ ăn đồ chiên dầu, đồ ăn nhanh
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.