Thành phần của thuốc mê (an thần)

Trước khi thực hiện một số loại phẫu thuật, người bệnh sẽ được sử dụng một loại thuốc để giúp họ ngủ và không cảm thấy bị đau. Thuốc này được gọi là gây mê toàn thân, đưa vào cơ thể người bệnh theo hai con đường là tiêm tĩnh mạch và khí dung.

1. Thành phần của thuốc mê

Ngày nay, thuốc gây mê phổ biến nhất được làm từ hỗn hợp các loại khí hít, bao gồm khí nitrous oxide (N2O hay còn gọi là khí cười) và các dẫn xuất khác nhau của ether như Isoflurane, Sevoflurane và desflurane.

Thuốc gây mê toàn thân có hai đường đưa vào cơ thể:

  • Dạng hít: Desflurane, Isoflurane, Sevoflurane, Ethyl Ether
  • Dạng tiêm tĩnh mạch: Propofol

Thuốc tiêm tĩnh mạch Propofol có công thức hóa học là C12H18O. Sau khi tiêm Propofol vào đường tĩnh mạch thì thuốc này sẽ đi vào tuần hoàn máu của toàn bộ cơ thể và hoạt động trong não, do não có nguồn cung cấp máu tốt. Propofol đi vào não và kích thích các thụ thể GABA (Đây là một acid amin cũng như là chất dẫn truyền thần kinh phân bố rộng rãi trên hệ thần kinh trung ương), tạo ra tác dụng an thần. Propofol ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương bằng cách giảm mạnh các chuỗi dải gamma thông qua màng tế bào, khiến mức độ mất ý thức ở người bệnh cực kỳ sâu sắc.

Thuốc dạng hít Sevoflurane có công thức hóa học là C4H3F7O có tác dụng chủ yếu tại tủy sống và hệ thần kinh trung ương, cũng như các thụ thể GABA. Sevoflurane là một Ether có hàm lượng fluor hóa cao, thường được sử dụng trong các ca phẫu thuật không quá dài. Thuốc này là một chất đối kháng hoạt động trên các thụ thể glycine (chất dẫn truyền thần kinh axit amin glycine) làm giảm kết nối ty thể, giảm áp lực động mạchtăng nhịp hô hấp.


Thuốc mê Propofol dang tiêm tĩnh mạch
Thuốc mê Propofol dang tiêm tĩnh mạch

2. Tại sao người bệnh cần thuốc gây mê?

Bác sĩ điều trị sẽ đưa ra phương án gây mê tốt nhất cho bạn dựa trên loại phẫu thuật mà cơ sở Y tế đang có, tình trạng sức khỏe, tình trạng bệnh tật/chấn thương và nguyện vọng của người bệnh. Đối với một số tình trạng bệnh nhất định, người bệnh chắc chắn sẽ phải gây mê toàn thân như:

  • Ca phẫu thuật mất nhiều thời gian
  • Dự kiến ca phẫu thuật sẽ mất nhiều máu
  • Giảm thân nhiệt của người bệnh
  • Phẫu thuật có ảnh hưởng đến đường thở như phẫu thuật lồng ngực hoặc phía bụng trên

Các hình thức gây mê khác, chẳng hạn như an thần nhẹ kết hợp với gây tê cục bộ (cho một khu vực nhỏ trên cơ thể) hoặc gây tê vùng (cho một khu vực lớn hơn của cơ thể), có thể không phù hợp cho các tình trạng kể trên.


Thuốc gây mê được dùng trong những ca phẫu thuật kéo dài
Thuốc gây mê được dùng trong những ca phẫu thuật kéo dài

3. Tác dụng phụ của thuốc gây mê

Nhìn chung, thuốc gây mê toàn thân rất an toàn với hầu hết người bệnh, ngay cả khi người bệnh có tình trạng sức khỏe nghiêm trọng mà vẫn được thực hiện gây mê toàn thân mà không gặp vấn đề nghiêm trọng nào.

Trên thực tế, nguy cơ biến chứng có liên quan mật thiết hơn với loại phẫu thuật nào mà người bệnh cần phải thực hiện để điều trị bệnh/chấn thương, chứ không phải vì loại thuốc gây mê.

Người lớn tuổi hoặc người có vấn đề bệnh lý nghiêm trọng, đặc biệt là những người phải mổ kéo dài có thể tăng nguy cơ viêm phổi hoặc thậm chí là đột quỵ và đau tim. Các yếu tố cụ thể có thể làm tăng nguy cơ biến chứng trong quá trình phẫu thuật có sử dụng thuốc gây mê của người bệnh bao gồm:

  • Hút thuốc lá
  • Co giật
  • Khó thở khi ngủ
  • Béo phì

Béo phì làm tăng nguy cơ biến chứng
Béo phì làm tăng nguy cơ biến chứng

  • Huyết áp cao
  • Bệnh tiểu đường
  • Đột quỵ
  • Các bệnh lý khác liên quan đến tim, phổi hoặc thận
  • Có sử dụng các loại thuốc, như aspirin có thể làm tăng chảy máu
  • Tiền sử nghiện rượu nặng
  • Dị ứng thuốc
  • Tiền sử đã có dị ứng với thuốc gây mê

4. Quá trình sử dụng thuốc gây mê

4.1 Trước phẫu thuật

Trước khi người bệnh được gây mê toàn thân, bác sĩ gây mê sẽ nói chuyện và có thể đặt một số câu hỏi về:

  • Tiền sử bệnh tật
  • Hiện tại đang sử dụng thuốc gì bao gồm thuốc kê đơn và không kê đơn, thực phẩm chức năng...
  • Tiền sử dị ứng
  • Trước kia đã bao giờ sử dụng thuốc gây mê và có vấn đề gì lúc đó không

Khi cung cấp các thông tin ở trên chính xác sẽ giúp bác sĩ gây mê lựa chọn loại thuốc mê an toàn nhất cho người bệnh.

4.2 Trong quá trình phẫu thuật

Bác sĩ gây mê thường đưa thuốc gây mê truyền qua tĩnh mạch ở cánh tay và đôi khi thuốc được đưa vào cơ thể bằng đường khí dung.


Gây mê bằng khí dung
Gây mê bằng khí dung

Khi người bệnh đang ngủ, bác sĩ gây mê có thể đưa một ống thở vào miệng và đẩy xuống tận khí quản trong phổi để đảm bảo người bệnh nhận đủ oxy trong quá trình phẫu thuật, đồng thời bảo vệ phổi của người bệnh trong trường hợp có máu hoặc các chất lỏng khác, như dịch dạ dày bị chảy vào phổi.

Trong suốt quá trình phẫu thuật, sẽ có một nhân viên Y tế theo dõi người bệnh liên tục để điều chỉnh thuốc, theo dõi dấu hiệu sinh tồn, bổ sung chất lỏng khi cần thiết. Bất kỳ vấn đề nào xảy ra trong quá trình phẫu thuật đều được xử lý bằng các loại thuốc bổ sung, chất lỏng và đôi khi là truyền máu.

Sau phẫu thuật

Khi phẫu thuật kết thúc, người bệnh sẽ từ từ thức dậy trong phòng mổ hoặc phòng hồi sức. Một số tác dụng phụ phổ biến có thể gặp sau khi người bệnh thức dậy như:

  • Buồn nôn
  • Nôn
  • Khô miệng
  • Đau họng
  • Đau cơ
  • Ngứa
  • Buồn ngủ
  • Khàn giọng nhẹ

Người bệnh có thể cảm thấy buồn nôn
Người bệnh có thể cảm thấy buồn nôn

Nhân viên Y tế sẽ sẽ hỏi người bệnh về cơn đau và các tác dụng phụ mà người bệnh đang gặp phải. Ngoài ra, tác dụng phụ xảy ra còn phụ thuộc vào tình trạng của từng cá nhân và loại hình phẫu thuật. Nếu tác dụng phụ nhiều, bác sĩ có thể cho người bệnh dùng thuốc sau khi làm thủ thuật để giảm đau và buồn nôn.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết tham khảo nguồn: mayoclinic.org, livescience.com

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe