Có nhiều cách loại bỏ lông tóc trên cơ thể bằng cách cạo hoặc sử dụng tia laser để triệt lông, cũng có người sử dụng các loại thuốc làm rụng lông (còn gọi là thuốc triệt lông) để loại bỏ chúng. Tuy nhiên, phương pháp nào cũng tồn tại những mặt lợi ích và hạn chế. Vì vậy, hãy thận trọng khi sử dụng thuốc làm rụng lông.
1. Thuốc làm rụng lông là gì?
Thuốc làm rụng lông, thường được gọi là kem tẩy lông, đây là một giải pháp thay thế hợp lý. Thuốc làm rụng lông với bản chất hóa học vì chúng có chứa một số hóa chất kiềm khác nhau, chẳng hạn như natri thioglycolate, stronti sulfua và canxi thioglycolate, phản ứng với lông trên cơ thể bạn.
Thuốc làm rụng lông thường có sẵn ở dạng kem, nhưng chúng cũng có thể ở dạng gel, nước thơm, bình xịt hoặc lăn. Sau khi xoa hoặc xịt lên da, công thức này sẽ phá vỡ các liên kết hóa học giữ cấu trúc protein của tóc bạn với nhau. Những protein này được gọi là keratin. Sau khi thuốc làm rụng lông hòa tan chất sừng, lông trở nên đủ yếu để rụng khỏi nang lông. Chất thu được hơi giống thạch và có thể chà xát hoặc gội sạch các mảng lông một cách dễ dàng.
2. Lợi ích của triệt lông bằng thuốc
Lợi ích quan trọng nhất của triệt lông bằng thuốc là loại bỏ những sợi lông không mong muốn trên vùng da bạn muốn. Dưới đây là một số lợi ích mà thuốc làm rụng lông mang lại cho bạn:
- Kem tẩy lông vừa là giải pháp rẻ tiền và cũng là lựa chọn dễ dàng cho mọi tình huống. Giá dao động chỉ trong vòng vài ba trăm nghìn nên nó thực sự rất vừa túi tiền của nhiều người. Hơn nữa, nếu bạn chọn một loại kem không phù hợp với mình, bạn hoàn toàn có đủ khả năng để thay một nhãn hiệu khác mà không lãng phí quá nhiều tiền.
- Việc thực hiện cũng rất dễ dàng, bạn chỉ cần thoa một lớp kem lên vùng lông bạn muốn tẩy và đợi vài phút, rồi dùng khăn mặt ngâm trong nước ấm để chà sạch kem. Không giống như cạo lông hay laser, phương pháp dễ dàng này cũng không gây đau nếu bạn làm theo hướng dẫn và tránh những vùng da nhạy cảm.
- Một lợi ích bổ sung khi sử dụng kem tẩy lông là khi bạn chà sạch kem và lông, bạn cũng đang tẩy tế bào chết cho da. Tẩy tế bào chết loại bỏ các tế bào chết tích tụ trên bề mặt da – khi bạn chà xong, da không những không còn lông mà còn nâng tone màu da.
- Cuối cùng, chất làm rụng lông hóa học nằm dưới da. Chúng loại bỏ lông ngay dưới bề mặt, vì vậy bạn sẽ không cảm thấy lông mọc trong thời gian ngắn. Kem tẩy lông thường tẩy lông trong một tuần, ít thời gian hơn tẩy lông laser nhưng nhiều hơn so với cạo. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, sử dụng kem tẩy lông có thể làm chậm quá trình mọc lông ở những vùng bị ảnh hưởng.
Kem tẩy lông có thể là một lựa chọn tốt nhưng cũng gặp khá nhiều các tác dụng phụ tiềm ẩn, vì vậy hãy thận trọng khi sử dụng.
3. Thận trọng với các thuốc làm rụng lông (triệt lông)
Ngoài mùi hương, bạn vẫn có thể gặp phải một số vấn đề có thể xảy ra với kem tẩy lông.
- Nếu bạn không thoa đều kem lên toàn bộ khu vực, chẳng hạn như chân thì bề mặt da có thể bị loang lổ, chỗ còn lông và có vùng da nhẵn.
- Vấn đề lớn tiềm ẩn của kem tẩy lông liên quan đến hóa chất. Kem làm rụng lông có chứa hóa chất mạnh và chất kiềm hòa tan lông có thể gây kích ứng hoặc bỏng da và gây ra các phản ứng dị ứng. Cũng giống như tóc, da chứa chất sừng, một loại protein được nhắm mục tiêu bởi các hóa chất kiềm.
- Khi sử dụng kem tẩy lông, hãy đảm bảo rằng, bạn làm theo hướng dẫn và đọc mọi cảnh báo trên sản phẩm. Bạn nên tiến hành kiểm tra vùng da ít nhất 24 giờ trước khi thoa kem lên một vùng da rộng, đặc biệt nếu bạn chưa sử dụng kem tẩy lông trước đó. Thử nghiệm trên da sẽ cho biết bạn có phản ứng hoặc dị ứng với các hóa chất trong kem hay không. Đã có trường hợp người dùng sử dụng thuốc triệt lông đã báo cáo bị bỏng, phồng rộp, phát ban, cảm giác châm chích và bong tróc da. Nếu bị mẩn đỏ hoặc ngứa phát triển ở khu vực bôi kem thì hãy vứt bỏ kem và dùng thử loại khác. Trong trường hợp bị bỏng hóa chất, bạn nên rửa kỹ khu vực đó và loại bỏ mọi dấu vết của kem, sau đó quấn khu vực bị ảnh hưởng bằng một miếng vải khô, sạch và lỏng. Nếu cần thiết hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ.
- Nếu da không có phản ứng với kem thì hãy kiểm tra khu vực mục tiêu xem có vết cắt, vết trầy xước và bất kỳ tổn thương bề mặt nào khác hay không. Hãy chú ý, không sử dụng thuốc làm rụng lông nếu bạn mới cạo râu, vì có thể gây kích ứng da. Bên cạnh đó, cần chú ý không nên sử dụng thuốc triệt lông quanh mắt, kể cả trên lông mày.
Nếu bạn đã quyết định sử dụng kem tẩy lông thì hãy đến tìm hiểu kỹ sản phẩm, đồng thời đọc kỹ hướng dẫn, tham khảo sự tư vấn của người có chuyên môn, nhân viên bán hàng.
4. Lựa chọn thuốc triệt lông phù hợp
Quyết định sử dụng loại kem triệt lông nào phụ thuộc vào một số yếu tố:
- Các yếu tố quan trọng nhất trong việc lựa chọn hóa chất làm rụng lông là độ nhạy cảm và dị ứng của da. Nếu bạn dễ bị phát ban và nổi mụn hoặc đã có phản ứng với các sản phẩm bôi ngoài da và thuốc mỡ khác, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi thử bất kỳ loại kem tẩy lông nào. Một số loại kem được bào chế dành riêng cho da nhạy cảm và chúng có thể bao gồm kem dưỡng ẩm và lô hội để làm dịu làn da bị kích ứng. Các loại kem khác có công thức mạnh hơn dành cho lông thô hơn có thể gây kích ứng da nhiều hơn.
- Yếu tố tiếp theo cần xem xét là vùng lông không mong muốn. Ví dụ, bạn không thể sử dụng kem tẩy lông vùng lưng cho vùng lông mu. Bạn nên sử dụng theo khuyến cáo của nhà sản xuất để mang đến hiệu quả tốt nhất.
Khi nghi ngờ về quyết định của mình, hãy hỏi bác sĩ da liễu để được tư vấn.
Cần lưu ý, phần lớn thuốc tẩy lông sẽ không tẩy lông vĩnh viễn, vì chỉ tác động vào phần lông chứ không tác động vào nang lông. Vài tháng sau khi tẩy bằng thuốc, lông lại mọc như cũ. Lưu ý nếu tẩy nhiều lần, chân lông bị kích thích, ở vùng da được thoa thuốc, lông có thể mọc rậm hơn. Nếu thật sự có loại thuốc hay phương pháp tẩy lông vĩnh viễn thì phương pháp này sẽ gây tổn hại cho nang lông để lông không thể tiếp tục mọc ra. Khi một phương pháp xâm hại đến cơ chế tự nhiên của cơ thể sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ khác. Vì vậy, hãy cân nhắc và nhờ sự tư vấn của những người có chuyên môn.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Nguồn tham khảo: health.howstuffworks.com