Thai to: Những điều cần biết

Bài viết tham vấn chuyên môn bởi bác sĩ khoa Sản phụ khoa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Theo các bác sĩ sản khoa, thai quá lớn là mối lo cho cả mẹ và bé. Việc sản phụ có thai con to có liên quan đến trình trạng sức khỏe của mẹ và bé trong thai kỳ và sau khi sinh.

1. Thai to là gì?

Cân nặng trung bình của trẻ sơ sinh nước ta hiện nay là khoảng 3.000 – 3.200g, nặng hơn so với những năm chiến tranh trước đây (cân nặng các cháu chỉ từ 2.800 – 3.000g). Đối với các nước phương Tây, trẻ sơ sinh từ 4.000g trở lên mới gọi là thai to hay thai thừa cân. Ở nước ta, các thầy thuốc sản khoa cho rằng cơ thể phụ nữ Việt Nam nhỏ bé nên con trên 3.500g đã được đánh giá là to.

Trên thế giới đã có nhiều thông tin về các trẻ sơ sinh cực lớn như ở Italia năm 1955 đã có một sơ sinh nặng tới 10.2kg, tại Brazil năm 2005 đã có một trẻ sơ sinh nặng 7.73kg.

2. Nguyên nhân dẫn đến thai quá lớn

Quan niệm dân gian thường cho rằng, con to là do bà mẹ ăn nhiều chất bổ dưỡng, vì thế điều đơn giản là muốn tránh thai to là hạn chế ăn để không đẻ mổ. Tuy trọng lượng của thai nhi phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng của bà mẹ, nếu bà mẹ khi mang thai đói ăn, dinh dưỡng kém thì kết quả tất nhiên thai bị suy dinh dưỡng, nhẹ cân. Nhưng liệu khi bà mẹ ăn no, đủ chất con có phát triển to quá mức bình thường hay không?

Thực tế cho thấy không phải như vậy, số liệu thống kê nghiên cứu của các khoa Sản trong nước cũng như ngoài nước cho thấy: cân nặng của trẻ sơ sinh trong điều kiện người mẹ dinh dưỡng đầy đủ sẽ phụ thuộc vào tính di truyền của nòi giống. Ví dụ với người Việt Nam, con đẻ ra cân nặng mức trung bình sẽ dao động trên dưới 3.200g, ngoài ra có thể còn phụ thuộc vào những yếu tố sau đây:

  • Sức khỏe và thể lực bà mẹ: hai bà mẹ có chế độ dinh dưỡng như nhau nhưng bà mẹ nào cao lớn, mạnh khỏe hơn thì con cũng thường to khỏe hơn.
  • Con đẻ lần sau (con rạ) thường có cân nặng lớn hơn lần trước.
  • Bệnh tật của bà mẹ: nếu bà mẹ béo phì, đặc biệt nếu bị bệnh tiểu đường thì cân nặng của con chắc chắn sẽ vượt quá mức bình thường. Vì thế, khi có trẻ sơ sinh nặng cân, bao giờ bác sĩ cũng phải kiểm tra lại bà mẹ xem có bỏ sót bệnh tiểu đường hay không.

Trẻ sơ sinh của bà mẹ tiểu đường tuy nặng cân nhưng lại rất yếu, rất dễ bị hạ đường huyết ngay sau sinh và có tỷ lệ tử vong cao, người ta gọi các bé này bằng cái tên người khổng lồ, chân đất sét.


Nếu bà mẹ béo phì, đặc biệt nếu bị bệnh tiểu đường thì cân nặng của con chắc chắn sẽ vượt quá mức bình thường
Nếu bà mẹ béo phì, đặc biệt nếu bị bệnh tiểu đường thì cân nặng của con chắc chắn sẽ vượt quá mức bình thường

3. Thai to có nên sinh thường hay không?

Trên thực tế vẫn có thai phụ mang thai 2 kg không thể sinh thường được, nhưng vẫn có trường hợp thai 4kg vẫn sinh thường được. Điều này phụ thuộc vào việc tiên lượng cuộc chuyển dạ của bác sĩ sản khoa. Bác sĩ phải khám thai, theo dõi, hỏi tiền sử, khám khung chậu của người mẹ, tiên lượng về cân nặng của thai nhi qua siêu âm, ước lượng lâm sàng... thai trên 3.5kg được xem là thai to.

Các bác sĩ sản khoa nói chung đều muốn thai phụ sinh thường vì điều này tốt cho mẹ và em bé. Nhưng với những thai to trên 3kg, bác sĩ thường không bắt buộc bệnh nhân sinh thường. Nếu tiên lượng thai nhi nặng 4kg thì thường sẽ chỉ định mổ, không khuyến khích đẻ thường những trường hợp này vì tiềm ẩn nhiều nguy cơ.

4. Có nên hạn chế ăn uống để thai nhẹ cân?

Nếu một bà mẹ không có bệnh lý gì đặc biệt và sinh lần 2 thì có nên hạn chế ăn uống để hy vọng thai nhi nhẹ cân, dễ sinh nở hay không? Câu trả lời là không.

Việc ăn uống của thai phụ là để nuôi cả 2 người, vì thế bà mẹ đương nhiên phải ăn với số lượng nhiều hơn, nhất là vào những tháng cuối, khi thai nhi lớn nhanh trong bụng mẹ. Thai phụ thường được khuyên ăn nhiều hơn 1⁄4 (tức tăng thêm 25%) số lượng lương thực và thực phẩm so với lúc bình thường. Thức ăn cần đa dạng có cả cơm, thịt, dầu ăn, trứng, sữa, cá, tôm, rau quả, không nên kiêng khem bất cứ loại thực phẩm nào nếu thích ăn.

Nếu bà bầu hạn chế ăn uống thì cái hại trước hết là sức khỏe của thai phụ không bảo đảm, khi sinh đẻ sẽ khó khăn, sau đẻ sẽ không đủ sữa nuôi con. Về phía con, thai nhi sẽ bị suy dinh dưỡng ngay từ trong tử cung, không nên cho rằng thai nhỏ bà mẹ sẽ dễ sinh, vì thai yếu nên dễ bị suy trong lúc chuyển dạ, mẹ cũng không đủ sức để “vượt cạn”, dẫn đến hậu quả là bác sĩ phải can thiệp để tránh tai biến cho cả mẹ và con, kể cả việc phải mổ để cứu thai nhi.

5. Thai to quá có sao không?


Thai phụ mang thai quá lớn có thể dẫn tới nguy cơ đột tử thai
Thai phụ mang thai quá lớn có thể dẫn tới nguy cơ đột tử thai

Nguy cơ cho thai phụ mang thai quá lớn:

Nguy cơ đối với các bé có cân nặng trên 4000 gram khi sinh. Không được chủ quan với bé khi thấy tình trạng sức khỏe sau sinh tốt. Cần theo dõi sát quá trình phát triển của trẻ về:

6. Thai to quá phải làm sao?

Khi sản phụ tăng cân nhiều và thai nhi to, cần lưu ý:

  • Trước sinh cần khám thai định kỳ, theo dõi sát sức khỏe mẹ và bé. Theo dõi đường huyết, huyết áp, đo tim thai, các dấu hiệu như phù, tăng huyết áp, xét nghiệm nước tiểu. Cần tới bệnh viện ngay khi nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, tăng cân hơn 1kg/1 tuần.
  • Chế độ dinh dưỡng: ăn nhiều rau, hạn chế ăn nhiều đường và tinh bột, tập các vận động nhẹ nhàng.
  • Cần khám chuyên khoa Tim mạch 3 tuần sau sinh và chuyên khoa Nội tiết 4 - 6 tuần sau sinh.

3 tháng giữa thai kỳ là thời kỳ phát triển mạnh của thai nhi. Thai phụ cần:

Để bảo vệ mẹ và bé trong suốt thai kỳ, Vinmec cung cấp dịch vụ Thai sản trọn gói giúp theo dõi tình trạng sức khỏe của mẹ và bé toàn diện, khám thai định kỳ với các bác sĩ Sản khoa, thực hiện đầy đủ các xét nghiệm, tầm soát quan trọng cho sản phụ, tư vấn và can thiệp kịp thời khi phát hiện những bất thường trong sức khỏe của mẹ và bé.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe