Thai ngoài tử cung có thể phát hiện vào tuần thứ mấy?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi bác sĩ khoa Sản phụ khoa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.

Thai ngoài tử cung là hiện tượng thai nghén bất thường, có thể gây nguy hiểm cho sản phụ, thậm chí là ảnh hưởng đến tính mạng. Sản phụ có thai ngoài tử cung cần được điều trị càng sớm càng tốt để giảm thiểu tối đa ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng sinh sản sau này.

1. Thai ngoài tử cung là gì?

Thai ngoài tử cung là hiện tượng thai không nằm trong tử cung mà lại nằm ở bên ngoài, thường gặp nhất là thai nằm ở vòi trứng. Thai ngoài tử cung tiềm ẩn nguy cơ vỡ túi thai bất cứ lúc nào. Khi túi thai vỡ, máu trong túi thai sẽ chảy ồ ạt vào ổ bụng, gây nguy hiểm cho sản phụ, có khả năng vô sinh sau này, thậm chí khiến sản phụ tử vong. Cần phát hiện sớm khi có dấu hiệu thai ngoài tử cung trước khi thai ngoài tử cung vỡ để tiến hành điều trị kịp thời.

Trắc nghiệm: Bạn có hiểu đúng về dấu hiệu mang thai sớm?

Các dấu hiệu mang thai sớm không phải chỉ mỗi trễ kinh mà còn có rất nhiều dấu hiệu khác như xuất huyết âm đạo, ngực căng tức,… Điểm xem bạn biết được bao nhiêu dấu hiệu mang thai sớm thông qua bài trắc nghiệm này nhé!

2. Thai ngoài tử cung bao lâu thì phát hiện?

2.1. Trường hợp thai ngoài tử cung chưa vỡ

Sau khoảng 5 - 10 ngày quan hệ tình dục, quá trình thụ thai sẽ diễn ra, sau đó, thai sẽ làm tổ trong buồng tử cung. Nếu bạn có những dấu hiệu mang thai như: Trễ kinh, thử que 2 vạch nhưng đi siêu âm vẫn chưa thấy túi thai trong buồng tử cung thì có thể bạn đã có thai ngoài tử cung. Như vậy, thai ngoài tử cung có thể phát hiện rất sớm, ở tuần thứ 4 - 5.


Thai ngoài tử cung thường gặp nhất là ở vòi trứng
Thai ngoài tử cung thường gặp nhất là ở vòi trứng

Một số dấu hiệu có thai ngoài tử cung

  • Ra máu bất thường: Khi có thai ngoài tử cung sản phụ sẽ bị ra máu, có thể trùng hoặc không trùng với ngày kinh hàng tháng. Nhiều người lầm tưởng đó là máu kinh nhưng đó là máu báo có thai ngoài tử cung. Hiện tượng ra máu bất thường này có nhiều đặc điểm khác so với máu kinh như: Kéo dài nhiều ngày liên tục, ra máu từng ít một, máu không đông và có màu đỏ thẫm. Có rất ít trường hợp sản phụ có thai ngoài tử cung không có dấu hiệu này.
  • Đau bụng: Đây là triệu chứng đặc trưng của có thai ngoài tử cung. Vậy thai ngoài tử cung bao lâu thì đau bụng? Nhiều người bị đau bụng ngay khi mới bắt đầu có thai. Bụng khó chịu, kèm theo chứng táo bón. Sau đó, sản phụ sẽ cảm thấy đau bụng dữ dội một bên, đau nhiều ngày không dứt. Nếu hiện tượng đau bụng kết hợp với ra máu bất thường thì bạn cần nghĩ ngay tới dấu hiệu có thai ngoài tử cung.
  • Nồng độ HCG ở thai ngoài tử cung trong máu giảm dần: Ở sản phụ mang thai bình thường, nồng độ HCG sẽ tăng dần theo tuổi thai. Thai càng lớn, lượng HCG trong máu càng cao. Tuy nhiên, ở phụ nữ có thai ngoài tử cung, nồng độ HCG sẽ tăng chậm, thậm chí là không tăng. Vì vậy, một số chị em nhận thấy mình có những dấu hiệu mang thai nhưng thử que vẫn chỉ thấy 1 vạch thì cũng có thể nghi ngờ có thai ngoài tử cung.

Đau bụng hoặc ra máu bất thường là triệu chứng đặc trưng của thai ngoài tử cung
Đau bụng hoặc ra máu bất thường là triệu chứng đặc trưng của thai ngoài tử cung

2.2. Trường hợp thai ngoài tử cung vỡ

Nhiều trường hợp sản phụ có thai ngoài tử cung nhưng không biết, đến khi túi thai vỡ mới nhập viện trong tình trạng cấp cứu.

Khi thai ngoài tử cung vỡ, ngoài các triệu chứng của thai ngoài tử cung chưa vỡ (đau bụng, chảy máu âm đạo, trễ kinh), người bệnh còn thấy đau bụng dữ dội, toát mồ hôi hột, mặt tái nhợt, khát nước, khó thở, chân tay bủn rủn, mạch nhanh, nhẹ, huyết áp tụt thấp, có thể kiệt sức và ngất đi. Nguyên nhân là do thai ngoài tử cung vỡ gây chảy máu ồ ạt trong ổ bụng. Lúc này, sản phụ cần được phẫu thuật ngay lập tức, nếu không sẽ nguy hiểm đến tính mạng.

Như vậy, thai ngoài tử cung có thể phát hiện rất sớm. Ngay khi có những dấu hiệu mang thai, bạn cần đến các cơ sở y tế để kiểm tra vị trí làm tổ của túi thai. Trường hợp có thai ngoài tử cung cần được điều trị càng sớm càng tốt.

Thai ngoài tử cung thường được phát hiện khá sớm, ở tuần thứ 4 - 5 của thai kỳ. Vì vậy việc khám thai lần đầu đóng vai trò rất quan trọng trong việc phòng ngừa, giảm các biến chứng khi bị thai ngoài tử cung. Giai đoạn 3 tháng đầu là thời điểm nhạy cảm nhất trong suốt thời kỳ mang thai. Để mẹ và bé được khoẻ mạnh, ngoài việc khám thai lần đầu sản phụ cần lưu ý những vấn đề sau:

Vinmec hiện có nhiều gói thai sản (12-27-36 tuần), trong đó chương trình thai sản trọn gói 12 tuần giúp theo dõi sức khỏe của mẹ và bé ngay từ đầu thai kỳ, phát hiện sớm và can thiệp kịp thời các vấn đề sức khỏe. Ngoài các dịch vụ thông thường, chương trình theo dõi thai sản từ 12 tuần có các dịch vụ đặc biệt mà các gói thai sản khác không có như: xét nghiệm Double Test hoặc Triple Test tầm soát dị tật thai nhi; xét nghiệm định lượng yếu tố tân tạo mạch máu chẩn đoán tiền sản giật; xét nghiệm sàng lọc tuyến giáp; xét nghiệm Rubella; xét nghiệm ký sinh trùng lây từ mẹ sang con gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển não bộ và thể chất của bé sau sinh.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe