Tế bào gốc tự thân có thể tái tạo xương

Bài viết được viết bởi TS. Ngô Anh Tiến – Ngân hàng mô Vinmec

Xương là một loại mô kỳ diệu trong đó có cả xương răng, hàm. Sau khi bị gãy, cơ thể có xu hướng tự nhiên tự tạo ra các tế bào xương để làm lành xương. Tuy nhiên, có nhiều nguyên nhân làm cho xương không thể lành hoặc chỉ tạo được mô sợi không chắc chắn. Trong điều trị nha khoa, nếu không tự lành xương sau điều trị ung thư hoặc chấn thương sau tai nạn thì phương pháp điều trị thường là ghép xương để kích thích sự lành xương.

Ghép xương có thể được xem là tiêu chuẩn vàng cho các trường hợp không lành xương. Tuy nhiên, kỹ thuật ghép xương tự thân có các nhược điểm như: thêm vào một vị trí phẫu thuật khác, không phải bao giờ cũng lấy được đủ xương, bệnh nhân khó chịu lo lắng và đau đớn, hoặc nếu dùng ghép xương đồng loại thì có thể gây phản ứng miễn dịch hoặc thải loại mảnh ghép, tăng chi phí điều trị.


Hình 1: MSC có thể biệt hóa thành nhiều loại tế bào có nguồn gốc từ cả ba lá phôi như tế bào biểu mô, thần kinh (nguồn gốc ngoại bì), tế bào sụn, mỡ, xương (nguồn gốc trung bì), tế bào cơ, phổi (ngoại bì)... (Nguồn: Uccelli A, Moretta L, Pistoia V (2008). Mesenchymal stem cells in health and disease. Nature Reviews Immunology 8(9): 726-36)
Hình 1: MSC có thể biệt hóa thành nhiều loại tế bào có nguồn gốc từ cả ba lá phôi như tế bào biểu mô, thần kinh (nguồn gốc ngoại bì), tế bào sụn, mỡ, xương (nguồn gốc trung bì), tế bào cơ, phổi (ngoại bì)... (Nguồn: Uccelli A, Moretta L, Pistoia V (2008). Mesenchymal stem cells in health and disease. Nature Reviews Immunology 8(9): 726-36)

Một nghiên cứu mới, mang tính đột phá của đại học Bergen (UiB), Na Uy cho thấy tế bào gốc tự thân có thể được sử dụng trong kỹ thuật cấy ghép tái tạo xương răng, hàm. Đây là một cơ hội giúp hàng triệu người đang gặp phải các vấn đề về nha khoa như sứt, mẻ răng hoặc không đủ xương để cấy ghép răng thực hiện được các phẫu thuật chỉnh nha.

1. Dự án Maxibone

Dự án Maxibone được khởi động nhằm mục đích nghiên cứu cơ chế tái tạo xương hàm bằng cách nuôi cấy tế bào gốc tự thân của những bệnh nhân bị thiếu xương trong hàm sau điều trị ung thư hoặc sau tai nạn giao thông. Dự án này được chịu trách nhiệm bởi Giáo sư Pierre Layrolle, đại học Nantes, bắt đầu vào tháng 1 năm 2018. Các thử nghiệm của dự án là các thử nghiệm ngẫu nhiên, có đối chứng đang được nuôi cấy bằng tế bào gốc trung mô.

Trong các thử nghiệm, bệnh nhân sẽ được lấy chính tế bào gốc của mình để tự tái tạo xương hàm, xương răng. Dự án này có nguồn vốn tài trợ từ châu Âu là 6 triệu euro. Liên minh này là tập hợp từ 12 đối tác ở năm quốc gia châu Âu (Nauy, Tây Ban Nha, Pháp, Đan Mạch và Đức) bao gồm các phòng thí nghiệm nghiên cứu, bệnh viện hàn lâm, đơn vị trị liệu tế bào, công ty vật liệu sinh học và công ty hàng đầu thế giới về cấy ghép nha khoa.

Trong dự án, một thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng với 150 bệnh nhân sẽ so sánh tính an toàn và hiệu quả giữ tế bào gốc nuôi cấy tự thân và vật liệu sinh học canxi photphat đối với ghép xương tự thân trong nâng cao xương ổ răng trước khi cấy ghép răng. Trong một dự án ở Châu Âu trước đó là Reborne, tính an toàn lâm sàng của chiến lược tái tạo này đã được chứng minh trên 11 bệnh nhân tại Đại học Bergen, Na Uy.


Dự án Maxibone được khởi động nhằm mục đích nghiên cứu cơ chế tái tạo xương hàm bằng cách nuôi cấy tế bào gốc tự thân của những bệnh nhân bị thiếu xương trong hàm sau điều trị ung thư
Dự án Maxibone được khởi động nhằm mục đích nghiên cứu cơ chế tái tạo xương hàm bằng cách nuôi cấy tế bào gốc tự thân của những bệnh nhân bị thiếu xương trong hàm sau điều trị ung thư

2. Phương pháp tái tạo xương từ tế bào gốc tự thân

Nói một cách dễ hiểu, phương pháp tái tạo xương hàm từ tế bào gốc tự thân bao gồm các bước: lấy tủy xương từ hông của bệnh nhân, chuyển mẫu tự thân vào phòng thí nghiệm để phân tích, sau hai tuần, các mẫu đạt đủ tỷ lệ tế bào gốc trung mô tăng sinh sẽ được chuyển đến trung tâm y học để tiến hành thử nghiệm lâm sàng. Lượng tế bào gốc này sẽ được tiến hành cấy ghép vào xương hàm trên và hàm dưới để tái tạo lại cấu trúc xương.

Các kỹ thuật viên sẽ thao tác bằng tay để lấy phần xương tái tạo từ tế bào gốc tự thân ở xương hàm dưới và cấy vào vị trí nâng mũi. Một màng tổng hợp không thể hấp thụ được sử dụng để bao phủ các mảnh ghép và hướng dẫn tái tạo mô.

Sau 5 tháng, phần xương tái tạo này sẽ được chụp cắt lớp để đánh giá thể tích xương để cấy ghép răng. Sinh thiết lõi được phân tích bằng synchron - một loại máy gia tốc hạt tuần hoàn đặc biệt, chụp cắt lớp vi tính và mô học. Cấy ghép nha khoa được đặt và tích hợp xương trong ba tháng trước khi gắn với các bộ phận phục hình.

Trong nghiên cứu lâm sàng này, 150 bệnh nhân sẽ được tuyển chọn và phân bổ ngẫu nhiên vào nhóm đối chứng gồm ghép xương (tiêu chuẩn vàng) hoặc nhóm thử nghiệm ghép tế bào gốc tự thân. Việc sàng lọc mẫu thí nghiệm và phân tích sẽ được thực hiện tại các trung tâm ở Na Uy, Tây Ban Nha, Đức, Đan Mạch và Pháp bởi các nhà nghiên cứu khoa học hàng đầu trên thế giới.

Thử nghiệm lâm sàng Maxibone là một nghiên cứu chuyên sâu hơn về tăng sinh từ tế bào gốc tự thân. Dự kiến phương pháp tái tạo này sẽ được thực hiện trong lâm sàng trong vòng 4 năm. Hình ảnh y tế, các phép đo trực tiếp và mô học sinh thiết lõi trước khi cấy ghép răng sẽ là cơ sở đảm bảo để đánh giá quá trình tái tạo xương.

Những bệnh nhân đầu tiên trong nhóm thử nghiệm đã bắt đầu nhận tế bào gốc vào đầu tháng 11 năm 2020. Sự kiện này diễn ra tại phòng khám tại Đại học Bergen- Na Uy, và bệnh nhân tiếp theo đã sẵn sàng để lấy tủy xương. Bên cạnh đó, các trung tâm lâm sàng khác cũng bắt đầu sẵn sàng cho việc tiếp nhận bệnh nhân mới có nhu cầu chữa bệnh từ tế bào gốc tự thân.


Phương pháp tái tạo xương hàm từ tế bào gốc tự thân bao gồm các bước: lấy tủy xương từ hông của bệnh nhân, chuyển mẫu tự thân vào phòng thí nghiệm để phân tích, sau hai tuần, các mẫu đạt đủ tỷ lệ tế bào gốc trung mô tăng sinh sẽ được chuyển đến trung tâm y học để tiến hành thử nghiệm lâm sàng
Phương pháp tái tạo xương hàm từ tế bào gốc tự thân bao gồm các bước: lấy tủy xương từ hông của bệnh nhân, chuyển mẫu tự thân vào phòng thí nghiệm để phân tích, sau hai tuần, các mẫu đạt đủ tỷ lệ tế bào gốc trung mô tăng sinh sẽ được chuyển đến trung tâm y học để tiến hành thử nghiệm lâm sàng

3. Ngân hàng mô Vinmec

Ngân hàng mô Vinmec là ngân hàng đầu tiên của Việt Nam được định hướng xây dựng theo đúng mô hình ngân hàng sinh học Quốc tế. Điều này là khác biệt hoàn toàn với các mô hình ngân hàng mô khác đang hoạt động tại Việt Nam.

Ngân hàng Mô Vinmec được tiếp nhận chuyển giao kỹ thuật nuôi cấy tăng sinh và bảo quản tế bào gốc trung mô từ dây rốn (MSC) từ Viện nghiên cứu Tế bào gốc và Công nghệ gen Vinmec, đơn vị tiên phong về nghiên cứu ứng dụng công nghệ cao trong lĩnh vực y Sinh học tại Việt Nam.

Tại Vinmec, cả mô dây rốn và tế bào gốc trung mô đều được lưu trữ trong các ống nhỏ chuyên dụng, bảo quản lạnh trong điều kiện âm sâu (-196 độ C) cho phép sử dụng phương pháp điều trị chữa bệnh bằng tế bào gốc tự thân cho chính bản thân và gia đình trong tương lai.

Để biết rõ hơn về các dịch vụ liên quan tới lưu trữ Tế bào gốc, Quý khách có thể liên hệ tới Ngân hàng Mô Vinmec theo thông tin:

Hotline: 0936 246 199

Email: v.biobank@vinmec.com

Liên hệ trực tiếp tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, 458 Minh Khai, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết tham khảo nguồn: https://www.news-medical.net/

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe