Tập luyện phục hồi chức năng - bài tập cải tạo cảm giác do di chứng não

Rối loạn cảm giác do di chứng não là tình trạng thường gặp phải, nếu không điều trị, phòng tránh rối loạn cảm giác kịp thời sẽ gây nhiều hậu quả nghiêm trọng. Một trong các phương pháp điều trị rối loạn cảm giác là tập các bài tập phục hồi chức năng, phương pháp này hiện được áp dụng rộng rãi đối với nhiều người bệnh.

1. Rối loạn cảm giác là gì?

Khi bạn bị suy giảm hoặc mất đi chức năng hoạt động của các giác quan gồm xúc giác, thị giác, thính giác, khứu giác và vị giác thì có nghĩa bạn bị rối loạn cảm giác. Các giác quan trên đều giúp con người cảm nhận được các kích thích của tác động môi trường bên ngoài.

Có rất nhiều nguyên nhân gây rối loạn cảm giác, trong đó, nguyên nhân chính là do di chứng từ não bộ khiến khu vực bán cầu não phải, thùy chẩm hoặc chẩm thì cơ thể con người gặp vấn đề rối loạn cảm giác. Các bệnh gây di chứng não bao gồm:

  • Tai biến mạch máu não
  • Chấn thương sọ não do va đập mạnh vùng đầu... gây nên vấn đề rối loạn cảm giác.
  • Thoái hóa tế bào thần kinh não, tình trạng này phổ biến thường thấy ở người cao tuổi.
  • Các bệnh lý não bộ như viêm màng não, u não ...

Biểu hiện của rối loạn cảm giác ở mỗi người khác nhau, tùy vào mức độ tổn thương sau di chứng não. Các biểu rối loạn cảm giác bao gồm:

  • Rối loạn thính giác: Có thể là biến chứng sau tai biến hoặc tai nạn giao thông.
  • Rối loạn vị giác: Không có nhận định rõ ràng về vị của đồ ăn, thức uống. Cảm giác mọi thứ đều giống nhau mà không có vị đặc biệt.
  • Rối loạn xúc giác: Xuất hiện sự tê bì, mất hoàn toàn cảm giác trên tay. Trong một số trường hợp có thể có hiện tượng ngứa ran tay, cảm giác châm chích, lạnh và đau rát trên bề mặt da.
  • Rối loạn thị giác: Mắt nhìn mờ, nhìn một vật có bóng mờ bên cạnh, hoặc mù mắt.
  • Rối loạn khứu giác: Khi bị rối loạn khứu giác, người bệnh thường không thể ngửi và phân biệt các loại mùi như trước đây.

Mắt nhìn mờ, nhìn một vật có bóng mờ bên cạnh, hoặc mù mắt là một trong những biểu hiện của rối loạn cảm giác
Mắt nhìn mờ, nhìn một vật có bóng mờ bên cạnh, hoặc mù mắt là một trong những biểu hiện của rối loạn cảm giác

2. Các phương pháp điều trị rối loạn cảm giác

Rối loạn cảm giác nếu không điều trị sẽ khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, ảnh hưởng tới chất lượng đời sống hàng ngày. Các phương pháp điều trị rối loạn cảm giác bao gồm:

  • Điều trị rối loạn cảm giác theo hướng dẫn của bác sĩ: Thăm khám theo sự chỉ định của bác sĩ để nhận được sự tư vấn phù hợp với tình trạng sức khỏe từng giai đoạn.
  • Kiểm soát các bệnh lý khác: Điều trị tích cực và kiểm soát tốt nếu người bệnh bị tai biến mạch máu, huyết áp cao,...
  • Tập phục hồi chức năng để cải tạo cảm giác: Một số bài tập phục hồi chức năng có thể cải tạo các rối loạn cảm giác. Phương pháp này hiện được áp dụng rộng rãi đối với nhiều người bệnh.

3. Một số bài tập phục hồi chức năng rối loạn cảm giác

Những người bệnh có thể tự tập luyện một số bài tập phục hồi chức năng rối loạn cảm giác sau đây để lấy lại các cảm giác đã mất:

  • Trị liệu cảm ứng: Đây là phương pháp sưu tầm nhiều đồ vật với nhiều chất liệu khác nhau. Khi sử dụng phương pháp này, người bệnh nên bịt mắt và dùng tay cảm nhận rồi gọi tên đồ vật, chất liệu đó.
  • Bài tập lựa chọn: Tương tự, người bệnh không được nhìn đồ vật mà chỉ dùng tay để phân loại 2 đồ vật có chất liệu khác nhau. Việc tập luyện cần phải thực hiện đều đặn 20-30 phút mỗi ngày. Đồng thời, kết hợp với các bài tập trên cùng các chương trình tập luyện phục hồi chức năng khác.
  • Bài tập cải thiện thị lực: Thường xuyên nhìn vào các vật ở xa khi hoạt động ngoài trời, massage mắt thường xuyên đều đặn tránh tình trạng để mắt căng thẳng, mệt mỏi.
  • Bài tập phân biệt nhiệt độ: Cần chuẩn bị hai miếng vải cho ngâm trong hai cốc nước một nóng một lạnh, sau đó lần lượt đặt lên tay người bệnh để họ phân biệt bằng cảm giác trên da.
  • Châm cứu: Các cảm giác khó chịu như tê bì tay chân, ngứa, rát da, mất vị giác,... được cải thiện nhiều khi châm cứu. Tuy nhiên, châm cứu trong trường hợp người bệnh bị rối loạn cảm giác không mang lại hiệu quả giống nhau ở tất cả các đối tượng điều trị.
  • Chăm sóc tế bào thần kinh não bộ: Tế bào thần kinh não bộ là yếu tố chủ chốt quyết định đến sự thành công hay thất bại của quá trình phục hồi chức năng não bộ, Cơ chế hiệu quả nhất hiện nay là đưa vào trong cơ thể người bệnh một số chất có khả năng hoạt động theo cơ chế.

Các cảm giác khó chịu như tê bì tay chân, ngứa, rát da, mất vị giác,... được cải thiện nhiều khi châm cứu
Các cảm giác khó chịu như tê bì tay chân, ngứa, rát da, mất vị giác,... được cải thiện nhiều khi châm cứu

4. Phòng ngừa rối loạn cảm giác do di chứng não

Rối loạn cảm giác do di chứng não nếu không phòng tránh sẽ gây nhiều hậu quả nghiêm trọng. Một số phương pháp phòng tránh rối loạn cảm giác gồm:

  • Điều trị các tổn thương não bộ: Theo dõi tình hình sức khỏe hiện tại. Uống thuốc theo chỉ dẫn và tập luyện thêm các bài tập phục hồi chức năng rối loạn cảm giác.
  • Chế độ dinh dưỡng hợp lý: Nên có chế độ dinh dưỡng hợp lý là phương pháp phòng tránh rối loạn cảm giác. Ngoài chế độ dinh dưỡng khoa học, cần tăng cường bổ sung các dưỡng chất có lợi cho não bộ như: Các loại hạt, bơ, việt quất,...
  • Chế độ sinh hoạt điều độ và hợp lý: Ngoài chế độ chế độ ăn uống, cần có một chế độ nghỉ ngơi hợp lý, tránh căng thẳng mệt mỏi, làm việc, nghỉ ngơi đều đặn để phòng tránh rối loạn cảm giác.
  • Tăng cường lượng máu lên não nuôi tế bào: Việc chăm sóc tế bào thần kinh não bộ là phương pháp quan trọng để phòng tránh rối loạn cảm giác. Tập luyện thể dục đều đặn hàng ngày sẽ giúp máu lưu thông lên não nhiều hơn. Nếu người bệnh không có đủ khả năng để đi bộ hay tham gia các hoạt động thể thao, thì có thể thay bằng các phương pháp như: Thiền, tập yoga...
  • Sử dụng thực phẩm chức năng phòng tránh rối loạn cảm giác: Người bị di chứng não thường xuyên nên sử dụng các thực phẩm chức năng để tăng cường các chất dinh dưỡng bồi bổ cho não bộ. Việc kết hợp thực phẩm chức năng với các phương pháp tập luyện, chế độ sinh hoạt khoa học sẽ giúp phòng tránh rối loạn cảm giác đạt hiệu quả tối nhất.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

XEM THÊM

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe