Táo bón ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển của trẻ?

Táo bón là tình trạng khá thường gặp ở trẻ em. Ảnh hưởng của bệnh táo bón đó là khiến trẻ mệt mỏi, đầy hơi, đau bụng, dẫn đến tình trạng biếng ăn, chậm tăng cân, thậm chí là suy dinh dưỡng. Do đó người chăm sóc trẻ cần tìm hiểu nguyên nhân và có phương pháp điều trị thích hợp.

1. Táo bón ở trẻ em có biểu hiện như thế nào?

Táo bón ở trẻ em là tình trạng trẻ đi ngoài phân quá ít với tính chất rắn và khô, hoặc khoảng cách giữa hai lần trẻ đi ngoài quá lâu. Biểu hiện bệnh táo bón của mỗi đứa trẻ cũng không giống nhau.

Hầu hết trẻ em sẽ đi ngoài từ 1 - 2 lần một ngày. Một số đứa trẻ khác có thể 2 – 3 ngày mới đi ngoài, đối với trẻ em không thể áp dụng tiêu chuẩn đi ngoài ít hơn 3 lần/tuần là táo bón giống như người lớn được. Nếu 3 ngày bé mới đi ngoài nhưng phân bình thường, không khô cứng, bé đại tiện dễ dàng thì đây là thói quen đi ngoài thường ngày của trẻ. Còn với những trẻ có thói quen đi ngoài mỗi ngày, mà tự nhiên 2-3 ngày trẻ mới đi thì bạn cần chú ý xem trẻ có bị táo bón không.

Các dấu hiệu cho thấy trẻ đang bị táo bón gồm có:

  • Trẻ lười ăn, ăn ít hơn bình thường là một trong những dấu hiệu và ảnh hưởng của bệnh táo bón.
  • Trẻ thường phải rặn nhiều hơn khi đi ngoài, mặt đỏ bừng lên, trẻ vã mồ hôi, thậm chí khóc vì đau rát.
  • Phân thường bị khô, cứng và có nhiều đường rạn trên bề mặt phân hoặc phân lổn nhổn như phân dê. Do phân cứng và to nên sẽ cọ xát vào hậu môn tạo thành các vết nứt gây đau và chảy máu.
  • Khi sờ bụng trẻ sẽ thấy cứng và căng do thức ăn sau khi tiêu hóa không được đào thải ra khỏi cơ thể. Ngoài ra, các dấu hiệu như đầy hơi, ăn uống khó tiêu, hay xì hơi nặng mùi là những ảnh hưởng của táo bón đến trẻ em.

Trẻ lười ăn là một trong những dấu hiệu và ảnh hưởng của bệnh táo bón
Trẻ lười ăn là một trong những dấu hiệu và ảnh hưởng của bệnh táo bón

2. Nguyên nhân nào gây táo bón ở trẻ?

Đa phần trẻ bị táo bón đều bắt nguồn từ chế độ ăn uống và sinh hoạt. Ngoài ra, việc trẻ ít vận động, không có thói quen đi đại tiện hàng ngày cũng là những yếu tố thúc đẩy chứng táo bón tiến triển.

  • Do trẻ mắc một số bệnh lý như suy giáp, phì đại tràng bẩm sinh, nứt hậu môn,... Ngoài ra khi trẻ uống một số loại thuốc ho, hạ sốt... cũng có thể bị táo bón. Hơn nữa khi bị bệnh trẻ thường mất cảm giác ngon miệng. Việc này khiến trẻ ăn ít đi, lượng thức ăn ít sẽ không đủ để tạo phân.
  • Nhịn đi ngoài là một nguyên nhân thường gặp nhất ở trẻ bị táo bón. Trẻ nhịn càng lâu, phân trong ứ đọng lại ruột càng lâu và to sẽ khiến việc đi ngoài gặp khó khăn. Hậu quả của tình trạng này là trẻ có thể bị táo bón mạn tính.
  • Việc đột ngột cho trẻ sơ sinh ăn thức ăn đặc, đặc biệt là lần đầu tiên ăn thức ăn đặc, hay cai sữa (trẻ bị mất nguồn cung cấp nước) cũng có thể gây táo bón.
  • Thành phần protein khác nhau trong sữa công thức thường khó tiêu và có thể làm cho ruột hấp thụ nước nhiều hơn. Khi nước được hấp thụ hết ở ruột thì phân sẽ bị khô và khó di chuyển ra ngoài.
  • Chế độ ăn ít chất xơ cũng dễ khiến bé bị táo bón. Chất xơ giúp hình thành khuôn phân trong ruột già. Nếu trẻ ăn ít chất xơ, không ăn đủ lượng đủ chất sẽ dẫn tới tình trạng táo bón kéo dài.

3. Ảnh hưởng của bệnh táo bón đến sự phát triển của trẻ như thế nào?

Táo bón nếu không được xử lý sớm và đúng cách sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Dễ nhận thấy nhất là tình trạng biếng ăn và kém hấp thu.

Khi bị táo bón, phân sẽ tích tụ lại trong đường tiêu hóa của trẻ, không thoát ra ngoài được, gây chướng bụng, đầy hơi khiến cho trẻ ăn không ngon miệng, chán ăn, khó tiêu, lâu dần dẫn tới chứng biếng ăn, kém hấp thu. Do đó trẻ có nguy cơ cao bị suy dinh dưỡng, gây ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ.

Táo bón không chỉ gây ảnh hưởng tới khả năng phát triển của trẻ mà còn gây ra một số vấn đề sức khỏe khác như:

  • Nứt kẽ hậu môn: Táo bón nặng ở trẻ em làm phân cứng hơn, trẻ sẽ phải dùng nhiều sức hơn để đẩy phân ra ngoài, có nguy cơ gây nứt hay rách ống hậu môn. Nứt kẽ hậu môn khiến cho trẻ đau đớn, khó chịu, chảy máu... mỗi khi đi vệ sinh. Không chỉ vậy, nứt kẽ hậu môn có thể dẫn đến nhiễm trùng từ phân và gây ra ổ áp-xe giữa hai cơ thắt hay áp-xe quanh hậu môn. Hoặc có thể dẫn tới tình trạng rò hậu môn, một bệnh khó xử lý bằng nội khoa và hay tái phát.
  • Tắc ruột: Đây là một trong những ảnh hưởng của táo bón đến trẻ em. Khi đại tràng tích trữ một lượng lớn các khối phân rắn lâu ngày sẽ gây ra hiện tượng bán tắc ruột hoặc tắc ruột. Khi trẻ có các biểu hiện như đau bụng thành cơn liên tục, bụng chướng, trẻ không đánh hơi hoặc không đi ngoài được, sờ bụng thấy khối phân rắn, bạn nên nghĩ ngay đến việc trẻ có thể bị tắc ruột, khi đó bạn cần đưa trẻ đi khám ngay lập tức.
  • Bệnh trĩ: Tình trạng phân ứ đọng lâu ngày trong trực tràng gây cản trở quá trình tuần hoàn máu tại đây. Lâu dần gây ra bệnh trĩ, sa trực tràng. Vì vậy, bạn nên thường xuyên chú ý đến tình trạng đi ngoài và tính chất phân của trẻ để có thể phát hiện kịp thời và có cách khắc phục táo bón nhanh và hiệu quả cho trẻ.

Bệnh trĩ là một trong những ảnh hưởng của bệnh táo bón đến trẻ em
Bệnh trĩ là một trong những ảnh hưởng của bệnh táo bón đến trẻ em

4. Điều trị táo bón cho trẻ bằng cách nào?

  • Duy trì chế độ dinh dưỡng khoa học: Khi trẻ bị táo bón, biện pháp đầu tiên bạn cần nghĩ tới đó là tăng lượng chất xơ cho bé. Ngoài việc bổ sung chất xơ trong bữa ăn chính, bạn cũng nên cho trẻ ăn/uống thêm sinh tố hoa quả, không nên uống nước ép bởi vì hầu hết chất xơ sẽ tồn tại trên phần thịt của rau củ quả.
  • Cho trẻ uống đủ nước mỗi ngày, phù hợp với từng độ tuổi:
  • Trẻ từ 0 - 6 tháng tuổi: Sữa mẹ hoặc sữa bột được pha theo đúng hướng dẫn đã chứa đủ hàm lượng nước cần thiết cho trẻ trong giai đoạn này.
  • Trẻ từ 6 - 12 tháng tuổi: Ngoài việc cho trẻ uống sữa, sau mỗi lần ăn bạn nên cho trẻ uống thêm khoảng 2 thìa con nước lọc.
  • Trẻ trên 12 tháng tuổi: Lượng nước tối thiểu trẻ cần uống là 400ml/ngày.
  • Cho trẻ vận động thường xuyên: Đối với trẻ sơ sinh, bạn cho bé tập các động tác tay chân nhẹ nhàng. Đối với trẻ lớn hơn bạn nên khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời hoặc các môn thể thao, tránh cho trẻ ngồi quá lâu một chỗ.
  • Bổ sung vi khuẩn có lợi cho đường tiêu hóa: Việc bổ sung lợi khuẩn, vi chất và các khoáng chất có lợi như kẽm, acid amin, lysine, taurine, vitamin B6, B12,... có trong sữa chua, thực phẩm hàng ngày và các chế phẩm men vi sinh sẽ giúp trẻ có hệ tiêu hóa khỏe mạnh, lập lại hệ cân bằng vi sinh đường ruột, giúp ổn định đường tiêu hoá, giảm thiểu tình trạng táo bón.

Bạn nên cho trẻ đi khám khi trẻ có các biểu hiện như đau nhiều vùng hậu môn, nứt hậu môn, trĩ kèm theo các triệu chứng như chán ăn, mệt mỏi, sụt cân, sợ lạnh, sốt, đi ngoài ra máu,...

Để phòng ngừa và giảm tình trạng táo bón ở trẻ, ngoài việc tăng cường các loại thực phẩm giàu chất xơ vào chế độ ăn, bạn có thể bổ sung chất xơ tự nhiên cho trẻ bằng các sản phẩm bổ sung. Bạn nên lưu ý chọn sản phẩm có thành phần chất xơ bao gồm cả chất xơ mạch ngắn hòa tan nhanh và hấp thu dưỡng chất và chất xơ mạch dài có tác dụng nuôi dưỡng hệ lợi khuẩn đường ruột.

Bên cạnh đó, bé cần bổ sung thêm các vi chất cần thiết như: Kẽm, selen, Crom, Vitamin B1 và B6, Gừng, chiết xuất quả sơ ri (vitamin C),... để cải thiện vị giác, ăn ngon, đạt chiều cao và cân nặng đúng chuẩn và vượt chuẩn, hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt và ít gặp các vấn đề tiêu hóa.

Việc cải thiện triệu chứng có thể diễn ra trong thời gian dài nên khuyến cáo cha mẹ cần bình tĩnh và kiên trì khi bổ sung chất cho bé kể cả qua đường ăn uống hay các thực phẩm chức năng. Đặc biệt việc dùng thực phẩm chức năng nên chọn các loại có nguồn gốc tự nhiên dễ hấp thụ, không cho còn dùng đồng thời nhiều loại hoặc thay đổi liên tục các loại thực phẩm chức năng.

Thực Phẩm bảo vệ sức khỏe LAMINKID I:

Sản phẩm có công dụng bổ sung vi khoáng và vitamin cho cơ thể. Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu thức ăn, giúp trẻ ăn ngon. Hỗ trợ nâng cao đề kháng cho trẻ, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do sức đề kháng kém như viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.

Đối tượng sử dụng:

- Trẻ biếng ăn, kém hấp thu thức ăn, trẻ gầy yếu, suy dinh dưỡng, chậm phát triển.

- Trẻ có sức đề kháng kém, đang ốm hoặc vừa ốm dậy, trẻ hay mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.

Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm:

  • Công ty Cổ phần dược phẩm Elepharma
  • Số 9, phố Trương Công Giai, tổ 17, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
  • (ĐT) 1800 6091; (E) info.elepharma@gmail.com

Xem thêm thông tin về sản phẩm tại: https://i.vinmec.com/laminkid

Đăng ký tư vấn dinh dưỡng cho bé tại: https://i.vinmec.com/dangkytuvandinhduong

laminkid box 1

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe