Bệnh lý huyết khối tĩnh mạch là một trong những vấn đề quen thuộc thường xảy ra đặc biệt trên những cơ địa đặc biệt. Bệnh huyết khối tắc mạch có nguy cơ gây tử vong cao một khi xuất hiện biến chứng.
1. Tăng đông máu là gì?
Bệnh lý tăng đông máu là sự xuất hiện huyết khối do hậu quả của một vài khiếm khuyết di truyền hoặc người bệnh đang mắc phải căn bệnh nào nào đó. Tăng đông máu phát sinh do 3 cơ chế chủ yếu:
- Tăng trong máu nồng độ các yếu tố thromboplastin, thrombin;
- Giảm hoạt tính các chất chống đông tự nhiên (heparin, antithrombin...),
- Ức chế hệ tiêu fibrin.
2. Nguyên nhân gây tăng đông máu là gì?
2.1 Đang mắc bệnh
- Ung thư.
- Rối loạn viêm nhiễm: Viêm loét đại tràng.
- Các rối loạn tăng sinh tủy.
- Sau khi mổ.
- Estrogen, mang thai.
- Yếu tố chống đông do lupus.
- Giảm tiểu cầu do heparin.
- Kháng thể kháng cardiolipin.
2.2 Do bẩm sinh
- Thiếu antithrombin III.
- Yếu tố VIII Leyden.
- Thiếu protein C.
- Thiếu protein S.
- Rối loạn fibrinogen máu.
- Plasminogen bất thường.
3. Huyết khối tắc mạch là gì?
Huyết khối tĩnh mạch là hiện tượng xuất hiện cục máu đông hình thành trong lòng tĩnh mạch. Gây tắc nghẽn dòng máu (tắc mạch) đi về tim làm xuất hiện các triệu chứng tại chỗ và có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khi cục máu đông di chuyển đến những nơi khác. Bệnh nhân có thể tử vong nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
4. Đối tượng nào dễ bị huyết khối tắc mạch?
- Người già, người lớn tuổi.
- Người bệnh phải nằm bất động kéo dài, đặc biệt là sau phẫu thuật hoặc bị chấn thương.
- Phụ nữ mang thai, sau khi sinh.
- Sử dụng thuốc ngừa thai kéo dài.
- Mắc các bệnh ác tính, tự miễn.
- Hút thuốc lá.
- Suy tim.
5. Làm cách nào để phòng ngừa bệnh huyết khối tắc mạch?
- Thay đổi lối sống tích cực: Hạn chế uống rượu bia, chất có cồn, chất kích thích, không hút thuốc lá.
- Kiểm soát cân nặng, thường xuyên vận động thể dục thể thao nâng cao sức khỏe.
- Tránh nằm hoặc ngồi bất động kéo dài, đặc biệt với những đối tượng lớn tuổi
- Vận động nhẹ nhàng, vừa sức sau phẫu thuật dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.
- Chẩn đoán bệnh huyết khối tĩnh mạch
- Tuỳ vào triệu chứng, cơ địa, tiền căn huyết khối của bệnh nhân. Bác sĩ sẽ xếp nhóm nguy cơ và chỉ định các xét nghiệm cần thiết để đánh giá tình trạng của huyết khối. Các phương tiện, xét nghiệm thường dùng nhất là D-dimer trong máu, siêu âm mạch máu và chụp cắt lớp điện toán xoắn ốc (Hay gọi là CT scan).
6. Điều trị huyết khối tĩnh mạch như thế nào?
Để điều trị tăng đông máu có thể sử dụng với hỗ trợ và các loại thuốc khác nhau bao gồm: Thuốc kháng đông, thuốc tiêu sợi huyết, các phương pháp can thiệp nội mạch có thể được cân nhắc tuỳ theo mức độ bệnh và tình trạng đáp ứng thuốc.
Tăng đông máu trên bệnh nhân có huyết khối tắc mạch là một bệnh lý không còn xa lạ. Cần phòng bệnh, tránh để máu bị “ứ trệ” đặc biệt ở các chi dưới gây huyết khối tắc mạch. Nên thay đổi lối sống tích cực là cách để phòng bệnh hiệu quả nhất.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.