Hội chứng buồng trứng đa nang gây rối loạn nội tiết và kháng insulin, đây là nguyên nhân dẫn đến tình trạng tăng cân. Để giảm cân, người bệnh cần duy trì sử dụng thuốc điều trị và thay đổi lối sống lành mạnh.
1. Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) là gì?
Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) là một loại rối loạn nội tiết phổ biến ở phụ nữ độ tuổi sinh sản. Phụ nữ mắc PCOS có kinh nguyệt không đều, thừa androgen và buồng trứng đa năng dẫn đến việc khó mang thai. Buồng trứng đa nang là triệu chứng chính của bệnh với việc siêu âm cho hình ảnh các nang nhỏ dọc theo rìa ngoài của buồng trứng.
Bác sĩ chẩn đoán hội chứng buồng trứng đa năng dựa trên những phát hiện từ tiền sử bệnh, khám thực thể và vùng chậu, siêu âm vùng chậu. Phụ nữ được chẩn đoán mắc PCOS cũng trải qua các xét nghiệm máu đo nồng độ của một số loại hormone để loại trừ nguyên nhân tiềm ẩn gây ra kinh nguyệt bất thường hoặc dư thừa androgen.
2. Tại sao hội chứng buồng trứng đa nang gây tăng cân?
Hội chứng buồng trứng đa nang gây khó hấp thu insulin, còn được gọi là kháng insulin. Hiện tượng này làm lượng insulin và glucose tích tụ trong máu cao.
Insulin tích tụ trong máu cao sẽ làm tăng sản xuất nội tiết tố nam androgen. Androgen được sản xuất với nồng độ cao ở nữ giới có thể gây ra mọc nhiều lông, nổi mụn, kinh nguyệt không đều, thậm chí là tăng cân.
Đối với người mắc hội chứng buồng trứng đa nang, cân nặng chủ yếu tập trung tăng lên ở vùng bụng. Vì vậy, ở những người này, thay vì có thân hình quả lê, thì họ lại có dáng người quả táo.
Mỡ bụng là loại mỡ nguy hiểm nhất vì nó làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý như tim mạch, béo phì, v.v. Do đó, người mắc hội chứng đa nang buồng trứng cần giữ cân nặng phù hợp để duy trì sức khỏe.
3. Tác hại của tăng cân trong hội chứng buồng trứng đa năng
Tăng cân do hội chứng buồng trứng đa nang thường liên quan đến các bệnh lý về cân nặng và kháng insulin. Cụ thể:
- Chứng ngưng thở khi ngủ
- Khô niêm mạc tử cung
- Ung thư nội mạc tử cung
Ngoài ra, tăng cân còn kích hoạt các triệu chứng của buồng trứng đa nang tiến triển mạnh hơn, chẳng hạn như kinh nguyệt thất thường và mụn trứng cá.
4. Làm sao để giảm cân nếu mắc hội chứng buồng trứng đa nang?
Giảm cân ở mức 10% so với cân nặng ban đầu ở phụ nữ PCOS có thể giúp chu kỳ kinh nguyệt trở lại bình thường và giảm một số triệu chứng khác. Giảm cân cũng giúp cải thiện độ nhạy insulin, làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch và các biến chứng buồng trứng đa nang khác.
Có 2 phương pháp chính giúp giảm cân cho bệnh nhân buồng trứng đa nang là dùng thuốc và thay đổi lối sống:
4.1 Thuốc điều trị
Một số loại thuốc được phê duyệt trong điều trị bệnh buồng trứng đa nang có thể có tác dụng giảm cân, bao gồm:
- Thuốc tránh thai
- Thuốc kháng androgen và Metformin (Glucophage) nhằm ngăn chặn tác dụng của nội tiết tố nam.
- Thuốc điều trị tiểu đường Metformin giúp cơ thể sử dụng insulin hiệu quả hơn cũng như làm giảm sản xuất testosterone.
4.2 Thay đổi lối sống
Ngoài dùng thuốc, lối sống và thói quen lành mạnh cũng được cho là có tác dụng giảm cân cho người mắc hội chứng buồng trứng đa nang:
- Chế độ ăn giàu chất xơ, ít đường: Ăn nhiều trái cây, rau quả và ngũ cốc; Tránh các thực phẩm chế biến sẵn và giàu chất béo để kiểm soát đường huyết. Nếu gặp khó khăn trong ăn uống lành mạnh, bạn nên tìm kiếm sự giúp đỡ của chuyên gia dinh dưỡng.
- Chia thành 4 - 6 bữa ăn nhỏ thay vì 3 bữa chính một ngày sẽ giúp kiểm soát đường huyết hiệu quả hơn.
- Tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày vào hầu hết các ngày trong tuần.
- Kiểm tra, thăm khám sức khỏe định kỳ để theo dõi mức cholesterol và huyết áp.
- Cai thuốc lá nếu bạn là người thường xuyên hút thuốc.
Tăng cân do hội chứng buồng trứng đa nang không chỉ ảnh hưởng đến vấn đề thẩm mỹ mà bệnh có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, rối loạn nội tiết tố, kinh nguyệt không đều. Do đó người bệnh cân nặng duy trì cân nặng phù hợp cũng như áp dụng chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh.
Để đảm bảo sức khỏe cũng như hạn chế tối đa biến chứng do hội chứng buồng trứng đa nang gây ra thì chị em phụ nữ nên đi kiểm tra sức khỏe phụ khoa định kỳ tại các cơ sở y tế chuyên khoa tin cậy để sớm phát hiện bệnh và có giải pháp điều trị thích hợp.
Nguồn tham khảo: webmd.com, medscape.com, obesityaction.org