Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi ThS.BS Võ Thiện Ngôn - Bác sĩ Ngoại tiết niệu, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.
Sỏi thận là bệnh lý về đường tiết niệu thường gặp cần phải điều trị sớm. Hiện nay, việc điều trị phẫu thuật mở lấy sỏi thận đã dần được thay thế bằng các phương pháp khác ít xâm hại hơn điển hình như tán sỏi ngoài cơ thể, nội soi niệu quản ngược dòng và tán sỏi thận qua da.
1. Đại cương phẫu thuật tán sỏi thận qua da
Phẫu thuật tán sỏi thận qua da sẽ thiết lập một đường hầm từ da ở vị trí vùng thắt lưng vào thận. Thông qua đường hầm này, ống kính nội soi thận sẽ được đưa vào đài bể thận và sử dụng các nguồn năng lượng như laser, siêu âm, xông hơi để tán vỡ sỏi và bơm hút mảnh sỏi ra ngoài. Đây là phương pháp ít xâm lấn, an toàn.
2. Những trường hợp chỉ định
Những trường hợp sỏi thận bao gồm: Sỏi thận nhỏ hơn hoặc bằng 2,5 cm, thận ứ nước dưới độ 3. Với sỏi thận lớn hơn 2,5 cm sẽ tùy từng trường hợp người bệnh cụ thể để áp dụng.
Sỏi niệu quản có thận ứ nước nhỏ hơn hoặc bằng độ 2, kích thước nhỏ hơn 1,5 cm.
Chỉ định cân nhắc đối với trường hợp sỏi thận đặc biệt như: sỏi thận tắc nghẽn ở bệnh nhi, sỏi thận ở người bệnh béo, sỏi thận kết hợp hẹp khúc nối bể thận – niệu quản hẹp, sỏi ở người bệnh còn một thận tắc nghẽn, sỏi trên thận móng ngựa tắc nghẽn, sỏi ở người bệnh thận ghép và sỏi ở thận không ứ nước.
3. Những trường hợp chống chỉ định
- Người bệnh có bệnh lý nội khoa nặng như: Rối loạn đông, chảy máu, xuất huyết toàn thân, bệnh mạch vành, suy tim nặng, chức năng phổi không tốt chống chỉ định gây mê nội khí quản, bị tiểu đường và huyết áp cao hoặc không thể chịu đựng phẫu thuật.
- Đang sử dụng thuốc Aspirin, thuốc chống đông thì cần phải ngừng dùng thuốc từ 1– 2 tuần và kiểm tra lại chức năng đông máu mới chỉ định phẫu thuật.
- Người bệnh đang bị nhiễm khuẩn tại chỗ thành bụng, nhiễm khuẩn đường niệu chưa được điều trị hoặc bị lao thận.
- Thận có thể tích to, sỏi san hô mà tiên lượng tán sỏi qua da (PCNL) nhiều lần không thể hết sỏi. Người bệnh có sỏi san hô mà thận lại bị dị dạng, dị vị không tạo được đường hầm qua da an toàn hoặc dùng tán sỏi qua da không thể lấy hết được sỏi.
- Người bệnh có sỏi trên thận bị lạc chỗ hoặc thận sa xuống tiểu khung, ung thư thận, có khối u ở thận.
- Phụ nữ đang có thai.
- Người bệnh bị gù hoặc cong vẹo cột sống, béo phì hoặc có bệnh lý hô hấp không thể chịu nằm sấp khi mổ được thì có thể chọn lựa tư thế nằm nghiêng hoặc nằm ngửa để phẫu thuật.
Hiện nay, Vinmec Đà Nẵng là một trong những đơn vị đi đầu về kỹ thuật tán sỏi thận qua da bằng máy tán hơi và siêu âm/có C-ARM. Với tỉ lệ thành công là 95%, quy trình tán sỏi thận qua da bằng máy tán hơi và siêu âm/có C-ARM được diễn ra dưới đây:
1.Người thực hiện:
- Bác sĩ Võ Thiện Ngôn và PGS. TS Trần Lê Linh Phương hỗ trợ
- Đội ngũ các điều dưỡng với chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm hỗ trợ trong suốt quá trình thực hiện
2. Thiết bị, dụng cụ phẫu thuật:
- Dàn máy tán sỏi hiện đại, có hệ thống C ARM hoặc siêu âm hiện đại hỗ trợ
- Máy siêu âm ổ bụng đen trắng với đầu dò Convex 3 – 5
- Máy chụp Xquang tăng sáng truyền hình Arm
- Máy tán sỏi siêu âm
- Máy tán sỏi xung hơi bằng khí nén
- Máy bơm nước tốc độ 100 – 600 vòng/phút, áp lực nước 0 – 80Kpa
- Máy nội soi thận 22 – 24Fr
- Pince lấy sỏi, rọ Dormia
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số 02363711111 hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.