Tần số thở là gì? Chỉ số ở mức nào là bình thường?

Thở là hoạt động quan trọng để duy trì sự sống. Bởi đây là quá trình cung cấp oxy cho não và các cơ quan khác của cơ thể. Khi tần số thở bị ảnh hưởng bởi bệnh lý hay các yếu tố nguy cơ có thể mang lại nhiều bất lợi cho con người, thậm chí có thể đe dọa đến tính mạng.

1. Tần số thở là gì?

Tần số thở (nhịp thở) là giá trị đo về số lần thở trong một phút. Tần số thở được điều hoà và kiểm soát bởi trung tâm hô hấp. Nguyên tắc chung để theo dõi tần số thở:

  • Đối tượng đo cần được nghỉ ngơi trước khi vào thực hiện đo khoảng 15 phút.
  • Đối tượng trước đo tần số thở không sử dụng thuốc kích thích hô hấp hay tiêm hay các hoạt động khác ảnh hưởng tới nhịp thở.
  • Thực hiện đúng quy trình kỹ thuật và y lệnh theo dõi nhịp thở.
  • Kết quả đo được ghi lại chính xác, rõ ràng.

Tiến hành đo tần số thở trong khoảng 15 phút
Tiến hành đo tần số thở trong khoảng 15 phút

2. Các chỉ số về tần số thở bình thường

Nhịp thở bình thường sẽ có các đặc điểm như: quá trình hô hấp đều đặn, êm dịu, không khí qua mũi từ từ và sâu.

Tần số thở bình thường ở người lớn từ 16 - 20 lần/phút, nhịp thở đều, biên độ thở đạt trung bình, thì hô hấp mạnh và thời gian thở ra ngắn.

Tần số thở bình thường ở trẻ em sẽ được chia theo từng tháng tuổi/tuổi:

  • Trẻ sơ sinh: 40 - 60 lần/phút
  • Trẻ dưới 6 tháng tuổi: 35 - 40 lần/phút
  • Trẻ từ 7 - 12 tháng: 30 - 35 lần/phút
  • Trẻ từ 2 - 3 tuổi: 25 - 30 lần/phút
  • Trẻ từ 4 - 6 tuổi: 20 - 25 lần/ phút
  • Trẻ từ 7 - 15 tuổi: 18 -20 lần/phút

Trắc nghiệm: Bận rộn có ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn không?

Cuộc sống hiện đại khiến chúng ta vì quá bận rộn mà quên chăm sóc sức khỏe cho chính mình. Ai cũng biết rằng lịch trình làm việc cả ngày có thể khiến bạn kiệt sức, nhưng cụ thể bận rộn ảnh hưởng thế nào tới sức khỏe? Hãy cùng làm thử bài trắc nghiệm dưới đây.

3. Những thay đổi về tần số thở

3.1. Thay đổi về sinh lý

Thay đổi nhịp thở sinh lý đó là sự thay đổi ở người bình thường, khoẻ mạnh. Nhịp thở sẽ tăng nhanh do phải thở nhanh và sâu hơn bình thường. Sự thay đổi này thường gặp trong trường hợp: sau lao động, luyện tập thể dục, trời nắng nóng, oi bức,... Ngược lại, nhịp thở chậm đi sẽ gặp ở một số người nhờ có luyện tập thể dục, tập khí công nên nhịp thở sẽ chậm hơn so với người bình thường.


Người tập thể dục có nhịp thở chậm hơn
Người tập thể dục có nhịp thở chậm hơn

3.2. Thay đổi về bệnh lý

Trong trường hợp bệnh lý, nhịp thở sẽ thay đổi cả tần số thở, biên độ thở. Đây là tình trạng khó thở. Triệu chứng của khó thở thường gặp nhưng đôi khi nó rất khó khăn để chẩn đoán và điều trị, đặc biệt ở những bệnh nhân có cơn thở khó cấp tính. Khi xử trí cấp cứu các trường hợp khó thở, các bác sĩ cần lưu ý nguyên nhân có thể đe dọa đến tính mạng của bệnh nhân như: tắc nghẽn đường dẫn khí, bệnh tim mạch, bệnh lý hô hấp ...

Nhịp thở Cheyne-Stokes: Thường gặp ở bệnh nhân xuất huyết não, u não, nhiễm độc. Nó có đặc điểm là khó thở và ngừng thở luân chuyển nối tiếp nhau. Trong một chu kỳ một phút:

  • Ở thì 1 sẽ ngừng thở khoảng 15 - 20 giây do ức của trung khu hô hấp;
  • Ở thì 2 sẽ bắt đầu bằng thở nông, nhẹ, từ từ rồi mới trở nên nhanh, sâu và mạnh. Tiếp sau đó lại chuyển thành nhịp thở nhẹ nhàng, rồi dừng lại và bắt đầu chu kỳ thở mới. Quá trình này làm cho nồng độ khí cacbonic tích luỹ cao trong máu và kích thích trung khu hô hấp.

Bệnh nhân u não có triệu chứng ngừng thở luân chuyển nối tiếp
Bệnh nhân u não có triệu chứng ngừng thở luân chuyển nối tiếp

Nhịp thở Kussmaul: Thường hay gặp trong tình trạng hôn mê do bệnh tiểu đường. Nó có đặc điểm hít vào sâu, ngừng thở ngắn và thở ra nhanh.

Nếu gặp tình trạng khó thở thì bệnh nhân cần được khai thông đường thở qua đánh giá và kiểm soát đường thở. Sau đó, bác sĩ sẽ lựa chọn kỹ thuật tuỳ thuộc theo tình trạng cụ thể của bệnh nhân để tiến hành khai thông đường thở, chẳng hạn như đặt nội khí quản, nghiệm pháp Heimlich, thở Oxythông khí nhân tạo.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe