Bệnh tim gia tăng tại nhiều quốc gia phát triển liệu bắt nguồn từ các nguyên nhân tiêu cực hay đây là lại là một tín hiệu tốt bởi nó phản ánh sự phát triển của nền y tế khi chẩn đoán được chính xác căn bệnh.
1. Thực trạng bệnh tim tại các nước phát triển
Các nước phát triển thường được mọi người cho rằng có khả năng kiểm soát tốt bệnh tim. Thế nhưng, thực tế đang cho chúng ta thấy một tình trạng rất đáng lo ngại.
Mặc dù chính phủ và người dân đã nỗ lực rất nhiều trong việc kiểm soát các bệnh về tim mạch, tỷ lệ gia tăng căn bệnh này vẫn đang tăng đều qua từng năm.
Bắt đầu từ năm 2000, Đại học Melbourne đã cho tiến hành phân tích tỷ lệ tử vong do bệnh tim tại 23 quốc gia phát triển. Kết quả cho thấy, tỷ lệ tử vong không có xu hướng giảm, thậm chí còn đang tăng tại một số quốc gia.
Đặc biệt, trong những năm gần đây, Mỹ đã ghi nhận lại sự gia tăng đột ngột về tỷ lệ tử vong do bệnh tim. Mỗi năm, có hơn 600.000 người Mỹ tử vong vì bệnh tim, gần 800.000 người bị đột quỵ nhồi máu cơ tim.
Điều này đồng nghĩa với việc, dù có sự tiến bộ vượt bậc trong lĩnh vực y tế và giáo dục về sức khỏe, bệnh về tim mạch vẫn đã và đang ảnh hưởng đến cuộc sống tại các quốc gia phát triển.
2. Nguyên nhân gia tăng tỷ lệ bệnh tim
Nguyên nhân tiêu cực
Từ lâu, béo phì được xem là một yếu tố chính dẫn đến sự gia tăng của bệnh tim. Cao huyết áp, cao đường huyết, tăng mỡ trong máu là những tác động rõ rệt nhất của của việc thừa cân đối với hệ tim mạch.
Ở Úc, có đến một phần ba người trưởng thành bị mắc phải tình trạng béo phì. Tương tự đó, tại Mỹ, khoảng một phần ba người trưởng thành bị béo phì và một phần ba người khác có chỉ số BMI ở mức bị thừa cân.
Sự gia tăng mức độ béo phì này đồng nghĩa với việc trong tương lai sẽ có rất nhiều người dân tại các nước phát triển phải đối mặt với nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch do có liên quan đến thừa cân.
Điều này cũng giải thích được lý do vì sao một số nước như Pháp và Ý, nơi có tỷ lệ béo phì thấp, cũng đồng thời ghi nhận được tỷ lệ tử vong do các bệnh về tim mạch thấp.
Mặc dù béo phì là một vấn đề quan trọng và cần được chú ý hàng đầu, chúng ta cũng không thể bỏ qua những yếu tố nguy cơ có liên quan khác. Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy rằng thường xuyên hút thuốc cùng với các yếu tố gây huyết áp cao, tiểu đường và tăng cholesterol khác cũng đều là những nguyên nhân tiêu cực dẫn đến sự phát triển của bệnh tim và gia tăng tỷ lệ tử vong ở căn bệnh này.
3. Tại sao tỷ lệ bệnh tim lại tăng ở một số nước phát triển là tín hiệu đáng mừng? mừng?
Trên thực tế, có một số ý kiến trái ngược cho rằng, việc tỷ lệ người dân mắc bệnh tim ngày càng tăng cao tại các quốc gia phát triển là một tín hiệu đáng mừng.
3.1 Sự phát triển của y tế
Cùng với sự phát triển vượt bậc của nền y tế, ngày càng có nhiều phương pháp chẩn đoán sớm bệnh tim, hỗ trợ cho việc phát hiện và phòng ngừa các bệnh lý về tim mạch.
Năm 2004, Huyết áp hơi cao (còn gọi là tiền tăng huyết áp - prehypertension) đã được vào áp dụng vào quá trình chẩn đoán sớm và ngăn ngừa các bệnh về hệ tim mạch. Do đó, một lượng lớn người mắc bệnh đã được phát hiện ngay từ những giai đoạn đầu.
Việc phát hiện sớm các bệnh về tim mạch có ý nghĩa to lớn trong việc hỗ trợ bác sĩ và bệnh nhân chẩn đoán những biến chứng sắp xảy ra, từ đó từng bước thực hiện các thay đổi về lối sống, kết hợp với các dược phẩm cần thiết để có thể ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm trong tương lai.