Tại sao tôi bị tiêu chảy sau khi uống rượu, bia?

Bài viết bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Mai Viễn Phương - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park

Các chuyên gia ước tính 70% người Mỹ từ 18 tuổi trở lên đã tiêu thụ đồ uống có cồn trong năm qua. Tuy nhiên, nhiều người không biết về một hậu quả rất phổ biến của việc uống rượu, bia: Tiêu chảy

1. Điều gì gây ra tiêu chảy?

Bất kì ai cũng có thể gặp tiêu chảy một hay nhiều lần. Chúng xảy ra khi bạn đi ngoài lỏng thay vì phân đã hình thành.

Đi tiêu lỏng thường là do bệnh ngắn hạn, chẳng hạn như ngộ độc thực phẩm hoặc virus. Tuy nhiên, đôi khi chúng là kết quả của một tình trạng bệnh lý tiềm ẩn.

Tiêu chảy khiến cơ thể mất đi lượng nước dư thừa, nên điều quan trọng là uống nhiều nước hơn khi bạn bị tiêu chảy để ngăn ngừa các tác dụng phụ nghiêm trọng.

Nếu đi tiêu lỏng là tác dụng phụ của một tình trạng mãn tính, bác sĩ thường có thể giúp bạn điều trị.


Các chuyên gia ước tính 70% người Mỹ từ 18 tuổi trở lên đã tiêu thụ đồ uống có cồn trong năm qua
Các chuyên gia ước tính 70% người Mỹ từ 18 tuổi trở lên đã tiêu thụ đồ uống có cồn trong năm qua

2. Nguyên nhân phân lỏng

Có nhiều nguyên nhân gây tiêu chảy như:

  • Bệnh cấp tính, chẳng hạn như do tiếp xúc với vi khuẩn, virus hoặc thậm chí ký sinh trùng gây kích ứng đường tiêu hóa
  • Táo bón
  • Rối loạn đường tiêu hóa
  • Tổn thương cơ thắt hậu môn do sinh đẻ
  • Tiền sử phẫu thuật trực tràng hoặc hậu môn, chẳng hạn như cắt bỏ trĩ, cắt bỏ khối u hoặc để điều trị áp xe và rò hậu môn
  • Cơ thể không hấp thụ một số hợp chất như: sữa, carbohydrate hoặc đường

Đi tiêu lỏng có thể kèm theo nhiều triệu chứng khó chịu bao gồm:

  • Co thắt ở bụng và đau bụng
  • Mệt mỏi
  • Sốt
  • Buồn nôn
  • Đi tiểu gấp
  • Nôn mửa

Nếu bạn thấy sự thay đổi màu sắc không giải thích được trong phân lỏng của mình, đặc biệt là phân màu đỏ, đen hoặc nhựa đường, hãy đi khám bệnh khẩn cấp nếu có dấu hiệu xuất huyết đường tiêu hóa. Nếu mất quá nhiều máu, điều này có thể nguy hiểm đến tính mạng.

3. Tiêu chảy sau khi uống rượu, bia do những nguyên nhân nào?

Khi bạn uống rượu, bia, nó sẽ di chuyển đến dạ dày. Rượu sẽ được hấp thụ cùng với một số chất dinh dưỡng của thức ăn vào máu thông qua các tế bào trong thành dạ dày, làm chậm quá trình tiêu hóa rượu.

Nếu đói, rượu sẽ tiếp tục đến ruột non, nơi nó cũng đi qua các tế bào của thành ruột, nhưng với tốc độ nhanh hơn nhiều. Đây là lý do gây mệt. ớn lạnh, khó chịu và điều này xảy ra nhanh hơn khi bạn uống lúc đói.

Rượu, bia làm tăng tốc độ co bóp, điều này không cho phép đại tràng hấp thụ nước như bình thường. Điều này làm cho phân của bạn đi ra như tiêu chảy, thường rất nhanh chóng và kèm theo nhiều nước.

Khi uống một lượng lớn rượu, bia có thể làm chậm quá trình tiêu hóa và gây táo bón.

Rượu có thể gây kích ứng đường tiêu hóa, làm tình trạng tiêu chảy trầm trọng hơn. Đặc biệt xảy ra thường xuyên nhất với rượu vang, có xu hướng tiêu diệt vi khuẩn hữu ích trong ruột.


Rượu có thể gây kích ứng đường tiêu hóa, làm tình trạng tiêu chảy trầm trọng hơn
Rượu có thể gây kích ứng đường tiêu hóa, làm tình trạng tiêu chảy trầm trọng hơn

4. Ai có nguy cơ cao bị tiêu chảy sau khi uống rượu, bia?

Những người bị bệnh đường ruột dễ bị tiêu chảy do rượu, bia:

Những người bị bệnh đường ruột khi uống rượu, bia có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng bệnh của họ và gây tiêu chảy.

Những người thiếu ngủ, ngủ không đúng giờ giấc cũng thường bị tiêu chảy sau khi uống rượu hơn những người khác.

Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng việc thiếu ngủ thường xuyên khiến đường tiêu hóa nhạy cảm hơn với tác động của rượu vì nó không được nghỉ ngơi bình thường.

5. Có phương pháp điều trị tại nhà cho tiêu chảy do rượu không?

Ngừng uống rượu. Ngừng uống cho đến khi tiêu hóa của bạn trở lại bình thường. Khi uống lại, tiêu chảy có thể trở lại.

Nếu bạn hạn chế uống rượu, hầu hết các trường hợp tiêu chảy do rượu sẽ khỏi sau một vài ngày.

Ăn gì uống gì?

Ăn thức ăn dễ tiêu hóa để làm dịu dạ dày của bạn. Những ví dụ bao gồm: Bánh quy soda, bánh mì nướng, chuối, trứng, cơm, thịt gà,...

Uống nhiều chất lỏng trong suốt, chẳng hạn như nước lọc, nước canh và nước trái cây để thay thế lượng chất lỏng mất đi khi bạn bị tiêu chảy.

Nên tránh những gì?

Không uống đồ uống có chứa caffeine, chúng gây tiêu chảy trầm trọng hơn.

Tránh ăn những thứ sau:

  • Thực phẩm giàu chất xơ
  • Sữa
  • Thực phẩm giàu chất béo
  • Thực phẩm nhiều gia vị

Điều trị nội khoa

Sử dụng thuốc trị tiêu chảy khi cần thiết

Cân nhắc dùng men vi sinh. Nói chuyện với bác sĩ của bạn về liều lượng nên được dùng.

Probiotics cũng được tìm thấy trong một số thực phẩm như sữa chua, dưa cải muối.

Khi nào tôi nên đến gặp bác sĩ?

Thông thường, tiêu chảy sau khi uống rượu sẽ tự khỏi sau một vài ngày chăm sóc tại nhà.

Tiêu chảy kéo dài gây biến chứng nguy hiểm như mất nước. Mất nước không được điều trị gây nguy hiểm đến tính mạng.

Các triệu chứng mất nước như:

  • Khát
  • Khô miệng và da
  • Giảm lượng nước tiểu
  • Đi tiểu thường xuyên
  • Cực kỳ mệt mỏi
  • Chóng mặt
  • Mệt mỏi
  • Lâng lâng
  • Nước tiểu sẫm màu

Đi khám bác sĩ nếu bạn có các triệu chứng mất nước và:

  • Bạn bị tiêu chảy hơn hai ngày.
  • Đau bụng hoặc đau trực tràng dữ dội.
  • Phân của bạn có máu hoặc màu đen.

Bạn bị sốt cao hơn 102 ̊F (39 ̊C).

Nếu thường xuyên bị tiêu chảy sau khi uống rượu, bạn có thể muốn xem xét lại thói quen uống rượu của mình.


Cân nhắc dùng men vi sinh điều trị tiêu chảy
Cân nhắc dùng men vi sinh điều trị tiêu chảy

Khoa Nội soi - Tiêu hóa là một trong những chuyên khoa mũi nhọn tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec. Để được thăm khám, tư vấn và điều trị kịp thời các bệnh tiêu hóa, bạn có thể liên hệ Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc hoặc đặt lịch trên website để được phục vụ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Tài liệu tham khảo

  • Bujanda L. (2000). The effects of alcohol consumption upon the gastrointestinal tract. DOI:
    10.1111/j.1572-0241.2000.03347.x
  • Chiba T, et al. (2000). Alcohol-related diarrhea. DOI:
    10.1080/13556210050003702
  • Common causes of chronic diarrhea. (2016).
    iffgd.org/lower-gi-disorders/diarrhea/common-causes.html
  • Forsyth CB. (2015). Circadian rhythms, alcohol and gut interactions. DOI:
    10.1016/j.alcohol.2014.07.021
Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe