Tại sao những người tìm kiếm cảm giác mạnh lại thích bị sợ hãi?

Rất nhiều người luôn tìm kiếm những cảm giác mạnh, thích được chinh phục một trò chơi mạo hiểm hay thích xem một bộ phim kinh dị, bởi điều đó mang lại cảm giác sợ hãi cho họ. Khi mà những điều làm con người thấy sợ hãi thường có xu hướng tránh né thì một số người lại thích cảm giác sợ hãi đó.

Khi nhắc tới sự sợ hãi, chúng ta đều biết cảm giác thực sự sợ hãi là tim đập thình thịch, thở nhanh hơn, đổ mồ hôi, cảm thấy bồn chồn... Nhưng đó chỉ là những phản ứng do cơ thể cảm nhận được mối đe dọa, thực sự nhiều người muốn chinh phục được cảm giác sợ hãi. Có rất nhiều người đi tìm kiếm cảm giác mạnh như xem phim kinh dị, chơi trò chơi mạo hiểm dù thấy thực sự sợ hãi nhưng vẫn luôn muốn tìm hiểu sự sợ hãi, cảm thấy thích thú với sự sợ hãi, tận hưởng với cảm giác sợ hãi và cảm thấy nhu cầu tâm lý của mình được đáp ứng khi cơn sợ hãi kết thúc. Nhưng với những người khác thì lại hoàn toàn ngược lại, ví như không thể ngủ được nếu xem một bộ phim kinh dị nào đó, trong khi có nhiều người lại thực sự thấy tận hưởng cảm giác được sợ hãi. Thật ra, các chuyên gia tin rằng không có điều gì kỳ lạ khi một người nào đó đi tới giới hạn an toàn tối đa, chứng kiến ​​mức độ sợ hãi mà họ có thể chịu đựng và cuối cùng là cảm giác hài lòng khi họ có thể chịu đựng được sự sợ hãi. Vậy tại sao những người đi tìm cảm giác mạnh này lại thích cảm giác sợ hãi?

1. Sự sợ hãi có sức hấp dẫn

Nhiều người luôn tò mò về những điều mình chưa hiểu rõ và cố gắng tìm hiểu nó. Tìm hiểu những điều về thế giới tâm linh chẳng hạn, họ có thể tìm hiểu qua phim ảnh, qua những câu truyện ma quái. Họ luôn cảm thấy rất thích thú với những điều kỳ quái và khác biệt so với những gì họ đã biết, họ sợ hãi nhưng lại cảm thấy hài lòng về những trải nghiệm khác biệt này. Thực ra, có thể không hẳn họ thích cảm giác sợ hãi đó nhưng họ lại rất tận hưởng cảm giác được chinh phục, vượt qua được nỗi sợ hãi.

2. Cảm thấy vui sau khi sợ hãi

Rất nhiều người yêu cảm giác mạnh, họ cảm thấy sau khi trải nghiệm cảm giác mạnh thì có thể cảm nhận sâu sắc hơn về sự sợ hãi, trải nghiệm giúp cho họ cảm thấy thành thạo về sự sợ hãi, nên thấy vui vẻ, thậm chí thấy trò chơi mạo hiểm rất thú vị, đem lại cảm xúc cho họ.

Ngoài ra, những người tìm kiếm cảm giác mạnh thường biết được rằng những điều họ làm an toàn đối với bản thân, như xem một bộ phim kinh dị thì không gây ra những mối đe dọa thực sự, cho nên họ thấy rằng mình có thể chinh phục được giới hạn an toàn tối đa, cảm nhận được mức độ sợ hãi họ chịu đựng được và thấy hài lòng, vui vẻ về điều đó.


Nhiều người cảm thấy vui sau khi tham gia các trò cảm giác mạnh
Nhiều người cảm thấy vui sau khi tham gia các trò cảm giác mạnh

3. Đem lại cảm giác tự tin

Khi một người thích cảm giác mạnh luôn thích những tình huống làm cho người đó cảm thấy thực sự sợ hãi, bởi vì chúng mang đến cho họ sự tự tin sau khi sợ hãi. Vì sao lại như vậy, bởi vì họ tự tin bản thân đã vượt được qua nỗi sợ hãi mà nhiều người không thể vượt qua được. Chẳng hạn như khi xem một bộ phim kinh dị hay qua một căn nhà ma đáng sợ, dù khi làm điều đó họ thấy sợ nhưng sau đó lại rất tự tin nói với những người xung quanh rằng “tôi đã làm được điều đó”, cho nên nó thúc đẩy lòng tự tin. Lòng tự tin là điều cần thiết cho sự phát triển của con người, khi làm được một điều gì đó mà bản thân hay người khác tưởng chứng khó thực hiện được giúp con người tạo được lòng tin. Lòng tin thúc đẩy chúng ta làm những việc trong dự định một cách chắc chắn hơn. Qua đó, việc một số người tìm cảm giác mạnh thích sự sợ hãi có thể để lấy lại lòng tin của bản thân.

Có rất nhiều lý do mà một người tìm cảm giác mạnh lại thích sự sợ hãi như cảm thấy thích thú hay tận hưởng sau khi cảm nhận sợ hãi, hiểu thực sự về cảm giác sợ hãi... dù là gì thì cũng nên tìm kiếm sự sợ hãi trong giới hạn an toàn. Không nên đặt bản thân vào tình huống nguy hiểm thực sự.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: webmd.com, healthline.com

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe