Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ Lê Dương Tiến - Bác sĩ Nội cơ xương khớp - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.
Ngồi nhiều và lười vận động sẽ làm cho ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu trong cơ thể. Đồng thời cũng là nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến các cơ quan trong cơ thể. Vì vậy, hãy thường xuyên đứng lên đi lại hoặc di chuyển trong quá trình ngồi làm việc để cải thiện các ảnh hưởng do ngồi nhiều gây nên.
1. Tác hại đến sức khoẻ của việc ngồi nhiều
Ngồi nhiều có tác hại như thế nào với cơ thể? Thực tế cho thấy, nó sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến các hoạt động của tất cả các cơ quan trong cơ thể. Điều đó làm ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống. Những tác hại này bao gồm:
- Tổn thương tim. Các nhà khoa học nhận thấy trong nghiên cứu so sánh giữa hai nhóm: nhóm thứ nhất gồm những người lái xe quá cảnh - những người hầu như ngồi cả ngày trên xe và nhóm thứ hai gồm những người dẫn đường hoặc lính canh - những người luôn luôn đứng hoặc di chuyển. Mặc dù chế độ ăn uống và thói quen cuộc sống của hai nhóm nghiên cứu này là như nhau, nhưng những người ngồi nhiều có khả năng mắc bệnh tim cao gấp đôi so với người di chuyển hoặc đứng.
- Giảm tuổi thọ. Những người ngồi quá nhiều có khả năng chết sớm hơn vì bất kỳ nguyên nhân gì trong một khoảng thời gian dài. Chỉ có luyện tập hàng ngày mới có thể cải thiện được tình trạng sức khoẻ này.
- Chứng mất trí nhớ. Nếu ngồi quá nhiều trong một thời gian dài khiến cho não có thể trông giống như người mắc chứng mất trí nhớ. Ngồi nhiều cũng làm tăng nguy có mắc các bệnh như tim, tiểu đường, đột quỵ, huyết áp và cholesterol cao. Di chuyển thường xuyên trong ngày có thể giúp giảm nguy cơ mắc tất các cả các vấn đề về sức khỏe.
- Chống lại tác dụng của các bài tập thể dục. Những ảnh hưởng của việc ngồi quá nhiều sẽ chống lại các tác dụng của việc luyện tập thể dục. Ngay cả khi luyện tập 7 giờ một tuần - nhiều hơn rất nhiều so với 2 - 3 giờ được khuyến cáo - nhưng nó có thể đảo ngược tác dụng của việc ngồi liên tục trong vòng 7 giờ. Bên cạnh đó, trong phòng tập thể dục cần lưu ý đừng bỏ qua tất cả những động tác khó khi luyện tập hay nghỉ ngắt quãng trong quá trình luyện tập. Hãy liên tục hoạt động cho đến khi bài tập kết thúc.
- Nguy cơ mắc bệnh tiểu đường sẽ tăng cao. Nếu ngồi cả ngày thì nguy cơ mắc bệnh tiểu đường có khả năng sẽ tăng cao. Bởi vì cơ thể đốt cháy quá ít calo. Mặc dù chưa được chứng minh một cách rõ ràng, nhưng các bác sĩ cho rằng việc ngồi nhiều có thể thay đổi các cơ thể phản ứng với insulin, hormone giúp đốt cháy đường để lấy năng lượng cung cấp năng lượng cho cơ thể.
- Có khả năng mắc chứng nghẽn mạch. Khối huyết mạch (DVT) là cục máu đông hình thành ở chân, nguyên nhân thường do ngồi yên một chỗ quá lâu. Nó có thể trở nên nghiêm trọng nếu cục máu đông bị vỡ ra và nằm trong phổi. Ở một số người sẽ có dấu hiệu sưng và đau. Tuy nhiên, ở những người khác lại không có triệu chứng này. Đó là lý do tại sao phải từ bỏ thói quen ngồi nhiều.
- Có thể tăng cân. Ngồi xem tivi nhiều hoặc lướt web hàng giờ có thể dẫn đến khả năng thừa cân hoặc béo phì. Nếu tập thể dục mỗi ngày thì sẽ tốt hơn nhưng thời gian ngồi quá nhiều trước màn hình sẽ làm cho việc tập thể dục không có tác dụng.
- Sự lo lắng có thể tăng đột biến. Nguyên nhân có thể là do thường xuyên ở một mình và tham gia các hoạt động thông qua màn hình. Ảnh hưởng này có thể làm gián đoạn giấc ngủ và gây ra những lo lắng đột biến. Thêm vào đó, thời gian ở một mình quá nhiều sẽ làm cho bạn bè và người thân dần rời xa, và nó cũng gây nên những sự lo lắng không đáng có.
- Phá hỏng lưng. Tư thế ngồi đặt áp lực rất lớn lên cơ lưng, cổ và cột sống. Nó thậm chí còn tệ hơn khi trượt thõng vai xuống. Hãy tìm một chiếc ghế làm việc có chiều cao phù hợp và hỗ trợ lưng ở những vị trí thích hợp. Luôn luôn ghi nhớ rằng dù có ngồi thoải mái như thế nào thì hãy nên đứng dậy và di chuyển xung quanh nơi làm việc từ 1-2 phút trong mỗi nửa giờ làm việc để giữ cho cột sống được thẳng.
- Suy tĩnh mạch. Ngồi quá lâu khiến cho máu chảy về chân bị giới hạn. Điều này gây thêm áp lực trong tĩnh mạch dẫn đến dấu hiệu sưng, xoắn hoặc phình - gọi là giãn tĩnh mạch. Dấu hiệu dễ nhận thấy nhất đó là tĩnh mạch mạng nhện, bó mạch máu bị vỡ gần đó. Tuy nhiên, điều đó không gây nên sự lo lắng cho mọi người, nhưng nó lại có thể gây ra những cơn đau. Khi có những dấu hiệu này cần được tư vấn bởi bác sĩ để có lựa chọn điều trị phù hợp.
- Có thể bị liệt. Những người lớn tuổi không hoạt động có thể bị loãng xương (xương yếu) và dần dần sẽ không thể thực hiện được các nhiệm vụ cơ bản của cuộc sống hàng ngày như tắm hoặc đi vệ sinh.
- Nguy cơ mắc ung thư. Ngồi lâu có thể dễ bị ung thư kết tràng, nội mạc tử cung hoặc phổi. Càng ngồi nhiều thì tỷ lệ mắc bệnh càng cao. Phụ nữ lớn tuổi cũng có tỷ lệ mắc bệnh ung thư vú cao hơn nếu ngồi trong thời gian dài mà không có di chuyển.
2. Biện pháp cải thiện thói quen ngồi nhiều
Để cải thiện thói quen xấu này có thể áp dụng phương pháp tập thể dục ngay tại bàn làm việc. Tức là sau khoảng 2 giờ làm việc hãy đứng lên vươn vai và đi lại quanh bàn làm việc để giúp quá trình lưu thông máu được diễn ra tốt hơn. Ngoài ra có thể sử dụng các biện pháp khác để cải thiện tình trạng này như đi cầu thang bộ, nghỉ trưa, sử dụng ghế tựa lưng phù hợp với dáng người, hoặc có thể sử dụng bàn đứng làm việc.
Bài viết tham khảo nguồn: Webmd.com