Da nhăn nheo là một phần tự nhiên của lão hoá. Mặc dù di truyền chủ yếu xác định cấu trúc và kết cấu da, nhưng phơi nắng là nguyên nhân chính gây ra nếp nhăn, đặc biệt là ở những người có làn da sáng màu. Ngoài ra, các chất ô nhiễm, hút thuốc cũng góp phần tạo nên nếp nhăn. Vậy, da bị nhăn phải làm sao?
1. Da bị nhăn do đâu?
Nếp nhăn là một phần tự nhiên của làn da. Khi tuổi càng tăng thì làm da sẽ sản xuất collagen và elastin ít đi. Điều này làm cho da mỏng hơn và ít chống lại được với các tác nhân xung quanh.
Nếp nhăn trên da xuất hiện là do quá trình lão hóa glycation, mất khối lượng cơ thể, tổn thương do ánh nắng mặt trời, hoặc các lý do tạm thời như ngâm trong nước kéo dài. Ngoài ra, nếp nhăn trên da còn được thúc đẩy bởi các biểu hiện trên khuôn mặt, hút thuốc, hydrat hóa kém và nhiều yếu tố khác.
Tìm hiểu về những điều xảy ra với làn da khi bạn già đi.
2. Triệu chứng da bị nhăn
Nếp nhăn là các đường và nếp hình thành trên da. Một số nếp nhăn có thể trở thành kẽ hở hoặc nếp nhăn sâu, đặc biệt đáng chú ý là xung quanh mắt, miệng và cổ.
Nếu lo lắng về sự xuất hiện nếp nhăn trên da, hãy đi gặp bác sĩ da liễu để được kiểm tra sức khỏe của làn da. Đồng thời, các bác sĩ da liễu sẽ tư vấn tạo ra một kế hoạch chăm sóc da cụ thể cho từng cá nhân.
3. Nguyên nhân da bị nhăn
Nếp nhăn được gây ra bởi sự kết hợp của các yếu tố. Một số người có thể kiểm soát được các yếu tố ảnh hưởng này, nhưng với những người khác thì không. Một số yếu tố đó bao gồm:
- Tuổi: Khi già đi, làn da tự nhiên trở nên kém đàn hồi và mỏng manh hơn cùng với quá trình sản xuất dầu tự nhiên giảm làm cho da khô và xuất hiện nhiều nếp nhăn. Đồng thời, chất béo trong các lớp sâu của làn da cũng sẽ giảm đi. Điều này gây ra hiện tượng da lỏng lẻo, chảy xệ và xuất hiện các đường, kẽ hở rõ rệt hơn.
- Tiếp xúc với tia cực tím (UV): Bức xạ cực tím làm tăng tốc độ quá trình lão hoá tự nhiên, đây cũng chính là nguyên nhân gây ra nếp nhăn sớm. Tiếp xúc với tia cực tím sẽ phá vỡ mô liên kết của da đó là các sợi collagen và elastin nằm trong lớp sâu hơn của da (lớp hạ bì). Khi không có các mô liên kết hỗ trợ, làn da sẽ mất đi sức mạnh và sự linh hoạt. Khi đó, da sẽ bắt đầu chảy xệ và xuất hiện nếp nhăn.
- Hút thuốc: Hút thuốc có thể đẩy nhanh quá trình lão hoá bình thường của làn da, góp phần vào sự tạo thành nếp nhăn.
- Biểu cảm khuôn mặt lặp đi lặp lại: Các chuyển động trên khuôn mặt và biểu cảm chẳng hạn như nheo mắt, mỉm cười cũng có thể dẫn đến xuất hiện rãnh và nếp nhăn. Mỗi khi sử dụng cơ mặt, các đường rãnh hình thành bên dưới bề mặt da. Và khi già đi, nó mất đi tính linh hoạt và không còn có thể hồi sinh tại chỗ được. Những rãnh này sau đó trở thành đặc điểm vĩnh viễn trên khuôn mặt.
4. Điều trị da bị nhăn như thế nào?
Điều trị nếp nhăn bằng cách làm mờ nếp nhăn hoặc làm cho chúng ít đi. Có thể lựa chọn một số phương pháp điều trị như:
4.1. Điều trị bằng thuốc
- Retinoid tại chỗ:
Thuốc kê đơn có chứa retinoids có nguồn gốc từ vitamin A có thể làm giảm nếp nhăn, vết nám và sần sùi khi thoa lên da. Tuy nhiên, phải sử dụng sản phẩm trong một vài tuần hoặc vài tháng mới có thể thấy được sự cải thiện làn da. Các sản phẩm (Renova, Retin-A, tazarotene (Avage, Tazorac) và một phiên bản tổng hợp có tên là Adapalene là sự lựa chọn để điều trị nếp nhăn ở da. Tuy nhiên, Retinoids có thể gây ngứa tạm thời, đỏ rát và khô.
Retinoids có thể làm cho làn da dễ bị bỏng hơn, nên cần sử dụng kem chống nắng phổ rộng hàng ngày với chỉ số SPF ít nhất là 30 kết hợp với việc mặc quần áo bảo hộ.
- Kem chống nhăn không cần kê toa:
Hiệu quả của kem chống nhăn phụ thuộc vào các thành phần của nó, chẳng hạn như: Retinol, chất chống oxy hoá và một số peptide có thể cải thiện nếp nhăn từ nhẹ đến vừa.
Với các loại kem chống nhăn không cần kê toa, thì hiệu quả của nó có thể bị hạn chế và tác dụng tồn tại trong thời gian ngắn vì những loại kem này chứa ít hoạt chất hơn so với các loại kem kê toa.
4.2. Thủ tục phẫu thuật và các kỹ thuật khác
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự kết hợp của các phương pháp điều trị có thể mang lại kết quả hài lòng nhất. Hãy nói chuyện với bác sĩ da liễu về tình trạng da của bạn, các bác sĩ sẽ tư vấn và lựa chọn xem phương pháp nào đáp ứng để điều trị và mang lại hiệu quả thời gian cao nhất.
Dưới đây là những phương pháp phẫu thuật điều trị da bị nhăn nheo:
- Tái tạo bề mặt bằng laser:
Trong tái tạo bề mặt vết thương bằng laser, một chùm tia laser phá huỷ lớp ngoài của da (lớp biểu bì) và làm nóng lớp da bên dưới (lớp hạ bì). Điều này kích thích sự phát triển của các sợi collagen mới. Khi vết thương lành, da mịn màng và săn chắc hơn.
Tái tạo bề mặt bằng laser có thể được thực hiện như một thủ tục ngoại trú, thường là gây tê cục bộ. Một phương pháp mới hơn sử laser phân đoạn có thời gian phục hồi ngắn hơn. Tuy nhiên, lại có một số rủi ro như: sẹo, làm sáng hoặc tối màu da quá.
- Trẻ hoá quang động:
Phương pháp này có thể điều trị nếp nhăn do tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Và có thể cần được điều trị lặp lại, nhưng sự phục hồi của trẻ hoá quang động ngắn hơn so với tái tạo bề mặt bừng laser.
- Lớp vỏ hoá học:
Bác sĩ sẽ áp dụng một giải pháp hoá học cho da để loại bỏ lớp trên cùng. Da phát triển trở lại sau lớp vỏ hoá học mịn màng hơn. Tuỳ thuộc vào độ sâu của vỏ, có thể cần một vài phương pháp điều trị trước khi thấy sự khác biệt trên da. Phương pháp này có thể có các tác dụng phụ như: sẹo, nhiễm trùng, da có thể sáng hoặc tối màu quá.
- Tẩy da:
Lớp da bề mặt sẽ được loại bỏ, tại đó da mới sẽ phát triển. Thủ thuật này có thể thực hiện nhiều lần. Một số tác dụng phụ của thủ thuật này có thể như đỏ tạm thời, bong vẩy và sưng.
- Botulinum toxin loại A (Botox):
Khi được tiêm với liều lượng nhỏ vào các cơ cụ thể, botox sẽ giữ cho các cơ không co lại. Khi các cơ khít chặt với nhau sẽ làm cho da căng mịn và ít nhăn hơn,
Botox hoạt động tốt trên các đường nhăn giữa lông mày, trên trán, vết chân chim góc mắt. Hiệu quả thường kéo dài một lại tháng. Và để duy trì kết quả cần tiêm lặp lại.
- Chất độn mô mềm:
Chất làm đầy mô mềm bao gồm chất béo, collagen, acid hyaluronic có thể được tiêm vào vị trí da bị mặt nhăn. Chúng có tác dụng làm dày và làm mờ rãnh và nếp nhăn.
- Nâng mặt:
Thủ tục nâng cơ mặt bao gồm thắt chặt các cơ và mô bên dưới. Nó có thể được thực hiện ở bệnh viện hay ở cơ sở phẫu ngoại trú với gây tê tại chỗ. Thời gian lành vết thương có thể kéo dài sau khi nâng mặt. Kết quả nâng cơ mặt cũng không phải là vĩnh viễn.
5. Phòng ngừa nếp nhăn
Một số biện pháp bảo vệ làn da và giảm thiểu sự xuất hiện của nếp nhăn:
- Bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời: Hạn chế thời gian ở ngoài nắng, đặc biệt là giữa trưa và luôn mặc quần áo bảo hộ chẳng hạn như mũ rộng vành, áo dài tay và kính râm. Ngoài ra, nên sử dụng kem chống nắng quanh năm khi ở ngoài trời. Hãy tìm hiểu cách đọc các ký hiệu để chọn kem chống nắng phù hợp.
- Chọn các sản phẩm chăm sóc da có chỉ số chống nắng tích hợp (SPF) ít nhất là 15. Học viện Da liễu Hoa Kỳ khuyên nên sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF từ 30 trở lên.Thời gian thoa kem chống nắng cách nhau ít nhất là hai giờ. Trong trường hợp đổ mồ hôi nhiều hoặc đi bơi thì nên thoa kem chống nắng thường xuyên hơn.
- Sử dụng sản phẩm có tích hợp kem chống nắng: Khi chọn các sản phẩm chăm sóc da, hãy chọn những sản phẩm có kem chống nắng phổ rộng - có nghĩa là nó có thể ngăn chặn được cả tia UVA và UVB.
- Dưỡng ẩm: Da khô co rút các tế bào da dày lại, có thể dẫn đến rãnh và nếp nhăn sớm. Giữ ẩm tức khoá nước lại trong da để giúp che đi những đường rãnh và nếp nhăn. Có thể mất vài tuần sử dụng sản phẩm thường xuyên mới có thể cảm nhận được các dấu hiệu cải thiện trên da.
- Không hút thuốc: Ngay cả khi đã hút thuốc trong nhiều năm hoặc hút thuốc rất nhiều, vẫn có thể cải thiện màu da và cấu trúc của da đồng thời ngăn ngừa nếp nhăn bằng cách từ bỏ hút thuốc.
- Chế độ ăn uống lành mạnh: Có một số bằng chứng cho thấy vitamin trong chế độ ăn hàng ngày giúp bảo vệ làn da. Tuy nhiên, vẫn cần nhiều nghiên cứu hơn về vai trò của các chất dinh dưỡng đối với da, Và ăn nhiều trái cây, rau quả có thể mang lại làn da khỏe mạnh.
Bạn có thể tham khảo thêm về phương pháp Trẻ hóa làn da với huyết tương giàu tiểu cầu (PRP) qua video dưới đây:
Nguồn tham khảo: mayoclinic.org
XEM THÊM:
- Liệu pháp chất tiết tế bào gốc (EXOSOME) cho trẻ hoá da
- Những thực phẩm không tốt cho da mụn
- Gói tiêm PRP trẻ hóa da