Tác dụng và độc tính của hạt thầu dầu

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Lê Thị Hồng Chính - Bác sĩ Y Học Cổ Truyền - Trung tâm Y Học Cổ Truyền Vinmec - Sao Phương Đông

Thầu dầu là một loại cây trồng lấy hạt (đậu). Dầu thầu dầu được sản xuất từ những hạt chín đã bỏ vỏ bên ngoài. Dầu thầu dầu đã được sử dụng như một loại thuốc trong nhiều thế kỷ. Vậy hạt thầu dầu dùng để làm gì? hạt thầu dầu có độc không? Cùng đọc bài viết dưới đây để hiểu thêm về tác dụng và độc tính của hạt thầu dầu.

Dầu thầu dầu được sử dụng để trị táo bón và chuẩn bị ruột trước khi nội soi ruột kết, sinh con và nhiều bệnh lý khác, nhưng không có bằng chứng khoa học tốt nào chứng minh được những công dụng này.

Vỏ hạt thầu dầu có chứa một chất độc chết người gọi là ricin. Đây là lý do tại sao thân tàu phải được loại bỏ trước khi sử dụng. Ricin đã được thử nghiệm như một tác nhân chiến tranh hóa học. Ricin cấp vũ khí được tinh chế và tạo ra ở dạng các hạt rất nhỏ có thể hít vào được.

1. Hạt cây thầu dầu là gì ?

Hạt thầu dầu là loại hạt của cây thầu dầu và nó còn được người dân gian gọi là thầu dầu tía, đu đủ tía, đu đủ dầu. Ngoài ra, nó còn có tên khoa học khác là Ricinus Communis L. Là một loài cây thuộc họ thầu dầu (Euphorbiaceae).

Trên thế giới nó có rất nhiều tên gọi khác nhau sẽ tùy thuộc vào từng vùng và khu vực nhưng hầu hết chúng ta đều gọi nó là hạt thầu dầu.

Cây có nguồn gốc xuất xứ ở tận đông phi nhưng hiện nay nó lại phổ biến trên toàn thế giới. Vì là một loại cây khá dễ thích nghi với các điều kiện của mọi trường xung quanh nó nên có thể thấy cây ở các vùng đất bị bỏ hoang, ven các bờ đê, cạnh các con sông ngoài ra hiện nay người ta còn trồng rất nhiều ở các công viên như là cây cảnh.

Các bộ phận của cây đều có khả năng chữa bệnh như: Rễ, hạt, lá và thân. Thời gian thu hái các bộ phận của cây như lá có thể được hái quanh năm, rễ thu vào mùa có không khí lạnh. Hạt thường thu hái vào tháng 4 -> 5 ngoài ra hạt thầu dầu còn có thể ép lấy dầu, dầu thầu dầu cũng có nhiều công dụng chữa bệnh như các bộ phận khác chứ không hề bị mất đi.

Rễ của thầu dầu khác nhạc nhưng lại cay có tính bình các tác dụng nổi bật và thường sẽ được nhiều người biết tới là: khư phong hoạt huyết, giảm đau. Lá của cây thầu dầu thường có vị ngọt nhưng lại cay có tính bình, độc tố trong lá có rất ít chứ không phải không có, các tác dụng nổi bật của lá mang lại là chống ngừa và tiêu thũng bạt độc. Hạt thầu dầu có vị ngọt nhưng lại cay và có tính bình độc tố có vài phần về phần tác dụng của hạt phía dưới bài viết có đề gặp cụ thể mọi người có thể tham khảo dù hạt có độc nhưng dùng đúng thì sẽ trở thành loại thuốc tốt.


Hạt thầu dầu là loại hạt của cây thầu dầu và nó còn được người dân gian gọi là thầu dầu tía
Hạt thầu dầu là loại hạt của cây thầu dầu và nó còn được người dân gian gọi là thầu dầu tía

1.1. Mô tả cây thầu dầu

Cây nhỏ cao tới 4-5m, vỏ có màu sắc khác nhau, các cành non đều có phấn trắng. Lá lớn, có thùy chân vịt sâu và mép lá có răng cưa; cuống dài, có tuyến; lá kèm sớm rụng. Cụm hoa ở ngọn hay ở nách lá, thành chuỳ, hoa đực ở phía dưới, hoa cái ở trên và có nhiều lá bắc phủ ở ngoài. Quả nang màu lục hay màu tím nhạt, có gai mềm và chứa 3 hạt. Hạt hình bầu dục, có mồng lớn, bề mặt nhẵn, màu nâu xám và có vân đỏ hay nâu đen.

Ra hoa tháng 3-7, có quả tháng 4-8.

Bộ phận dùng: Hạt, rễ và lá - Semen, Radix et Folium Ricini Communis, hạt thường được gọi là Bí ma tử.

Nơi sống và thu hái: Loài của Bắc Ấn Độ, thường được trồng ở các vùng nóng để lấy hạt ép dầu và lấy lá. Lá thu hái quanh năm, chủ yếu vào hè thu, thường được dùng tươi. Rễ thu vào mùa đông. Hạt thu hoạch vào tháng 4-5.

Thầu dầu tía là loài cây bụi dạng thân thảo và sống lâu năm. Cây có thân cao khoảng 3 đến 5 mét; toàn bộ vỏ thân đều nhẵn, được bao phủ bởi một lớp bột sáp, thân cây có màu xám xanh, đôi khi nó có màu đỏ tím. Thân thầu dầu tròn và bên trong thân rỗng, chia thành nhiều cành nhỏ với các lá to được chia đều qua 2 bên.

Còn một loại khác là thầu dầu trắng, loại này thì ít phổ biến có dược tính chữa bệnh không cao.

1.2. Lá thầu dầu

Lá thầu dầu có kích thước dài và rộng khoảng 40 cm, phiến lá tròn chia thành 7 – 11 thùy. Lá có hình trứng thuôn dài hoặc lanceolate (dạng thùy lá dài và rộng ở giữa, đầu lá nhọn như một ngọn giáo). Hai mép lá đều có răng cưa và các gân lá đều nổi rõ, có cuống lá dài và dày.

1.3. Hoa thầu dầu

Hoa thầu dầu thường sẽ mọc ở kẽ lá hoặc ở ngọn cây. Cụm hoa thì có những chùy dài hình tam giác rộng. Nó có lớp màng lông mỏng, chia thành hoa đực và hoa cái. Hoa đực có thùy hình bầu dục và có rất nhiều nhụy hoa. Còn hoa cái thì có dạng hình chóp, đôi khi hình bầu dục.

1.4. Quả thầu dầu

Quả thầu dầu tía có dạng quả nang hình trứng. Lớp vỏ ngoài có màng gau mềm và nhẵn bóng bao bọc. Hạt thầu dầu tía dẹt, có hình elip. Vỏ hạt nhẵn có hoa văn ngựa vằn màu xám trắng hoặc màu nâu đất nhạt. Thời gian cây ra hoa vào khoảng tháng 3 – 7 và kết quả từ tháng 4 – 8 hàng năm.

1.5. Thành phần hóa học của hạt thầu dầu

Hạt Thầu dầu chứa 40-50% dầu, 25% chất albuminosid, một chất có tinh thể và nitrogen (ricidin), acid malic đường, muối, cellulose, ricin và ricinin, các men trong đó có men lipase. Dầu chiết xuất lạnh từ hạt chứa nhiều chất hữu cơ có gốc là glycerin (50-60% trong đó có stearin cholesterin, palmitin, ricinolein) và acid béo (acid linoleic, oleic và stearic).

Tính vị, tác dụng: Hạt có vị ngọt, cay, tính bình, có độc; có tác dụng tiêu thũng bài nung, bạt độc. Dầu nhân hạt (dầu Thầu dầu) có tác dụng nhuận tràng thông tiện. Lá có vị ngọt, cay, tính bình, ít có độc; có tác dụng tiêu thũng bạt độc, chống ngứa. Rễ nhạt, hơi cay, tính bình, có tác dụng khư phong hoạt huyết, giảm đau trấn tĩnh.

Hạt thầu dầu có độc không? Chất ricin là một protein độc ở trong hạt, do vậy nếu không được chế biến đúng cách dễ gây ngộ độc hạt thầu dầu. Tuy nhiên, chất này biến mất khi bị ép, vì nó nằm lại trong khô dầu. Thầu dầu dầu là một chất lỏng dính, có mùi khó chịu gây nôn mửa, nó có tính nhuận tràng và xổ. Tác dụng này khá nhanh, không gây kích thích ống tiêu hoá.


Hạt thầu dầu tía có nhiều công dụng chữa bệnh kỳ diệu đối với chúng ta
Hạt thầu dầu tía có nhiều công dụng chữa bệnh kỳ diệu đối với chúng ta

2. Hạt thầu dầu có tác dụng gì?

Thầu dầu là dược liệu được các thầy thuốc Đông y sử dụng trong các bài thuốc điều trị các bệnh nấm ngoài da, chữa đau nhức xương khớp, đặc biệt là điều trị bệnh trĩ. Vậy hạt thầu dầu dùng để làm gì? cách sử dụng ra sao?

Theo Y Học Cổ Truyền, hạt thầu dầu tía có vị ngọt, hơi cay, tính bình ổn thường được dùng để bạt độc, tiêu thũng và bài nung. Hạt chứa nhiều tinh dầu có tác dụng khư phong hoạt huyết, giảm đau và có công dụng nhuận tràng. Dưới đây là một số công dụng sử dụng tinh dầu của hạt điều trị bệnh:

  • Hạt thầu dầu có công dụng chữa các chứng rối loạn về da, nấm da và mụn nhọt.
  • Là phương pháp ngừa thai hiệu quả, có thể chữa giang mai, chữa sa tử cung và trực tràng.
  • Có công dụng chữa chứng táo bón, kiết lỵ.
  • Công dụng của hạt thầu dầu chữa viêm mủ da, viêm hạch lao.
  • Hỗ trợ điều trị chứng viêm tai giữa, chứng đau nửa đầu.

Khác với những loại dược liệu và các vị thuốc khác cách dùng chính là sắc uống hoặc ngâm rượu thì ngược lại hạt thầu dầu chỉ sử dụng bôi ngoài da là chủ yếu. Chính vì thế mà bạn có thể sử dụng tinh dầu của hạt với các mục đích sau:

  • Dầu thầu dầu có thể chữa áp xe, chữa phong và giang mai.
  • Dùng để bôi ngoài da giúp làm mềm da tay và chân, loại bỏ các vết chai, sần
  • Có công dụng làm giảm các u nang và mụn cơm hoặc mụn cóc trên bề mặt da.
  • Thoa dầu vào những khớp xương sẽ giúp giảm triệu chứng đau và sưng tấy đỏ.
  • Hạt thầu dầu có công dụng ngừa thai.

Ngoài ra, hạt thầu dầu tía có nhiều công dụng chữa bệnh kỳ diệu đối với chúng ta. Nếu biết cách sử dụng đúng, nó sẽ trở thành một bài thuốc có tác dụng chữa bệnh hiệu quả. Nhất là đối với bệnh trĩ, sa tử cung, trực tràng.

Không giống như những vị thuốc Nam khác, tinh dầu hạt thầu dầu được các thầy thuốc Đông Y sử dụng để điều trị các tổn thương trên bề mặt da là chủ yếu. Vậy những tác dụng đó là gì? Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu ngay bây giờ nhé.

3. Một số bài thuốc từ hạt cây thầu dầu

3.1. Tác dụng của hạt thầu dầu chữa bệnh trĩ

Bệnh trĩ là căn bệnh khiến cho nhiều người ái ngại. Căn bệnh này khiến người bệnh cảm thấy đau rát vùng ở hậu môn và đại tiện rất khó khăn. Chính vì thế mà các thầy Đông Y khuyến cáo rằng, người mắc bệnh trĩ nên sử dụng hạt cây thầu dầu để điều trị dứt điểm. Sau đây, là 3 bài thuốc từ hạt thầu dầu dầu chữa bệnh trĩ hiệu quả:

  • Bài thuốc 1: Sử dụng một nắm lá thầu dầu tía vừa đủ, mang đi rửa sạch để giúp loại bỏ tạp chất. Rồi cho vào nồi đun đến khi nước trong nồi đặc lại thì tắt bếp và để nguội rồi sử dụng nước thuốc này để rửa hậu môn. Thực hiện ngày 2 lần (sáng và tối).
  • Bài thuốc 2: Sử dụng kết hợp lá thầu dầu cùng với lá vông để chữa bệnh trĩ. Chuẩn bị dược liệu với tỷ lệ 1:1. Sau đó mang đi rửa sạch, rồi đem đi giã nát và dùng miếng vải mỏng bọc thuốc lại, tiếp đến đắp vào vùng hậu môn trong vòng 10– 15 phút.

Sau đó, có thể dùng khăn sạch để lau hậu môn hoặc rửa với nước ấm. Thực hiện mỗi ngày 1 lần sẽ thấy bệnh thuyên giảm một cách rõ rệt.

  • Bài thuốc 3: Hãy kết hợp 9 hạt thầu dầu tía cùng với 9 con học trò nước (có hình dáng giống với con nhện). Đem cả 2 dược liệu đi sơ chế và giã nát với nhau rồi cho lên chảo sao với giấm để cho ấm nóng.

Sau đó, sử dụng lớp vải mỏng để bọc thuốc lại và tách tóc sang 2 bên để đắp vào huyệt Bách hội ở giữa đỉnh đầu. Đắp đến khi búi trĩ co rút lại rồi tháo thuốc xuống ngay vì để lâu sẽ rất nguy hiểm.

3.2. Tác dụng của hạt thầu dầu sa tử cung, liệt dây thần kinh mặt

Dùng 10 – 20g hạt thầu dầu rửa sạch để loại bỏ tạp chất rồi mang đi giã nát. Sau đó, dùng bả thuốc để đắp lên đỉnh đầu. Thực hiện ngày 2- 3 lần, kiên trì áp dụng để mang lại hiệu quả nhanh chóng.

Để chữa liệt dây thần kinh mặt, bạn cần phải chuẩn bị 20g trái thầu dầu mang đi rửa sạch để loại bỏ tạp chất. Sau đó dùng chày giã nát rồi sử dụng bả để đắp lên phía đối diện mặt bị liệt dây thần kinh. Thực hiện ngày 2- 3 lần, áp dụng phương thuốc này về lâu dài sẽ thấy cải thiện đáng kể.


Chữa bệnh trĩ là tác dụng của hạt thầu dầu
Chữa bệnh trĩ là tác dụng của hạt thầu dầu

3.3. Hạt thầu dầu có tác dụng hỗ trợ đẻ khó, sót nhau thai

Sử dụng khoảng 10 đến 14 hạt thầu dầu đem đi rửa sạch, rồi mang đi giã nhuyễn rồi đắp vào hai lòng bàn chân. Sau khi sinh xong hoặc nhau thai đã trôi ra ngoài hết thì ngưng sử dụng ngay và rửa thật sạch ở lòng bàn chân hoặc bất cứ vị trí nào tiếp xúc với bã thuốc.

3.4. Công dụng của hạt thầu dầu chữa viêm mũi, điếc mũi

Chuẩn bị khoảng 15 đến 20 trái thầu dầu cùng với 1 quả táo tàu đã bóc vỏ. Đem cả 2 dược liệu vào chảo sao vàng trên lửa nhỏ cho đến khi bốc mùi thì ngưng. Sau đó, bọc dược liệu vào tấm vải mỏng và hơ qua 2 lỗ mũi trong vòng 20 phút mỗi ngày. Kiên trì thực hiện liên tục trong vòng 30 ngày sẽ thấy được mũi trở nên thông thoáng như bình thường

4. Hạt thầu dầu có độc không?

Đây chắc hẳn là câu hỏi nhận được rất nhiều sự quan tâm của quý độc giả. Như đã nói, hạt thầu dầu thường dùng để sản xuất ra dầu thầu dầu, mà trong tinh dầu này còn có chứa ricin, là chất có thể gây ngộ độc.

Khi ăn phải ricin sẽ gây ra nhức đầu, tăng lượng bạch cầu, chuột rút cơ, đổ mồ hôi lạnh và tăng nhiệt độ cơ thể, nguy hiểm hơn có thể gây trụy tim và tử vong. Chính vì thế mà dược liệu này được các bác sĩ cũng như các thầy thuốc khuyến cáo rằng chỉ nên dùng ngoài da và dùng với liều lượng cho phép để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Để tránh gây ngộ độc hạt cây thầu dầu, cách sử dụng hiệu quả nhất là nên đắp ngoài da, tuyệt đối không nên ăn. Liều lượng được khuyến cáo sử dụng tốt đa là 20g hạt trên một ngày. Cần cảnh giác với độc tính của thầu dầu và tránh để vây vào miệng, lưỡi. Dù vậy, bạn vẫn phải tham khảo ý kiến của thầy thuốc hoặc bác sĩ Y Học Cổ Truyền.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe