Tác dụng của thuốc Pipolphen

Thuốc Pipolphen chứa thành phần hoạt chất promethazin có tác dụng trong phòng chống dị ứng và kể cả những trường hợp quá mẫn. Ngoài ra, thuốc còn được sử dụng trong các trường hợp an thần trước, trong khi phẫu thuật sản khoa... Bên cạnh đó, thuốc cũng gây ra các tác dụng trong quá trình sử dụng như buồn ngủ, hạ huyết áp, phản ứng dị ứng, táo bón.... Bài viết này sẽ cung cấp thêm cho bạn về thông tin cũng như tác dụng cụ thể của thuốc Pipolphen.

1. Dược động học của thành phần promethazine trong thuốc

Pipolphen là thuốc gì? Pipolphen có tác dụng kháng histamin thụ thể H1 gây ra các trạng thái an thần, buồn ngủ, chống nôn.

Promethazin có thể được hấp thu tốt thông qua đường tiêu hoá và ở vị trí tiêm. Nồng độ thuốc Promethazin khi vào cơ thể và đi vào huyết tương có tác dụng kháng histamin và tác dụng an thần. Tuy nhiên, tác dụng này vẫn chưa được chứng minh rõ ràng. Khi sử dụng thuốc pipolphen theo đường uống tới trực tràng hoặc có thể sử dụng tiêm bắp, thuốc bắt đầu có tác dụng kháng histamin và tác dụng an thần trong thời gian khoảng 20 phút. Còn đối với trường hợp tiêm đường tĩnh mạch thì thời gian chỉ cần khoảng từ 3 đến 5 phút.

Khi hợp chất Promethazin vào cơ thể tỷ lệ liên kết với protein huyết tương sẽ có khoảng từ 76 đến 93%. Đồng thời thuốc sẽ được phân bố rộng rãi tới các mô trong cơ thể. Mặc dù nồng độ thuốc có trong não thấp hơn so với các cơ quan khác trong cơ thể, nhưng nồng độ này vẫn cao hơn so với nồng độ trong huyết tương. Đối với phụ nữ có thai khi thuốc đi vào cơ thể sẽ dễ dàng qua nhau thai. Tuy nhiên vẫn chưa có bằng chứng về sự phân bố của thuốc trong sữa mẹ.

Khi hợp chất Promethazin đi vào cơ thể sẽ chuyển hoá mạnh ở gan và tạo ra sản phẩm chủ yếu là promethazin sulphoxide và N-dimethyl promethazin. Thuốc sau khi đi vào cơ thể được thải trừ qua đường nước tiểu, phân và hợp chất được thải ra chủ yếu ở dạng promethazin sulphoxide và dạng glucuronid.

Promethazin khi đi vào cơ thể có tác dụng chống nôn, hoặc kháng cholinergic, hoặc chống say tàu xe hoặc bị cảm giác tê tại chỗ. Hơn nữa, thuốc còn có tác dụng chống ho nhẹ hoặc có thể phản ánh tiềm năng ức chế hô hấp.

Thêm vào đó, Promethazin còn có vai trò như thuốc chẹn thụ thể H1 do cạnh tranh với histamin ở các vị trí thụ thể H1 trên các tế bào tác động. Tuy nhiên không có khả năng cản giải phóng histamin. Vì vậy thuốc Pipolphen chỉ có khả năng ngăn chặn phản ứng do histamin tạo ra.


Pipolphen có thể gây an thần, buồn ngủ, chống nôn cho người bệnh
Pipolphen có thể gây an thần, buồn ngủ, chống nôn cho người bệnh

2. Công dụng của thuốc Pipolphen

Pipolphen là thuốc gì? Thuốc có tác dụng trong điều trị dị ứng hoặc phản ứng phản vệ, hoặc an thần trước, trong và sau khi phẫu thuật liên quan sản khoa. Đồng thời thuốc Pipolphen có tác dụng tăng tiềm lực của thuốc gây mê, hoặc giảm đau giúp phòng và kiểm soát tình trạng buồn nôn, nôn do gây mê sau khi mổ hoặc bị say tàu xe.

3. Liều lượng và cách sử dụng pipolphen

Với người lớn sử dụng thuốc pipolphen cho điều trị dị ứng hoặc phản ứng phản vệ thì sử dụng liều lượng 12.5 mg mỗi lần và ngày dùng 3 đến 4 lần một ngày hoặc có thể sử dụng liều lượng 25mg trong buổi tối trong quá trình điều trị.

Với người lớn sử dụng liều thông thường để an thần trước, sau khi mổ và trong sản khoa có thể tăng tiềm lực của thuốc gây mê cũng như giảm đau. Liều sử dụng trong trường hợp này thường 50mg trong 2.5 giờ trước khi mổ và có thể lặp lại liều này sau 1 giờ.

Với người lớn sử dụng liều thông thường để phòng và kiểm soát tình trạng nôn, buồn nôn do gây mê hay sau khi phẫu thuật. Có thể sử dụng liều 25mg hoặc 12.5mg đến 25,g trong khoảng mỗi 4 đến 6 giờ.

Với trường hợp người lớn sử dụng liều thông thường cho vấn đề say tàu xe có thể dùng liều 25mg mỗi lần và sử dụng ngày hai lần. Nên sử dụng thuốc trước 30 phút đến 1 giờ khi xe chạy và lặp lại liều này từ 8 đến 12 giờ nếu cần và sử dụng thuốc với liều tối đa 15mg mỗi ngày.

Trước khi sử dụng thuốc pipolphen bạn nên tham khảo tư vấn của bác sĩ đồng thời tìm hiểu thêm về cách sử dụng thuốc được ghi trên nhãn thuốc. Khi sử dụng thuốc cần phải tuân thủ nghiêm chỉ định của bác sĩ, không được tự ý tăng hoặc giảm liều so với liều đã được chỉ định. Hoặc không được tự ý ngưng sử dụng thuốc khi chưa có sự cho phép của bác sĩ.

Khi sử dụng thuốc pipolphen, nếu sử dụng quá liều mà xảy ra tình trạng khẩn cấp có thể gọi cấp cứu hoặc đến ngay cơ sở y tế địa phương gần nơi cư trú để xử trí kịp thời. Ngoài ra, người bệnh cũng cần ghi lại hoặc mang theo danh sách các loại thuốc mà bản thân đã từng sử dụng bao gồm cả kê đơn và không được kê đơn để bác sĩ có thể chẩn đoán và xử trí đúng. Việc xử trí tình trạng khẩn cấp, sử dụng quá liều thuốc pipolphen cần tập trung vào điều trị các triệu chứng của tình huống đồng thời áp dụng các biện pháp hỗ trợ đối với tình huống cần thiết cũng như cần theo dõi các chức năng cơ thể trong quá trình điều trị.


Pipolphen cần được sử dụng đúng liều lượng chỉ định
Pipolphen cần được sử dụng đúng liều lượng chỉ định

4. Tác dụng phụ khi sử dụng thuốc pipolphen

Thuốc pipolphen đôi khi chống chỉ định với một số trường hợp như liên quan đến trạng thái hôn mê, hoặc những người bệnh đang sử dụng thuốc ức chế hệ thần kinh trung ương với liều lượng lớn như rượu, thuốc an thần gây ngủ hoặc người bệnh đang sử dụng thuốc chấn tĩnh.

Trong một số trường hợp sử dụng thuốc pipolphen sẽ có thể gặp các tác dụng phụ như: ngủ gà, nhìn mờ, hoặc thay đổi huyết áp có thể tăng hoặc giảm sau khi tiêm thuốc, hoặc phát ban. Đôi khi có thể gặp một số trường hợp như chóng mặt, mệt mỏi, ù tai, hoặc mất ngủ. Một số người bệnh còn gặp tình trạng khô miệng hoặc họng, buồn nôn hoặc có thể nôn, cảm thấy bỏng rát và đau nhức ở trực tràng.

Các xử trí trong trường hợp gặp phản ứng phụ khi sử dụng thuốc pipolphen: với người lớn xuất hiện tình trạng ngủ lịm hoặc hôn mê, đôi khi có thể xả ra động kinh hoặc hạ huyết áp thì có thể điều trị các triệu chứng bằng cách giúp cho người bệnh được nằm ở vị trí thoáng khí, gây nôn cho người bệnh để loại bỏ liều thuốc. Tuy nhiên, khi thực hiện cần đề phòng và cần thận để tránh tình trạng sặc đặc biệt đối với trẻ em. Có thể sử dụng than hoạt tính hoặc thuốc tẩy muối, rửa dạ dày cho người bệnh nếu không kích thích nôn được. Những trường hợp xuất hiện động kinh có thể được sử dụng diazepam hoặc barbiturat để kiểm soát tình trạng. Những phản ứng tháp ngoài nghiêm trọng có thể điều trị bằng thuốc kháng cholinergic và thuốc chống Parkinson...

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe