Sưng mạch máu ở tay là bệnh gì?

Đối với hầu hết mọi người, sưng phồng mạch máu ở bàn tay là bình thường và chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Nhưng với một số người, tĩnh mạch sưng phồng lên lại là triệu chứng của vấn đề lớn hơn. Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây xem liệu sưng mạch máu ở tay là bệnh gì và có nguy hiểm không.


Sưng mạch máu ở tay có nguy hiểm không?
Sưng mạch máu ở tay có nguy hiểm không?

1. Nguyên nhân nào dẫn đến sưng mạch máu ở tay

Bạn nhận thấy gần đây tay nổi rõ gân, các mạch máu lớn hơn bình thường, thậm chí là sưng. Các tĩnh mạch tay dễ thấy thực sự là bình thường - ít nhất là trong hầu hết các trường hợp. Chức năng của chúng chỉ đơn giản là đưa máu từ tay về tim. Tĩnh mạch có thể hiển thị nhiều hoặc ít hơn trên người này với người khác. Một số điều kiện có thể làm cho tĩnh mạch của bạn nổi rõ hơn như nhiệt độ nóng, tập thể dục, mặc quần áo chật và tác hại của ánh nắng mặt trời. Trong hầu hết các trường hợp, sự xuất hiện của chúng trên bàn tay là một vấn đề thẩm mỹ hoặc tình trạng y tế như bệnh mạch máu.

Những nguyên nhân gây nên tình trạng này có thể là do:

  • Già đi: Tất cả chúng ta chắc chắn sẽ già đi, cùng với đó làn da ngày càng mỏng, kém đàn hồi nên sẽ ít có khả năng che giấu các tĩnh mạch bên dưới da, do đó dễ dàng thấy tĩnh mạch sưng phồng.
  • Chất béo cơ thể thấp: Mặc dù nhiều người có mục tiêu giảm mỡ để đạt được thẩm mỹ ưa thích, nhưng làm như vậy có thể tạo ra những thay đổi về thẩm mỹ khác. Với ít chất béo bao phủ và độn da xung quanh tĩnh mạch, bạn có thể thấy chúng nhô ra nhiều hơn trên bề mặt da. Điều này không chỉ xảy ra trên bàn tay mà còn nhận thấy nó trên cánh tay, cơ bụng và các bộ phận cơ thể khác.
  • Thời tiết nóng: Nhiệt có thể đóng một vai trò trong việc giải thích tại sao các tĩnh mạch của bạn lại nổi rõ như vậy. Khi nhiệt độ tăng lên, các tĩnh mạch sẽ giãn ra và mở rộng. Sự giãn nở này gây thêm căng thẳng cho thành tĩnh mạch và có thể dẫn đến đau đớn hoặc chuột rút. Khi máu tụ dưới da do thời tiết nóng, bạn có thể nhận thấy sưng phồng mạch máu ở bàn tay, các tĩnh mạch màu xanh trông như dây thừng trên bàn tay.
  • Di truyền học: Bạn có thể nhận thấy những người khác trong gia đình của bạn có những đường vân trên tay theo cách tương tự. Nếu trường hợp này xảy ra, các tĩnh mạch không phải là dấu hiệu của mối quan tâm về sức khỏe, nhưng bạn có thể lựa chọn một thủ thuật thẩm mỹ để giảm bớt sự xuất hiện.
  • Suy tĩnh mạch: Giãn tĩnh mạch là một dấu hiệu của các mạch máu không hoạt động bình thường. Giãn tĩnh mạch mạng nhện và giãn tĩnh mạch có thể xuất hiện trên bất kỳ bộ phận nào của cơ thể, nơi lưu lượng máu bị gián đoạn hoặc thành tĩnh mạch và vân bị tổn thương, bao gồm cả bàn tay. Trong trường hợp này, bạn có thể đang phải đối mặt với một vấn đề sức khỏe và nên tìm lời khuyên từ bác sĩ phẫu thuật mạch máu.
  • Bài tập thể dục: Khi bạn tập thể dục, huyết áp tăng lên và các tĩnh mạch của được đẩy gần da hơn. Một khi huyết áp của bạn giảm xuống bình thường, các tĩnh mạch tay trở nên ít nổi hơn. Tuy nhiên, tập thể dục thường xuyên có thể làm cho tĩnh mạch tay phồng lên vĩnh viễn - đặc biệt nếu bạn thực hiện nhiều bài tập rèn luyện sức bền.
  • Viêm tắc tĩnh mạch bề ngoài: Tĩnh mạch có thể sưng lên gần bề mặt da và đây được gọi là viêm tắc tĩnh mạch nông. Sự xuất hiện này là một mối quan tâm khác về sức khỏe, nhưng nó thường không nguy hiểm, chỉ gây đau đớn. Tình trạng viêm tĩnh mạch này thường liên quan đến các tình trạng sức khỏe khác như rối loạn tự miễn dịch, nhiễm trùng hoặc một loại chấn thương khác. Đôi khi, cục máu đông có thể là nguyên nhân. Cục máu đông có thể hình thành khi sử dụng IV (nhỏ giọt tĩnh mạch) kéo dài.
  • Viêm tĩnh mạch: Nếu nhiễm trùng tay, chấn thương hoặc bệnh tự miễn dịch khiến tĩnh mạch bị viêm, tĩnh mạch có thể sưng lên.
  • Huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT): Tĩnh mạch tay sưng phồng lên có thể là kết quả của cục máu đông nằm sâu trong tĩnh mạch cánh tay.
  • Nguyên nhân khác: Thói quen ngủ đè lên tay hoặc thường xuyên mặc áo bó tay; thay đổi của nội tiết tố của phụ nữ trong thời kỳ mang thai hoặc thời kỳ tiền mãn kinh; chế độ dinh dưỡng không cân bằng, thiếu chất, đặc biệt là chất xơ, vitamin C, E và uống không đủ nước cũng sẽ tác động đến tĩnh mạch.

2. Điều trị sưng mạch máu ở tay

Nhờ công nghệ hiện đại, việc điều trị những tĩnh mạch sưng phồng đã trở nên dễ dàng hơn. Phương pháp điều trị tĩnh mạch tay bị sưng phồng cần phụ thuộc vào nguyên nhân gây nên tình trạng này. Khi bác sĩ đưa ra chẩn đoán chính xác, việc điều trị có thể được xác định và bắt đầu.

Trong hầu hết các trường hợp, việc điều trị sưng tĩnh mạch tay liên quan đến vấn đề thẩm mỹ hơn là sức khỏe. Về cơ bản các phương pháp điều trị thẩm mỹ giống như quy trình điều trị giãn tĩnh mạch:

  • Liệu pháp xơ hóa là thủ thuật xâm lấn tối thiểu, bao gồm việc tiêm nước muối hoặc dung dịch hóa chất được gọi là 'chất làm mềm' vào tĩnh mạch tay. Sau đó tĩnh mạch cứng lại và biến mất. Điều trị ngoại trú, không gây mê, chi phí thấp và gần như không có thời gian nghỉ dưỡng hoặc rủi ro khiến Sclerotherapy trở thành giải pháp hoàn hảo cho các tĩnh mạch tay bị phồng. Có thể bạn sẽ chỉ phải đeo găng tay nén trong vài tuần sau khi làm thủ thuật.
  • Liệu pháp cắt bỏ nội mạc (laser) phù hợp với các tĩnh mạch nhỏ hơn. Với liệu pháp laser, bác sĩ sẽ sử dụng sóng vô tuyến hoặc ánh sáng khuếch đại để tiến hành đóng tĩnh mạch.
  • Cắt bỏ tĩnh mạch cấp cứu là một phương pháp điều trị xâm lấn tối thiểu để loại bỏ các tĩnh mạch tay. Các tĩnh mạch được loại bỏ bằng cách sử dụng các vết rạch nhỏ. Bạn sẽ cần phải tham khảo ý kiến ​​của bác sĩ phẫu thuật mạch máu đối với loại thủ thuật này, vì nó được coi là phẫu thuật nhỏ.
  • Tách và thắt tĩnh mạch đóng tĩnh mạch cung cấp máu cho tĩnh mạch mục tiêu. Trong khi bạn đang được gây mê toàn thân, bác sĩ sẽ rạch, thắt tĩnh mạch và lấy nó ra. Trong phẫu thuật này, sau khi bác sĩ tiến hành xử lý đóng tĩnh mạch mục tiêu, máu trong tĩnh mạch sẽ tự động chuyển dịch. Các tĩnh mạch đã được đóng cuối cùng sẽ mất dần đi.
  • Trong trường hợp không chắc các tĩnh mạch phồng lên của bạn là dấu hiệu của một tình trạng nghiêm trọng hơn, bác sĩ sẽ đưa ra một phản ứng y tế cụ thể.
  • Nếu bạn nhận được chẩn đoán viêm tĩnh mạch , bác sĩ rất có thể sẽ chỉ định điều trị chống viêm, liệu pháp kháng sinh cùng với chườm ấm và nâng cao cánh tay của bạn hoặc cả 2.
  • Nếu bạn nhận được chẩn đoán viêm tắc tĩnh mạch, bác sĩ có thể không đề nghị điều trị theo đơn. Các cục máu đông trong tĩnh mạch gần bề mặt da thường được hấp thụ tự nhiên trong vòng chưa đầy 2 tuần. Nếu bị sưng, bác sĩ có thể đề nghị dùng thuốc không kê đơn hoặc kê đơn thuốc để giảm sưng. Nếu không, điều trị tương tự như đối với viêm tĩnh mạch.
  • Nếu bạn bị DVT, bác sĩ có thể sẽ kê cho bạn một loại thuốc chống đông máu. Nếu thuốc làm loãng máu không hoạt động hoặc bạn bị DVT nặng, bác sĩ có thể yêu cầu bạn điều trị tiêu huyết khối. Đây còn được gọi là liệu pháp “làm tan cục máu đông”.
  • Phương pháp tuốt loại bỏ và nối tĩnh mạch: Phương pháp này thường dùng khi các tĩnh mạch lớn bị giãn. Việc tuốt bỏ các tĩnh mạch sẽ không gây nhiều ảnh hưởng vì những tĩnh mạch khác có thể thay thế và thực hiện công việc của tĩnh mạch đã bị tuốt bỏ. Cũng có thể sử dụng vớ y khoa để tạo ra lực co bóp và hỗ trợ mạch máu chống lại áp lực do dòng chảy của máu tác động lên thành mạch.
  • Trong trường hợp bệnh nhân mắc bệnh giãn tĩnh mạch ở tay đã xảy ra biến chứng có thể sử dụng các phương pháp điều trị khác. Trường hợp bệnh nhân bị viêm tĩnh mạch có thể sử dụng các loại thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm kết hợp chườm ấm. Đối với bệnh nhân có các huyết khối đã hình thành, có thể sử dụng thuốc giảm đau, chườm ấm hoặc có thể được kê đơn thuốc chống đông máu.

Hiện nay, các thực phẩm chức năng có thể sử dụng kết hợp trong quá trình điều trị bệnh. Đối với tình trạng suy giãn xảy ra ở các tĩnh mạch nằm gần da, người bệnh cũng có thể sử dụng các loại kem bôi da.


Trong điều trị sưng mạch máu ở tay có trường hợp bệnh nhân bị huyết khối tĩnh mạch sâu cần phải sử dụng thuốc chống đông máu
Trong điều trị sưng mạch máu ở tay có trường hợp bệnh nhân bị huyết khối tĩnh mạch sâu cần phải sử dụng thuốc chống đông máu

3. Phòng ngừa sưng mạch máu ở tay

Để phòng ngừa sưng mạch máu ở tay, bạn nên lưu ý những điều sau:

  • Tập luyện thường xuyên và điều độ, không tập trung vào một bộ phận gây mất cân bằng mà tập luyện toàn thân;
  • Tập thói quen mặc quần áo rộng rãi, khi ngủ không đè lên tay;
  • Khám sức khỏe định kỳ thường xuyên;
  • Bổ sung các loại thực phẩm như: Bơ, củ cải đường, măng tây, anh đào, táo, kiều mạch và các thực phẩm chứa nhiều rutin khác để chống viêm, chống oxy hóa và giúp ngăn ngừa đông máu.

Tóm lại, tĩnh mạch nổi rõ hơn có thể do nhiệt độ nóng, tập thể dục, mặc quần áo chật và tác hại của ánh nắng mặt trời. Trong hầu hết các trường hợp, sự xuất hiện của chúng trên bàn tay là một vấn đề thẩm mỹ hoặc tình trạng y tế như bệnh mạch máu. Do đó, bạn nên đi khám nếu thấy nhận thấy sưng mạch máu ở tay lâu ngày không khỏi hoặc kèm theo các triệu chứng bất thường khác.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: veinreliever.com, varicoseveins.or, healthline.com

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe