Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ nội trú Hồ Thị Hồng Tho - Bác sĩ Nhi sơ sinh - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc.
Khi trẻ được 33 tháng tuổi mẹ nên tiếp tục dạy bé và giúp bé duy trì các thói quen lành mạnh và tốt cho sức khỏe. Nếu bé đã có em tại thời điểm này, bé có thể phải học cách làm quen với việc chia sẻ tình yêu thương và chăm sóc của mẹ. Mẹ cũng cần lưu ý giữ an toàn cho bé trong khi tắm.
1. Sự tranh giành giữa các anh em trong cùng nhà.
Không có gì đáng ngạc nhiên khi các bé thường xuyên cãi vã, chạnh chọe với nhau trong giai đoạn này. Các bé ai cũng muốn dành lấy sự quan tâm của bố mẹ cũng như muốn khẳng định bản thân mình. Sự mâu thuẫn giữa các anh chị em ở độ tuổi nhỏ này sẽ giúp bé học được cách giải quyết xung đột, đàm phán và thỏa hiệp. Tuy nhiên nó chẳng có gì là vui vẻ và các cuộc tranh dành dường như không có tín hiệu sẽ dừng lại.
Nếu em bé của bạn có anh chị em lớn hơn thì bạn chắc chắn sẽ phải đóng vai trọng tài. Khi các bé tranh giành nhau, các chuyên gia khuyên rằng tốt nhất bạn nên cố gắng để tụi trẻ tự giải quyết vấn đề của mình, và bạn chỉ nên cung cấp các hướng dẫn cần thiết. Bạn nên tránh bênh vực hay đứng về phía một trong số trẻ, hay cố gắng tìm hiểu xem ai đã làm sai trong vụ cãi vã này, vì điều này thường khiến bọn trẻ thậm chí còn giận dữ hơn. Thỏa hiệp là một mục tiêu tốt.
Nếu bé phải chia sẻ tình cảm của mình với 1 đứa em ở độ tuổi này, trẻ có thể trở nên hay cáu gắt, khóc lóc, hay bám lấy mẹ và mè nheo đòi hỏi rất trẻ con. Nguyên nhân chính là bé muốn dành lấy sự quan tâm của mẹ nhiều hơn. Vì vậy mẹ hãy kiên nhẫn và quan tâm con thật nhiều để con hiểu là mẹ vẫn luôn quan tâm và dành cho con rất nhiều tình yêu nha.
2. Thông tin về sức khỏe và an toàn
2.1. Mẹo nhỏ khi tắm cho bé
Đa phần trẻ đều rất thích tắm vì đây là khoảng thời gian bé có thể trải nghiệm chơi đùa cùng xà bông, dầu gội đầu hay dầu tắm. Nếu bé của bạn không thích bồn tắm thì có thể bạn chưa chú ý tạo không gian trải nghiệm thú vị cho bé khi tắm.
Hãy nhớ rằng phòng tắm là nơi nguy hiểm cho trẻ mới biết đi, và bạn cần giảm thiểu những rủi ro đó để bé có thể trải nghiệm một không gian dễ chịu và an toàn. Nguyên tắc số 1 là không bao giờ để con một mình trong bồn tắm, mặc dù bé đã lớn hơn và có thể ngồi và chơi một số trò chơi độc lập.
Luôn luôn kiểm tra nhiệt độ nước trước khi đặt bé vào bồn tắm hoặc vòi hoa sen. Bạn có thể giúp ngăn ngừa bỏng nước trong cả lúc bé tắm và rửa tay bằng cách cài đặt máy nước nóng ở nhà ở một nhiệt độ vừa phải không quá nóng.
Bồn tắm cũng có thể rất dễ bị trơn trượt đối với cả bé hay mẹ. Hãy sử dụng các miếng chống trơn trượt hoặc tấm thảm lót xuống đáy bồn tắm để chống trơn trượt cho bé, ngăn ngừa nguy hiểm té ngã. Kèm thêm một tấm thảm/khăn bên cạnh bồn tắm để kê đầu gối cho bạn khi bạn cúi xuống để gội đầu cho con bạn và bé cũng có thể kê chân vào tấm thảm/khăn đó khi bước ra từ bồn tắm để tránh trơn trượt.
2.2. Thói quen ăn uống lành mạnh
Chăm sóc cả gia đình, và đặc biệt một em bé mới chập chững bước đi là một việc tốn rất nhiều năng lượng và mất thời gian. Không dễ dàng cho bạn khi bạn phải nấu ăn cho những người kén chọn, cho dù đó là em bé hay là chồng của bạn.
Để tăng cường dinh dưỡng cho bé và cả gia đình, hãy lên kế hoạch cho các bữa ăn chính và cả đồ ăn nhẹ mỗi tuần. Bạn hãy tận dụng các thực phẩm đông lạnh lành mạnh như trái cây, rau củ và thậm chí cả các bữa ăn được chuẩn bị trước. Bạn có thể mua 1 ít đồ ăn nhẹ tốt cho sức khỏe và thi thoảng ăn chúng để giải trí như khi xem phim hay lúc hơi đói một chút. Mẹ hãy lưu ý kiểm tra nhãn sản phẩm trước khi lựa chọn mua đồ nhé.
Ăn uống lành mạnh hơn không có nghĩa là thiếu thốn và kiêng khem. Nếu bạn đang duy trì một chế độ dinh dưỡng tốt thì thi thoảng có thể tự thưởng cho mình và cả bé một vài hũ sữa chua đông lạnh hay một vài lát bánh ngọt sinh nhật. Chỉ cần bạn kiểm soát chúng ở một mức độ điều độ.
Nhìn chung, hãy nhớ rằng bạn đang là một hình mẫu cho con bạn. Trẻ sẽ bắt chước những thói quen tốt của bạn, và đó là động lực tuyệt vời để bạn chăm sóc bản thân mình tốt hơn nhưng cũng để dạy bé những thói quen tốt cho bé sau này.
Khi trẻ có những dấu hiệu bất thường về sức khỏe, cha mẹ có thể đưa trẻ đến hệ thống Y tế Vinmec để được khám và điều trị kịp thời.
Ngoài ra, trẻ 33 tháng tuổi cần 5mg kẽm nguyên tố/ngày để trẻ ăn ngon, đạt chiều cao và cân nặng đúng chuẩn và vượt chuẩn. Kẽm đóng vai trò tác động đến hầu hết các quá trình sinh học diễn ra trong cơ thể, đặc biệt là quá trình phân giải tổng hợp axit nucleic, protein... Các cơ quan trong cơ thể khi thiếu kẽm có thể dẫn đến một số bệnh lý như rối loạn thần kinh, dễ sinh cáu gắt,... Vì vậy cha mẹ cần tìm hiểu về Vai trò của kẽm và hướng dẫn bổ sung kẽm hợp lý cho bé.
Ngoài kẽm, cha mẹ cũng cần bổ sung cho trẻ các vitamin và khoáng chất quan trọng khác như lysine, crom, vitamin nhóm B,... giúp con ăn ngon, có hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt.
Hãy thường xuyên truy cập website Vinmec.com và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé.
Nguồn tham khảo: parents.com
Thực Phẩm bảo vệ sức khỏe LAMINKID I:
Sản phẩm có công dụng bổ sung vi khoáng và vitamin cho cơ thể. Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu thức ăn, giúp trẻ ăn ngon. Hỗ trợ nâng cao đề kháng cho trẻ, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do sức đề kháng kém như viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.
Đối tượng sử dụng:
- Trẻ biếng ăn, kém hấp thu thức ăn, trẻ gầy yếu, suy dinh dưỡng, chậm phát triển.
- Trẻ có sức đề kháng kém, đang ốm hoặc vừa ốm dậy, trẻ hay mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.
Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm:
- Công ty Cổ phần dược phẩm Elepharma
- Số 9, phố Trương Công Giai, tổ 17, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
- (ĐT) 1800 6091; (E) info.elepharma@gmail.com
Xem thêm thông tin về sản phẩm tại: https://i.vinmec.com/laminkid
Đăng ký tư vấn dinh dưỡng cho bé tại: https://i.vinmec.com/dangkytuvandinhduong