Sự phát triển của trẻ ở tháng thứ 32 sau sinh

Bài viết được duyệt chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Đoàn Ngọc Quỳnh Trâm - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang

Em bé 32 tháng tuổi thực sự là một em bé rất đáng yêu. Tại thời điểm này bé rất thích chơi trò cắt giấy và đó thực sự là một ý tưởng tốt khi bố mẹ để bé chơi các trò chơi theo sở thích của trẻ. Bài viết này sẽ đề cập thêm 2 vấn đề được nhiều bố mẹ quan tâm là hội chứng tự kỷ ở trẻ và sự cần thiết nên chỉ định người giám hộ hợp pháp cho con.

1.Kỹ năng nhận thức và vận động tinh

1.1. Vận động

Bé con của bạn thực sự thích cắt giấy? Ở độ tuổi này, trẻ đã có đầy đủ các kỹ năng để giữ và cắt một mảnh giấy nhỏ. Và mẹ có thể giúp bé vẽ 1 đường thẳng trên giấy và để bé cắt chúng bằng chiếc kéo nhỏ xinh của mình. Mẹ có thể thấy bé rất hào hứng nhưng mẹ cần hướng dẫn thêm cho bé xem bé nên làm thế nào để đạt được hiệu quả tốt. Không có gì đáng ngạc nhiên nếu một số bé có thể cắt một đường thẳng hoàn hảo, một số bé lại đạt được điều này phải nhiều tháng sau đó.

Nếu trẻ mới biết đi của bạn có xu hướng sử dụng tay trái của cô ấy cho các nhiệm vụ vận động tinh, bạn có thể lấy cho cô ấy một chiếc kéo nhỏ chỉ dành cho người thuận tay trái.

1.2. Về nhận thức

Ở tháng tuổi này bé đã có những phát triển về nhận thức khá tốt. Bây giờ bé có thể so sánh hai đến bốn màu của các vật thể và xác định xem chúng cùng màu hay khác màu. Hãy thử hỏi bé về màu sắc ở các vật dụng quen thuộc chẳng hạn như màu sắc khác nhau của vớ. Nếu bé phân biệt màu sắc khác nhau một cách dễ dàng, hãy xem cách bé xoay sở nếu bạn cho bé những đồ vật khác nhau với một vài màu. Bé có thể phân nhóm một chiếc cốc màu đỏ với chiếc lược màu đỏ không? Nếu bé thực sự vật lộn với màu sắc, bác sĩ nhi khoa có thể muốn kiểm tra thị lực của bé.


Ở tháng thứ 32 sau sinh bé đã có những phát triển về nhận thức khá tốt
Ở tháng thứ 32 sau sinh bé đã có những phát triển về nhận thức khá tốt

2. Hội chứng tự kỷ ở trẻ em

Chắc hẳn bạn đã từng nghe về bệnh tự kỷ ở trẻ em. Sự phổ biến của nó trong xã hội hiện đã thu hút sự chú ý của cả cộng đồng y tế và xã hội nói chung. Tự kỷ là một thuật ngữ dùng để mô tả nhiều rối loạn não phức tạp. Tự kỷ là một hội chứng có thể xảy ra ở mọi đối tượng, mọi chủng tộc, kinh tế xã hội và các nhóm tuổi. Đặc điểm tâm lý ở trẻ tự kỷ thường khá phức tạp.

Khi các nhà nghiên cứu tìm hiểu thêm về bệnh tự kỷ và các rối loạn tự kỷ có liên quan, các nghiên cứu thấy rằng trong một số trường hợp, những bệnh này có thể được chẩn đoán ở trẻ mới biết đi. Vậy làm thế nào để mẹ nhận ra được những dấu hiệu cảnh báo về nguy cơ tiềm ẩn mắc tự kỷ ở trẻ.

Cha mẹ của những đứa trẻ mắc chứng tự kỷ thường có cảm giác rằng có điều gì đó không ổn với con mình. Đặc điểm chung của trẻ tự kỷ là sự suy giảm tương tác xã hội. Ở những trẻ nhỏ, bạn sẽ thấy trẻ gặp khó khăn trong việc bắt đầu giao tiếp. Trẻ tự kỷ cũng có thể không tốt trong việc sử dụng âm thanh, từ ngữ hoặc cử chỉ để giao tiếp hoặc trẻ có thể lặp lại một từ hoặc cụm từ thường xuyên.

Trẻ tự kỷ thường thể hiện sự bất thường trong việc tương tác và chia sẻ kinh nghiệm với người khác. Chúng có thể không hiểu các tín hiệu xã hội như nét mặt, ngôn ngữ cơ thể hoặc giọng nói. Cha mẹ có thể nhận thấy các hành vi "khác nhau" như không giao tiếp bằng mắt hoặc không nghe người khác nói gì, hoặc trẻ có thể có một khả năng khác thường như ghi nhớ dữ liệu như số hoặc danh sách một cách rất chính xác.

Trẻ tự kỷ nếu được phát hiện và điều trị sớm có thể làm giảm đáng kể mức độ nghiêm trọng của bệnh tự kỷ và rối loạn phổ tự kỷ. Vì vậy nếu bạn nghi ngờ điều gì đó không ổn với em bé của bạn, bạn đừng ngần ngại thảo luận về mối quan tâm của bạn với bác sĩ nhi khoa.


Cha mẹ cần thận trọng với hội chứng tự kỷ ở trẻ nhỏ trong giai đoạn tháng thứ 32 sau sinh
Cha mẹ cần thận trọng với hội chứng tự kỷ ở trẻ nhỏ trong giai đoạn tháng thứ 32 sau sinh

Khi trẻ có những dấu hiệu bất thường về sức khỏe, cha mẹ có thể đưa trẻ đến hệ thống Y tế Vinmec để được khám và điều trị kịp thời.

Ngoài ra, trẻ 32 tháng tuổi cần 5mg kẽm nguyên tố/ngày để trẻ ăn ngon, đạt chiều cao và cân nặng đúng chuẩn và vượt chuẩn. Kẽm đóng vai trò tác động đến hầu hết các quá trình sinh học diễn ra trong cơ thể, đặc biệt là quá trình phân giải tổng hợp axit nucleic, protein... Các cơ quan trong cơ thể khi thiếu kẽm có thể dẫn đến một số bệnh lý như rối loạn thần kinh, dễ sinh cáu gắt,... Vì vậy cha mẹ cần tìm hiểu về Vai trò của kẽm và hướng dẫn bổ sung kẽm hợp lý cho bé.

Ngoài kẽm, cha mẹ cũng cần bổ sung cho trẻ các vitamin và khoáng chất quan trọng khác như lysine, crom, vitamin nhóm B,... giúp con ăn ngon, có hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt.

Hãy thường xuyên truy cập website Vinmec.com và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé.

Nguồn tham khảo: parents.com

Thực Phẩm bảo vệ sức khỏe LAMINKID I:

Sản phẩm có công dụng bổ sung vi khoáng và vitamin cho cơ thể. Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu thức ăn, giúp trẻ ăn ngon. Hỗ trợ nâng cao đề kháng cho trẻ, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do sức đề kháng kém như viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.

Đối tượng sử dụng:

- Trẻ biếng ăn, kém hấp thu thức ăn, trẻ gầy yếu, suy dinh dưỡng, chậm phát triển.

- Trẻ có sức đề kháng kém, đang ốm hoặc vừa ốm dậy, trẻ hay mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.

Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm:

  • Công ty Cổ phần dược phẩm Elepharma
  • Số 9, phố Trương Công Giai, tổ 17, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
  • (ĐT) 1800 6091; (E) info.elepharma@gmail.com

Xem thêm thông tin về sản phẩm tại: https://i.vinmec.com/laminkid

Đăng ký tư vấn dinh dưỡng cho bé tại: https://i.vinmec.com/dangkytuvandinhduong

laminkid box 1

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe