Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ Hồ Thị Hồng Tho - Bác sĩ Nhi sơ sinh - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc.
Trẻ mẫu giáo 31 tháng có khá nhiều thay đổi về hình thể, phát triển nhanh và mạnh về chiều cao. Khả năng vận động của con cũng ngày càng tiến triển tốt, đã biết nhảy lên, nhấc hai chân khỏi đất. Trẻ có thể nói chuyện nhiều hơn với vốn từ phong phú, cũng như thích đặt câu hỏi.
1. Hiểu các quy tắc và tiêu chuẩn của người lớn
Trẻ mẫu giáo 31 tháng bắt đầu có nhận thức cơ bản về các tiêu chuẩn và hành vi của người lớn. Vì vậy, đừng ngạc nhiên khi con phát hiện những lỗi sai vi phạm - như thấy một bạn khác được cho ăn kẹo trước bữa tối hoặc khi con không được tắm vào một đêm nào đó. Nếu thấy con bối rối trước những điều khác thường này, hãy giải thích rằng các thói quen và quy tắc đôi khi cũng sẽ linh hoạt tùy hoàn cảnh, nhưng bố mẹ sẽ là người quyết định cuối cùng, khi nào buộc phải tuân theo và khi nào tạm bỏ qua.
Ba mẹ nên bắt đầu dạy trẻ mẫu giáo 32 tháng làm quen với các quy tắc ứng xử cơ bản như:
- Nói “Cảm ơn” và “Xin lỗi”: Bố mẹ phải thường xuyên sử dụng hai từ này với bé và với nhau, cũng như khi trò chuyện với mọi người. Hãy cảm ơn con khi trẻ giúp bạn việc gì đó, xin lỗi khi hiểu nhầm con. Bạn cũng phải chủ động gợi ý khi con quên cám ơn / xin lỗi trong tình huống phù hợp. Việc lặp lại như vậy sẽ tạo ra thói quen, giúp con trở thành người lịch sự và có ý thức.
- Cư xử tốt: Việc nhìn thấy bố mẹ cư xử tốt và quan tâm đến mọi người sẽ ảnh hưởng lớn đến bé, vì trẻ em hầu như học được từ bắt chước những người gần gũi. Bé sẽ để ý và học theo khi thường xuyên nghe bạn nói “Anh / chị khỏe không?” hoặc “Phiền chị cho em qua” trong siêu thị.
- Cho con thấy kết quả của hành động: Hãy tìm cách cho trẻ thấy rằng việc tặng quà hoặc giúp đỡ ai đó khiến họ vui mừng biết chừng nào. Ngược lại, việc đánh nhau hoặc nói xấu làm người khác buồn ra sao.
Đối với trẻ chỉ mới 2 tuổi rưỡi, để tuân thủ với các quy tắc cần sự hướng dẫn nhẹ nhàng và kiên nhẫn từ người lớn. Nên bỏ qua cho bé và linh hoạt những quy tắc khi con đang ốm hoặc mệt mỏi. Không nên cầu toàn và đòi hỏi con luôn phải làm mọi việc hoàn hảo, bởi ngay cả người lớn cũng có lúc mắc sai sót.
2. Thay đổi cách nói chuyện tùy theo người nghe
Khi nhận thức của trẻ mẫu giáo 32 tháng về người khác tiếp tục phát triển, con sẽ bắt đầu thay đổi cách nói của mình tùy thuộc vào người đối diện đang nghe. Bé sẽ bắt đầu sử dụng các từ và giọng nói khác nhau với bạn bè cùng lứa tuổi hoặc người lớn. Thậm chí bạn có thể nhận thấy con mình sử dụng ngôn ngữ đơn giản hơn khi nói chuyện với một em nhỏ.
Ở lứa tuổi này, búp bê không đơn thuần là để ôm, mà bé gái đã xem chúng một con người có tên, có gia đình, cần được ăn, tắm và nói chuyện dịu dàng, nhỏ nhẹ. Đối với bé trai, chỉ cần choàng một chiếc khăn tắm sau lưng, con đã biến ngay thành siêu anh hùng với giọng nói mạnh mẽ, tự tin tiêu diệt cái xấu.
3. Kể chuyện không có thật
Ngoài khả năng hát được một số bài thiếu nhi ngắn hay kể chuyện thật diễn cảm, đôi khi trẻ ở độ tuổi này sẽ không nói thật. Đối với trẻ mẫu giáo 31 tháng - 32 tháng, ranh giới giữa thực và ảo vẫn còn mờ mịt. Con bạn có thể chối mình không phải là thủ phạm vẽ bậy trên tường. Không phải con cố tình nói dối bố mẹ, nhưng là bởi con ước mình đã không làm như vậy.
Trong tình huống này, hãy khuyến khích bé kể cho bạn nghe những gì thực sự đã xảy ra, cũng như cố gắng kiềm chế cơn tức giận hay sự thất vọng. Đồng thời bố mẹ phải giải thích rằng nói dối là không thể chấp nhận, còn xấu hơn hành vi sai lỗi mà con đã vô tình làm. Bằng cách cho bé thấy nói sự thật không đáng sợ, bạn sẽ cải thiện tình hình và dạy con tính trung thực ngay từ bé.
Ngoài ra, nếu bé có một thói quen xấu khác mà bạn không thích, hãy cố gắng phớt lờ hành động của con. Nhiều khả năng bé đang cố tình làm những điều bố mẹ cấm để thu hút sự chú ý, hoặc thậm chí là để chọc tức bạn. Hãy chuẩn bị sẵn tinh thần để đối mặt với tình trạng này. Ban đầu, con sẽ thỏa chí nghịch phá nhiều hơn, nhưng chứng kiến sự lãnh đạm và thờ ơ của bố mẹ, con cũng nhanh chóng chán và bỏ qua thói quen này.
4. Các câu hỏi nhạy cảm
Bạn có thể bắt đầu phải trả lời một số câu hỏi hóc búa của con, ví dụ như cách tạo ra trẻ sơ sinh. Không nên lảng tránh hay trả lời sai sự thật, chẳng hạn em bé mọc ra từ nách. Khi đối mặt với câu hỏi “Trẻ sơ sinh đến từ đâu?”, bố mẹ cần phản ứng bình thường, trả lời đơn giản và trực tiếp. Cụ thể, bạn có thể nói rằng: Em bé phát triển bên trong bụng mẹ, ở một nơi đặc biệt gọi là tử cung. Bạn không cần phải đi sâu vào chi tiết cho trẻ ở tuổi này. Càng phức tạp, bé càng có nhiều khả năng bị bối rối hoặc sợ hãi.
5. Thích nói “Không”
Một đứa bé 2 tuổi rưỡi cảm thấy nói “Không” là cách nêu lên ý kiến cá nhân và thể hiện sự độc lập, cái tôi của mình. Đôi lúc dù ngoài miệng bé nói “Không”, nhưng thật ra lại nghĩ trong đầu là “Có”. Cũng có trường hợp con dùng từ “Không” do chưa biết diễn đạt ý mình thế nào.
Để hạn chế trẻ mẫu giáo 31 tháng lạm dụng từ “Không”, mẹ hãy dạy con thêm nhiều lựa chọn dùng từ. Khuyến khích bé trả lời bằng giọng nhỏ nhẹ và dùng vài từ thay thế: Mẹ đố con biết trái với từ “Không” là gì? Đó là “Vâng / Dạ”. Con có thể nói “Không” hoặc “Vâng / Dạ”, nếu con không chắc phải chọn từ nào thì có thể dùng từ “Có lẽ”, hoặc nói cho mẹ biết con đang nghĩ như thế nào.
Cuối cùng, khi chăm sóc trẻ, mẹ dễ cảm thấy tinh thần và sức lực bị kiệt quệ vào cuối ngày. Để cân bằng cuộc sống, bạn cần phân bổ lại thời gian của mình để không tốn năng lượng cho những việc không cần thiết, cân nhắc xem có cần bỏ bớt hay điều chỉnh gì không. Ví dụ như thói quen lướt mạng xã hội đến khi ngủ quên, hoặc liên tục dọn dẹp nhà cho đến khi kiệt sức.
Khi trẻ có những dấu hiệu bất thường về sức khỏe, cha mẹ có thể đưa trẻ đến hệ thống Y tế Vinmec để được khám và điều trị kịp thời.
Để giúp trẻ phát triển toàn diện, cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng. Cha mẹ có thể đồng thời áp dụng việc bổ sung chất qua đường ăn uống và các thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ tự nhiên để bé dễ hấp thụ. Điều quan trọng nhất là việc cải thiện triệu chứng cho bé thường phải diễn ra trong thời gian dài. Việc kết hợp nhiều loại thực phẩm chức năng cùng lúc hoặc thay đổi liên tục nhiều loại trong thời gian ngắn có thể khiến hệ tiêu hóa của bé không kịp thích nghi và hoàn toàn không tốt. Vì vậy cha mẹ phải thực sự kiên trì đồng hành cùng con và thường xuyên truy cập website vinmec.com để cập nhật những thông tin chăm sóc cho bé hữu ích nhé.
Nguồn tham khảo: babycenter.com
Thực Phẩm bảo vệ sức khỏe LAMINKID I:
Sản phẩm có công dụng bổ sung vi khoáng và vitamin cho cơ thể. Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu thức ăn, giúp trẻ ăn ngon. Hỗ trợ nâng cao đề kháng cho trẻ, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do sức đề kháng kém như viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.
Đối tượng sử dụng:
- Trẻ biếng ăn, kém hấp thu thức ăn, trẻ gầy yếu, suy dinh dưỡng, chậm phát triển.
- Trẻ có sức đề kháng kém, đang ốm hoặc vừa ốm dậy, trẻ hay mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.
Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm:
- Công ty Cổ phần dược phẩm Elepharma
- Số 9, phố Trương Công Giai, tổ 17, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
- (ĐT) 1800 6091; (E) info.elepharma@gmail.com
Xem thêm thông tin về sản phẩm tại: https://i.vinmec.com/laminkid
Đăng ký tư vấn dinh dưỡng cho bé tại: https://i.vinmec.com/dangkytuvandinhduong