Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ nội trú Hồ Thị Hồng Tho - Bác sĩ Nhi sơ sinh - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc.
Bé 15 tuần tuổi có thể nhận ra mẹ. Bé có thể mỉm cười và “ê a tiếp chuyện” với mẹ và mọi người xung quanh. Tuy nhiên trẻ sẽ dành sự ưu tiên với mẹ, cha và những người hàng ngày gần gũi với bé. Không những vậy, bé có thể tìm kiếm bạn trong phòng và chìa cánh tay ra để vời, đồng thời cười toe toét khi tìm thấy bạn. Bé thậm chí có thể cảm nhận được bạn đang ở gần thông qua mùi hương hoặc giọng nói.
1. Sự phát triển của trẻ 15 tuần tuổi
Cột mốc quan trọng về vận động của bé ở thời điểm này là bé bắt đầu có khả năng lật úp. Hầu hết các bé bắt đầu lật trong khoảng từ 4 đến 6 tháng. Mặt khác, hành động lẫy của bé cũng sẽ xảy ra thường xuyên hơn vào khoảng thời gian gần 6 tháng vì lúc này cơ cổ cũng như cơ bụng của bé cũng đã bắt đầu phát triển. Trong giai đoạn này, bạn có thể vài lần đánh thức vào giữa đêm khi em bé lẫy, và sau đó bị mắc kẹt. Nếu em bé quấy khóc và bực bội, bạn hãy nhẹ nhàng lật em bé nằm ngửa. Nhưng nếu em bé không bận tâm đến việc nằm sấp ngủ, bạn cũng đừng quan tâm quá đến chuyện bé nằm như vậy có được hay không, chỉ cần em bé cảm thấy thoải mái và vẫn ngủ say giấc. Mặc dù nguy cơ đột tử sơ sinh tăng lên khi trẻ sơ sinh 15 tuần tuổi ngủ sấp.
Bạn hãy khuyến khích em bé vận động bằng cách đỡ bé dậy thường xuyên hơn. Đặt một vài chiếc gối phía sau bé trên chiếc ghế dài hoặc cho bé ngồi trong xe đẩy với tư thế ngồi thẳng giúp củng cố cơ cổ và cơ bụng đồng thời có thể cho phép bé làm việc kiểm soát đầu của bé tốt hơn. Thêm vào đó, đây cũng là cách thú vị hơn để bé yêu của bạn hòa mình vào môi trường xung quanh.
2. Thông tin sức khỏe của bé 15 tuần tuổi
Đã đến lúc cho bé 15 tuần tuổi đi thăm khám. Bác sĩ sẽ kiểm tra những chỉ số thông thường của bé như: em bé 15 tuần tuổi nặng bao nhiêu, chiều cao bao nhiêu, chu vi đầu, nhịp tim, da và bộ phận sinh dục và đồng thời cũng đánh giá sức mạnh và sự phát triển kỹ năng vận động của bé. Thêm vào đó, bác sĩ sẽ đưa ra tham vấn cho bạn về thói quen ngủ và ăn của em bé đồng thời bác sĩ cũng sẽ cho bạn lời những lời khuyên về sự phát triển mạnh mẽ của bé và những điều này sẽ xảy ra vào lúc nào đó trong hai tháng sắp tới.
Thời gian mọc răng
Đây là câu hỏi mà bạn có thể đặt ra rất nhiều đối với bé ở độ tuổi này: Tại sao con tôi chảy nước dãi nhiều như vậy? Từ 3 đến 6 tháng tuổi chảy nước dãi có xu hướng lên đến đỉnh điểm. Điều này được giải thích rằng một phần là do mọc răng, hầu hết các bé đều mọc răng đầu tiên từ 4 đến 7 tháng. Nhưng cũng có thể giải thích rằng cơ miệng của bé chưa trưởng thành. Trẻ sơ sinh không tự kiểm soát môi và lưỡi tương tự như người lớn. Bạn hãy chuẩn bị một vài chiếc yếm dãi để giúp bé thấm ướt và không phải thường xuyên thay quần áo vì dãi quá nhiều.
3. Các cột mốc của bé 15 tuần tuổi
3.1. Lăn lộn và lẫy
Em bé sẽ sớm trở thành một chuyên gia lăn từ trước ra sau và từ trước ra sau ... thậm chí bé có thể bắt đầu lăn trên sàn nhà. Dưới đây là một số lời khuyên để giúp con bạn đạt được các mốc quan trọng một cách tự nhiên:
- Tin tưởng em bé. Điều tốt nhất bạn có thể làm cho bé là hãy quan sát và hướng dẫn bé vận động để phát triển các hoạt động của bé theo tự nhiên (Nếu em bé của bạn tròn 7 tháng mà chưa biết lẫy, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ nhi khoa của bạn).
- Đừng nâng đỡ em bé của bạn quá mức. Điều này cho phép em bé thực hành sử dụng các cơ bắp để giữ thăng bằng. Thực tế, bác sĩ Emmi Pikler, bác sĩ nhi khoa nổi tiếng người Hungary, đã phát hiện ra rằng những em bé được phép phát triển tự nhiên (nghĩa là được cha mẹ hướng dẫn phát triển các kỹ năng có được vào chính bản thân trẻ) mạnh mẽ hơn, ổn định hơn và tự tin hơn trong các động tác.
- Khi em bé bắt đầu lăn, hãy chắc chắn chuyển chúng ra khỏi nôi. Đây cũng là thời điểm tốt để suy nghĩ về việc chuyển em bé sang cũi.
- Để giảm bớt sự chuyển đổi, hãy thử đặt em bé xuống theo chiều ngang thay vì theo chiều dọc, để bé cảm thấy ấm cúng hơn. Bạn cũng có thể thử một chiếc túi ngủ mang lại cho bé cảm giác thoải mái giống như chiếc nôi, và theo cách này thì sẽ an toàn hơn cho trẻ sơ sinh thực hiện hoạt động lăn qua lăn lại
3.2. Bập bẹ
Giống như những hoạt động vận động lăn qua lăn lại của bé là nền tảng cho các kỹ năng vận động, thì bập bẹ cũng là nền tảng để cho bé có khả năng phát triển ngôn ngữ cũng như lời nói theo mọi hình thức. Đây là bước đột phá đầu tiên của bé với ngôn ngữ (dĩ nhiên là ngoài khóc).
Nói bập bẹ thường kết hợp một phụ âm và một nguyên âm hoặc hai nguyên âm để tạo ra một âm tiết duy nhất (ví dụ oo, da hoặc ba). Tuy nhiên, nó có vẻ không giống lắm, bạn hãy trả lời những tiếng bập bẹ của bé. Điều này mang đến sự khích lệ và giúp bé học những âm thanh mới và mẫu âm thanh.
Khi trẻ có những dấu hiệu bất thường về sức khỏe, cha mẹ có thể đưa trẻ đến hệ thống Y tế Vinmec để được khám và điều trị kịp thời.
Khoa nhi tại hệ thống Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là địa chỉ tiếp nhận và thăm khám các bệnh lý mà trẻ sơ sinh cũng như trẻ nhỏ dễ mắc phải: sốt virus, sốt vi khuẩn, viêm tai giữa, viêm phổi ở trẻ,... Với trang thiết bị hiện đại, không gian vô trùng, giảm thiểu tối đa tác động cũng như nguy cơ lây lan bệnh. Cùng với đó là sự tận tâm từ các bác sĩ giàu kinh nghiệm chuyên môn với các bệnh nhi, giúp việc thăm khám không còn là nỗi trăn trở của các bậc cha mẹ.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Nguồn tham khảo: parents.com; motherandbaby.co.uk
XEM THÊM: