Sự phát triển của thai nhi tuần 18

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi ThS.BS Nguyễn Thị Hồng Ơn, Khoa Sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc.

Bắt đầu từ tuần thứ 18 của thai nhi, thai phụ sẽ cảm nhận được một hiện tượng đặc biệt, đó là thai máy. Và cũng từ thời điểm này, thai nhi đã có thể nghe được tiếng mẹ nói!

1. Sự phát triển của thai nhi 18 tuần như thế nào?

tuần thứ 18 của thai kỳ (tương đương 16 tuần sau thụ tinh), tai của thai nhi bắt đầu lồi ra bên ngoài, và đã bắt đầu có khả năng nghe. Mắt của thai nhi có thể nhìn về phía trước, và hệ tiêu hóa cũng dần dần hoạt động. Các dây thần kinh của thai nhi bắt đầu hình thành lớp vỏ bảo vệ myelin.

Bà mẹ mang thai ở thời điểm này sẽ bắt đầu có những thắc mắc về việc thai nhi 18 tuần tuổi biết làm gì hay thai nhi 18 tuần tuổi đã biết đạp chưa. Tuần thai thứ 18 đánh dấu mốc thai nhi đã đủ lớn để thai phụ cảm nhận được những chuyển động của con như: xoay, lật, đạp chân, duỗi người,... Nhờ vậy thai phụ đã cảm nhận được thai máy.

Vào tuần thứ 18 của thai kỳ, thai nhi có chiều dài khoảng 222 mm (8.7 inch) và nặng khoảng 222g (7.8 ounce).


Vào tuần thứ 18 của thai kỳ, thai nhi có chiều dài khoảng 222mm (8.7 inch) và nặng khoảng 222g (7.8 ounce).
Vào tuần thứ 18 của thai kỳ, thai nhi có chiều dài khoảng 222mm (8.7 inch) và nặng khoảng 222g (7.8 ounce).

2. Sự thay đổi của thai phụ khi mang thai 18 tuần

  • Đầy bụng, chướng hơi: Nếu cảm thấy khó chịu, thai phụ nên thư giãn bởi căng thẳng có thể khiến thai phụ nuốt vào nhiều không khí hơn và làm trầm trọng thêm vấn đề;
  • Chuột rút ở chân: Thai phụ có thể xuất hiện những cơn chuột rút ở chân khi đang ngủ, và hiện tượng này có thể là một vấn đề thực sự, bởi giấc ngủ của thai phụ vốn đã bị ảnh hưởng bởi cảm giác buồn tiểu và phải đi tiểu nhiều lần trong đêm khi mang thai. Nguyên nhân dẫn tới chuột rút ở phụ nữ mang thai chưa được xác định rõ ràng, nhưng có một cách để hạn chế chuột rút đó là thai phụ nên thực hiện động tác duỗi chân;
  • Chảy máu nướu răng: Do ảnh hưởng của các nội tiết tố khi mang thai lên hệ thống màng nhầy mà nướu răng dễ bị kích thích, viêm và dẫn tới chảy máu. Do đó, thai phụ cần thường xuyên làm vệ sinh răng miệng, nhưng động tác không nên quá thô bạo để tránh việc chảy máu trầm trọng hơn;
  • Phù chân: Thai phụ bắt đầu xuất hiện hiện tượng phù chân (phù là do cơ thể tăng tích nước ở các mô). Để giảm nhẹ triệu chứng này, thai phụ không nên đứng hoặc ngồi quá lâu, và hãy gác chân lên cao mỗi khi có thể;
  • Rạn da: Thai nhi phát triển ngày một lớn hơn thì các vết rạn sẽ xuất hiện ngày một nhiều hơn, và kem dưỡng da có thể giúp ích phần nào trong trường hợp này.

Mang thai là một quá trình nuôi dưỡng mầm sống kỳ diệu và mãnh liệt mà bất cứ người phụ nữ nào cũng mong muốn trong đời. Tuy nhiên quá trình mang thai không phải lúc nào cũng thuận lợi và em bé sinh ra không phải lúc nào cũng khỏe mạnh hoàn toàn, bởi quá trình ấy tiềm ẩn nhiều nguy cơ cả nhìn thấy được và không nhìn thấy được. Lúc này tầm quan trọng của các gói chăm sóc thai sản trở nên vô cùng cần thiết.

Giai đoạn 3 tháng giữa thai kỳ là thời kỳ phát triển mạnh của thai nhi. Thai phụ cần:

Để bảo vệ mẹ và bé trong suốt thai kỳ, Vinmec cung cấp dịch vụ Thai sản trọn gói giúp theo dõi tình trạng sức khỏe của mẹ và bé toàn diện, khám thai định kỳ với các bác sĩ Sản khoa, thực hiện đầy đủ các xét nghiệm, tầm soát quan trọng cho sản phụ, tư vấn và can thiệp kịp thời khi phát hiện những bất thường trong sức khỏe của mẹ và bé.

Mọi thông tin chi tiết về các gói thai sản trọn gói, Khách hàng vui lòng liên hệ đến các bệnh viện, phòng khám thuộc hệ thống y tế Vinmec trên toàn quốc.

Trắc nghiệm: Bạn có hiểu đúng về dấu hiệu mang thai sớm?

Các dấu hiệu mang thai sớm không phải chỉ mỗi trễ kinh mà còn có rất nhiều dấu hiệu khác như xuất huyết âm đạo, ngực căng tức,… Điểm xem bạn biết được bao nhiêu dấu hiệu mang thai sớm thông qua bài trắc nghiệm này nhé!

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: webmd.com; mayoclinic.org

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe