Ba tháng cuối thai kỳ nên tăng tối đa 5-6kg

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi các bác sĩKhoa sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Ba tháng cuối thai kỳ là lúc mẹ bầu cần tăng cường dinh dưỡng để chuẩn bị cho kỳ vượt cạn sắp tới và cung cấp những dưỡng chất cần thiết nhất cho thai nhi, vì giai đoạn này em bé hấp thu rất tốt dưỡng chất từ mẹ. Tuy nhiên tăng cân quá ít hay quá nhiều đều có ảnh hưởng không tốt lên sức khỏe của mẹ và bé. Vậy mẹ bầu nên tăng bao nhiêu kg trong ba tháng cuối thai kỳ?

1. Những thay đổi ở mẹ bầu trong ba tháng cuối thai kỳ

Giai đoạn ba tháng cuối thai kỳ là thời điểm thai nhi đã hoàn thiện các hệ thống cơ quan trong cơ thể và chú trọng tăng cân nhanh để phát triển khối cơ thể. Chính vì những thay đổi của em bé trong bụng mà mẹ bầu cũng có nhiều thay đổi trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ ba. Những thay đổi này bao gồm:

  • Tăng áp lực tĩnh mạch do trọng lượng của cơ thể tác động lên hai chân và tim làm quá trình lưu thông máu chậm lại
  • Đau nhức vùng xương chậu, đau lưng
  • Ngực tăng trưởng nhanh, đau vú
  • Thường xuyên mất ngủ
  • Phù nề, ngứa và tê tay chân
  • Có cảm giác bị hụt hơi khó thở
  • Táo bón

Những tình trạng này làm mẹ bầu cảm thấy liên tục mệt mỏi, toàn thân ê ẩm, việc đi lại cũng gặp nhiều khó khăn.

Vì vậy, trong giai đoạn ba tháng cuối thai kỳ, mẹ bầu cần phải tăng cường chất dinh dưỡng để cơ thể khỏe mạnh, tăng cường sức đề kháng đồng thời cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho bé trong giai đoạn cuối cùng trước khi chào đời và góp phần hỗ trợ cho sự phát triển khỏe mạnh của bé về sau.

Trắc nghiệm: Khi thai nhi 32 tuần, mẹ cần chú ý gì?

Khi bước vào tuần thứ 32 của thai kỳ, thai nhi sẽ có bước phát triển vượt trội và dẫn đến những thay đổi về mọi mặt trong cơ thể mẹ. Vậy hãy cùng tìm hiểu xem khi thai 32 tuần chúng ta cần lưu ý những gì qua bài trắc nghiệm sau đây nhé.

2. Ba tháng cuối thai kỳ tăng bao nhiêu kg?

Tăng cân quá nhiều khi mang thai dễ dẫn đến nguy cơ: tiền sản giật, đái tháo đường, tăng tỉ lệ sanh non, tăng tỉ lệ sanh mổ. Tăng cân quá ít dễ dẫn đến tình trạng thai chậm tăng trưởng trong tử cung, thai suy dinh dưỡng, tăng tỉ lệ sinh non.

Tùy theo tình trạng dinh dưỡng trước khi có thai của người mẹ mà mức tăng cân được khuyến nghị như sau:

Với tình trạng dinh dưỡng bình thường (chỉ số BMI = 18,5 – 24,9):


Cách tính chỉ số BMI
Cách tính chỉ số BMI

  • Mức tăng cân của người mẹ trong thai kỳ nên đạt là 10 – 12 kg.
  • Mức tăng cân trong ba tháng cuối là 5 - 6 kg.
  • Cách tính chỉ số BMI: cân nặng(kg) / [chiều cao(m) x chiều cao(m)]

Với tình trạng dinh dưỡng gầy (chỉ số BMI nhỏ hơn 18,5):

  • Mức tăng cân nên đạt 25% so với cân nặng trước khi mang thai.
  • Ví dụ: Phụ nữ nặng 40,5kg – cao 1,5m có chỉ số BMI = 18 thì khi mang thai mức tăng cân trong thai kỳ là khoảng 10kg (25%) và mức tăng cân trong ba tháng cuối là khoảng 5kg.

Với tình trạng dinh dưỡng thừa cân, béo phì (chỉ số BMI lớn hơn hoặc bằng 25):

  • Mức tăng cân nên đạt 15% so với cân nặng trước khi mang thai.
  • Ví dụ: Phụ nữ nặng 80kg – cao 1,5m có chỉ số BMI = 35 thì khi mang thai mức tăng cân trong thai kỳ là khoảng 12kg (15%) và mức tăng cân trong ba tháng cuối là khoảng 6kg.

3. Chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu trong ba tháng cuối

Axit béo: Ba tháng cuối là lúc não bộ của bé phát triển nhanh nhất, lúc này não của bé có thể đạt đến khối lượng bằng khoảng 25% não người lớn, chính vì vậy mà hơn lúc nào hết bé cần được cung cấp nhiều axit béo để phát triển hệ thần kinh. Bên cạnh đó, axit béo cũng rất cần thiết để phát triển mắt cho bé.

Những thực phẩm có chứa nhiều chất béo bao gồm: một số loại hạt (hạt hướng dương, hạt bí, lạc, vừng...), các loại cá (cá hồi, cá thu, cá ngừ,...) hoặc khi chế biến thức ăn có thể cho thêm 1-2 muỗng dầu đậu nành, dầu cá hồi, bơ, ...

Vitamin C: Mẹ bầu cũng cần bổ sung thêm vitamin C vì nếu thiếu vitamin C rất dễ dẫn đến sinh non, vỡ ối sớm. Ngoài ra vitamin C còn giúp hấp thu canxi và sắt tốt hơn. Thực phẩm giàu vitamin C bao gồm: cam, chanh, quýt, bưởi, dâu tây, ổi, đu đủ, ...

Protein: Mẹ bầu nên tăng cường ăn nhiều thực phẩm có hàm lượng protein vì chúng giúp kích thích sản sinh nguồn sữa mẹ. Những thực phẩm có chứa nhiều protein như: thịt, sữa, cá, giò heo, các loại hạt,...

Canxi: Hàm lượng canxi cần thiết cho giai đoạn 3 tháng cuối này là khoảng 1200mg/ngày. Nguồn canxi dồi dào có trong hải sản, sữa, sữa chua, ...

Sắt: Bên cạnh đó, nhu cầu về sắt cũng vô cùng quan trọng trong quá trình mang thai, không phải đến thời điểm tháng thứ 9 mới cần cung cấp sắt mà phải bổ sung sắt trong suốt thai kỳ cho đến sau khi sinh. Những thực phẩm có chứa nhiều sắt như: trái cây khô, thịt bò, đậu, rau lá xanh,... Nếu cảm thấy cần thiết bác sĩ sẽ kê thêm thuốc sắt cho mẹ bầu.

Uống nhiều nước: Mẹ bầu cũng phải duy trì thói quen uống nhiều nước mỗi ngày nhằm ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm đường tiết niệu, hỗ trợ hoạt động của hệ bài tiết. Nếu thiếu nước rất dễ dẫn đến sinh non, em bé sinh ra sẽ yếu và nhẹ cân hơn những em bé sinh đúng ngày.


Mẹ bầu cũng phải duy trì thói quen uống nhiều nước mỗi ngày nhằm ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm đường tiết niệu
Mẹ bầu cũng phải duy trì thói quen uống nhiều nước mỗi ngày nhằm ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm đường tiết niệu

Mẹ bầu ba tháng cuối có ăn dứa được không?

Nếu như trước đây có những loại trái cây mẹ phải hạn chế hoặc không được ăn như: quả dứa, lá tía tô, rau húng quế,... thì trong giai đoạn này có thể sử dụng nhằm giúp co bóp tử cung hiệu quả hơn Nhưng mẹ chỉ nên dùng vào khoảng 1-2 tuần cuối cùng trước ngày sinh dự kiến để tránh tình trạng tác dụng ngược gây chuyển dạ sinh non.

4. Chế độ sinh hoạt của mẹ bầu trong ba tháng cuối

Song song với chế độ dinh dưỡng cho bà bầu, thì mẹ bầu cũng cần phải lưu ý đến chế độ sinh hoạt thường ngày.

  • Giai đoạn ba tháng cuối cơ thể mẹ bắt đầu nặng nề nên việc đi lại cũng gặp nhiều khó khăn, vì thế mẹ phải đi đứng cẩn thận, cố gắng nghỉ ngơi nhiều hơn, hạn chế làm việc nặng.
  • Bên cạnh đó mẹ cần cố gắng luyện tập một số động tác nhẹ nhàng như đi bộ, tập thở đúng cách, giữ tinh thần thoải mái vui vẻ để quá trình vượt cạn diễn ra nhanh chóng và suôn sẻ, giảm cơn đau khi lâm bồn.
  • Ngoài ra, thai phụ cần đi khám bác sĩ đúng theo lịch hẹn và hoàn thành đủ các loại xét nghiệm cần thiết theo chỉ định để kịp thời phát hiện những dấu hiệu bất thường về ngôi thai, dây rốn, nước ối và cân nặng của thai nhi để kịp thời khắc phục.

Tăng cân là biểu hiện tích cực cho thấy sự phát triển của thai nhi, chỉ số tăng cân hợp lý của người mẹ lúc mang thai phụ thuộc vào từng giai đoạn của thai kỳ và tình trạng dinh dưỡng trước khi mang thai. Nhìn chung, ba tháng cuối thai kỳ mẹ bầu chỉ nên tăng tối đa 5-6kg để em bé đủ cân nặng và quá trình sinh nở thuận lợi.

3 tháng cuối thai kỳ, sức khỏe của cả mẹ và bé cần được theo dõi, kiểm tra chặt chẽ. Thai phụ cần:

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe