Sốt xuất huyết là một căn bệnh xuất hiện do vật trung gian muỗi vằn nhờ chích máu mang đi từ cá thể người bệnh sang người khỏe mạnh. Có nhiều ý kiến luôn thắc mắc rằng sốt xuất huyết uống gì? Sốt xuất huyết có thuốc đặc trị không? Bài viết sau đây xin chia sẻ đến bạn một số thông tin về đơn thuốc xuất huyết cho bệnh nhân điều trị.
1. Bệnh sốt xuất huyết là gì?
Sốt xuất huyết đã không còn là một căn bệnh xa lạ với chúng ta. Mùa ẩm hay mùa mưa có thể coi là điều kiện thuận lợi cho muỗi vằn phát triển. Đặc biệt là một vài quốc gia thuộc Đông Nam Á nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm. Đây là điều kiện khí hậu được đánh giá phù hợp cho muỗi phát triển và sinh sôi nhanh chóng.
Muỗi vằn chính là vật trung gian truyền nhiễm được phát hiện và đánh giá là có tốc lây bệnh nhanh. Thông thường khi bệnh nhân ủ bệnh sẽ kéo dài khoảng 5 - 7 ngày. Thời điểm đầu có thể không có biểu hiện rõ ràng hoặc bệnh nhân có dấu hiệu dễ khiến hiểu lầm với bệnh sởi, sốt phát ban hoặc rubella.
Triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết theo các nhà nghiên cứu nhận định không giống nhau. Triệu chứng có thể phụ thuộc do tình trạng sức khỏe và điều kiện môi trường ở mỗi người bệnh. Với bệnh nhân mắc sốt xuất huyết thể nhẹ sẽ xuất hiện mệt mỏi, đau nhức kèm sốt cao. Nếu bạn mắc phải chứng sốt xuất huyết ở thể nặng có thể theo dõi dựa vào những dấu hiệu như: sốt cao gây co giật, nôn ra máu. Khi những biểu hiện của bệnh nghiêm trọng người bệnh không nên chủ quan cần mau chóng đi bệnh viện để cấp cứu nếu cần.
Diễn biến của sốt xuất huyết có thể nhanh do từng mức độ mắc. Với bệnh nhân có biểu hiện sốt cao, mệt mỏi nên chú ý đến bệnh viện kiểm tra nhanh chóng. Dựa vào kết quả xét nghiệm chỉ số máu bạn có thể đánh giá và phát hiện sớm nguy cơ sốt xuất huyết.
2. Quá trình phát bệnh ở bệnh nhân mắc chứng sốt xuất huyết
Bệnh sốt xuất huyết đi qua nhiều giai đoạn nếu nắm rõ bệnh nhân có thể chủ động phát hiện và báo bác sĩ điều trị giúp thúc đẩy nhanh quá trình chẩn đoán hơn. Với người bệnh đã sốt kéo dài, phương pháp kiểm tra nhất là làm tổng phân công thức máu, xét nghiệm huyết tương, xét nghiệm kiểm tra viêm nhiễm... Các kháng nguyên khi xét nghiệm sẽ đánh giá được giai đoạn bệnh. Với người bệnh ở giai đoạn phục hồi số lượng vi rút phát hiện sẽ có xu hướng giảm.
Nếu phát hiện sớm khi mới ở giai đoạn đầu chỉ có biểu hiện sốt cao sẽ giảm biến chứng sau này cho người bệnh. Giai đoạn cao trào là giai đoạn thứ 2 diễn biến bệnh tình thường khá phức tạp. Bệnh nhân có thể được kê đơn thuốc sốt xuất huyết để điều trị đến khi khỏi bệnh. Tuy nhiên diễn biến giai đoạn 2 được cho là khá phức tạp nếu không phát hiện điều trị sớm có thể gây nguy hiểm đến nhiều cơ quan.
Giai đoạn 2 của quá trình bệnh sốt xuất huyết sẽ có triệu chứng cụ thể như sốt cao, nổi nốt xuất huyết. Số lượng nốt xuất huyết không ngừng tăng và dày đặc trên da người bệnh. Ngoài biểu hiện phổ biến này người bệnh còn có thể bị xung huyết, chảy máu cam, chảy máu chân răng. Nặng hơn có thể gây ra chảy máu nội tạng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh. Chính vì nguy cơ chảy máu nội tạng nên bệnh nhân có nghi ngờ mắc sốt xuất huyết đều cần đến bệnh viện kiểm tra và nhập viện theo dõi nếu cần.
Khi đến giai đoạn 3 bệnh nhân sẽ dần hồi phục. Lúc này bác sĩ thường kê đơn thuốc sốt xuất huyết điều trị theo nguyên nhân. Thuốc sử dụng chủ yếu là giúp nâng cao sức khỏe cải thiện tối đa những vấn đề cơ thể gặp phải do bệnh sốt xuất huyết gây ra.
3. Đơn thuốc sốt xuất huyết cho bệnh nhân có gì
Bệnh nhân sốt xuất huyết thường được sử dụng thuốc gì? Liệu bệnh sốt xuất huyết có thuốc đặc trị không? Hiện nay, một số loại bệnh vẫn còn được sử dụng phác đồ điều trị theo nguyên nhân. Bệnh nhân sốt xuất huyết cũng vậy được dùng thuốc để phòng ngừa và nâng cao sức khỏe miễn dịch. Đơn thuốc sốt xuất huyết không được coi là thuốc đặc trị cho bệnh nhân. Thuốc được kê đơn ngoài giảm nhẹ triệu chứng thì một số là để tăng cường sức khỏe giúp người bệnh vượt qua giai đoạn nguy hiểm.
Bệnh nhân sốt xuất huyết sẽ được dùng thuốc hạ sốt, thuốc giảm đau. Có một vài bệnh nhân được chỉ định dùng thuốc chống viêm. Cơ thể người bệnh sốt xuất huyết có thể bị suy giảm mạnh tiểu cầu khiến rối loạn tế bào máu. Vì thế nếu tình trạng này nguy hiểm có thể cần bổ sung tiểu cầu để cân bằng lại.
Do bệnh sốt xuất huyết không có thuốc đặc trị nhưng có thể dùng paracetamol giảm đau nên mọi lứa tuổi đều có thể dùng thuốc này. Nhưng mỗi khi dùng thuốc bệnh nhân cần có chỉ định kê đơn bác sĩ. Lưu ý với thuốc giảm đau có chứa paracetamol chỉ dùng đủ liều kê đơn và mỗi liều cách nhau 6 tiếng.
Đơn thuốc sốt xuất huyết không bao gồm thuốc đặc trị mà có thuốc hạ sốt và thuốc giảm đau. Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định thêm một số loại thuốc khác dùng kèm theo tình trạng từng bệnh nhân.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.